Hƣớng dẫn sử dụng đậu phụ và các chế phẩm của đậu nành trong quá trình DAS.

Một phần của tài liệu Phương pháp ăn kiêng DAS - Lowcarb (Trang 35 - 38)

đƣờng. Những đồ uống này hoàn toàn phù hợp với DAS.

Kết luận: Thành công trong việc áp dụng DAS trong cuộc sống chỉ nằm ở 2 yếu tố đó là biết

cách phân tích đồ ăn, thức uống và khả năng áp dụng linh hoạt để biến tấu nó trong cuộc sống. Khi đã nắm rõ đƣợc 2 yếu tố kể trên, bạn sẽ tự động thấy DAS đã tự trở thành life style của bạn từ lúc nào không hay.

Chúc các bạn giảm béo thành công.

8- Hướng dẫn sử dụng đậu phụ và các chế phẩm của đậu nành trong quá trình DAS.

( The DAS Guide to Tofu)

A. Tổng quan về đậu phụ.

Đậu phụ là món ăn dân dã truyền thống, ngon miệng của ngƣời Việt Nam. Đậu phụ có vị thanh, mát , dịu ngọt, ăn mùa nào cũng hợp. Từ đậu phụ chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều món ăn ngon khác nhau để đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.

Trƣớc đây do muốn an toàn tuyệt đối, giúp DASer đạt hiệu quả cao nhất. Nên với phƣơng châm "thà giết lầm còn hơn bỏ sót", DAS đã xếp đậu phụ và các chế phẩm của đậu nành nhƣ sữa đậu nành, tào phớ v…v vào hạng đèn đỏ. Nhƣng theo thời gian thấy có nhiều

DASer phản hồi rất tốt về việc sử dụng đậu phụ trong quá trình ăn kiêng theo DAS mà kết quả giảm béo, vẫn diễn ra bình thƣờng.

Vì lí do đó mà lúc này DAS thấy việc xem xét lại "bản án" dành cho đậu phụ là cần thiết và đáng cân nhắc. Do đó tài liệu hƣớng dẫn này ra đời để cung cấp kiến thức cho các DASer về đậu phụ cũng nhƣ cách sử dụng nó trong quá trình DAS. Hiện nay DAS có 3 chế độ : DAS, eDAS và Duy trì. Nên mỗi chế độ sẽ có cách sử dụng khác nhau. Các DASer cần đọc kĩ và tùy theo chế độ mình đang theo để có chiến thuật sử dụng hợp lý, sao cho vẫn đƣợc ăn ngon mà quá trình ăn kiêng không bị ảnh hƣởng.

Phân tích về đậu phụ :

Do đây là tài liệu về DAS, cho nên sẽ không đi quá sâu, quá lan man vào thành phần cấu tạo hay cấu trúc, cách làm, nguồn gốc của đậu phụ mà chỉ xem xét nó trên hàm lƣợng Carb ra sao, mức độ tác động tới đƣờng huyết nhƣ thế nào mà thôi.

Đậu phụ là sản phẩm kết tủa của nƣớc cốt đƣợc chiết xuất ra từ hạt đậu tƣơng. Bản thân hạt đậu tƣơng là loại hạt có hàm lƣợng Carb khá thấp so với các loại tinh bột ngũ cốc. Hạt đậu nành có khoảng 21 gr Carb/100gr sản phẩm, và chỉ số Glycemix Load /100gr sản phẩm của đậu nành chỉ là 10 ( so với 59 của gạo trắng ).

Và khi đã vắt nƣớc cốt của đậu nành thì phần bã đậu chứa nhiều Carb nhất bị loại bỏ ( thƣờng làm thức ăn nuôi gia súc). Nên cả hàm lƣợng Carb lẫn chỉ số Glycemic Load của đậu phụ đều rất thấp. Cụ thể tính theo 100gr thì có khoảng 2gr Carb và Glycemic Load là 2.

Với hàm lƣợng Carb và chỉ số Glycemic Load nhƣ thế này thì khi theo DAS chúng ta hoàn có thể ăn khoảng 500gr hoặc hơn mà không lo ảnh hƣởng tới quá trình ăn kiêng. Dĩ nhiên trừ 1 số trƣờng hợp cá biệt với những ngƣời quá nhạy Carb thì sẽ có ảnh hƣởng, nhƣng nếu xét về mặt bằng chung thì với lƣợng ăn khoảng 500gr là hoàn toàn khả thi.

Nhƣ vây việc phân tích tính chất của đậu phụ đã xong giờ đây chúng ta sẽ tiếp tục xem xét cách sử dụng đối với từng chế độ của DAS.

B. Cách sử dụng trong chế độ DAS.

Do DAS hoạt động trên nguyên lí ketosis. Bởi vậy DASer khi theo DAS nên dùng que thử để kiểm tra quá trình ketosis của mình khi ăn đậu phụ. Để chắc chắn mình không phải là dạng quá nhạy Carb và bị đậu phụ ảnh hƣởng, hoặc cũng có thể giảm bớt lƣợng đậu phụ xuống để không bị đẩy ra khỏi ketosis.

Do cần đảm bảo quá trình ketosis diễn ra ổn định, nên đậu phụ sẽ bắt đầu đƣợc thêm vào sau khoảng 4-5 ngày theo DAS. Tức chúng ta ăn 4-5 ngày đầu tiên triệt để, sau đó nếu thấy cơ thể ổn định, ketosis diễn ra bình thƣờng thì từ ngày thứ 5, hoặc 6 trở đi chúng ta thêm khoảng 200gr đậu phụ mỗi ngày vào bữa ăn hàng ngày cho tới khoảng mức 500gr/ngày thì dừng ( cũng có thể 600gr nếu ai đang có kết quả giảm tốt ). Kết hợp theo đó là hàng ngày kiểm tra que thử ketosis để chắc chắn mình không bị đẩy ra khỏi ketosis.

Ví dụ: Từ ngày thứ 1-> ngày thứ 3 chúng ta tuân thủ triệt để LC, vào ngày thứ 4 sẽ ăn thêm 200gr đậu phụ và vào sáng hôm sau khi ngủ dậy kiểm tra thấy không bị đẩy ra khỏi ketosis.

Thì vào ngày thứ 5 lại ăn thêm 200gr nữa. Và vào ngày thứ 6 lại tiếp tục kiểm tra nếu ổn thì tiếp tục tăng thêm, nếu không ổn thì có thễ bớt đi 100 gr vào ngày hôm sau.

****Chú ý vể vấn đề thử que ketone****

Việc thừ que chỉ mang tính chất tƣơng đối, định hƣớng, chứ không quyết định chính xác chúng ta có bị đẩy ra khỏi ketosis hay không. Bởi độ đậm nhạt của que thử thƣờng bị ảnh hƣởng bởi những yếu tố sau:

- Lƣợng nƣớc chúng ta uống hàng ngày: Uống nhiều nƣớc sẽ làm cho lƣợng ketone trong nƣớc tiểu bị loãng --> màu que thử bị nhạt hơn bình thƣờng. Nhƣng không có nghĩa là chúng ta bị đẩy ra khỏi ketone.

- Khí hậu ẩm: Trời nóng, ẩm, nồm là khí hậu đặc trƣng của Việt Nam, làm hỏng thành phần hóa học của que thử --> do đó nhiều khi que thử bị âm.

Ví lí do trên mà chúng ta không nên quá lo lắng khi que thử bị nhạt. Lúc đó cần xem xét các biểu hiện khác của cơ thể nhƣ: mỡ bụng có mềm đi không ? vòng bụng có giảm không ? có cảm giác thèm ăn, choáng váng, hạ đƣờng huyết hay không ? Nếu mỡ bụng vẫn giảm hoặc mềm hơn, và không có cảm giác thèm ăn, choáng váng do bị tụt đƣờng huyết thì chứng tỏ chúng ta vẫn đang ở ketosis.

C. Cách sử dụng trong chế độ eDAS.

Đối với eDAS thì sẽ chỉ đƣợc ăn đậu phụ khi kết thúc giai đoạn 1 và 2 bắt đầu vào giai đoạn 3. Chúng ta phải làm nhƣ thế để đảm bảo chắc chắn cơ thể vào trạng thái Fat Metabolism mà không bị ảnh hƣởng. Chỉ khi cutting xong xuôi, bắt đầu vào giai đoạn 3 lúc đó chúng ta cũng áp dụng giống nhƣ ở chế độ DAS bằng cách mỗi ngày thêm khoảng 200 gr cho tới 500 gr thì dừng.

Do eDAS là very low-calorie diet, cho nên điều tối quan trọng đó là không để việc ăn đậu phụ gây ra cảm giác thèm ăn. Chúng ta sẽ kiểm tra bằng cách so sánh với lƣợng ăn ở giai đoạn 2 để xem có dấu hiệu đƣờng huyết bị ảnh hƣởng hay không.

Ví dụ: Sau khi cutting xong xuôi ở giai đoạn 2 với lƣợng ăn khoảng 300 gr thịt các loại và không thấy đói, thấy mệt, mọi thứ đều ổn. Bƣớc sang giai đoạn 3 cũng với lƣợng ăn nhƣ thế ăn thêm đậu phụ mà cảm thấy bị choáng váng, mệt mỏi, tăng cảm giác đói. Thì phải giảm lƣợng ăn đậu phụ xuống để tránh đƣờng huyết bị hạ.

Tất nhiên đây là để đề phòng cho trƣờng hợp xấu nhất thôi chứ thực sự đậu phụ cũng không gây nguy hiểm tới mức đó. Ngoài ra do đậu phụ là thực phẩm low calorie, nên khi cutting theo eDAS không cần phải lo lằng về calorie của đậu phụ.

D. Cách sử dụng trong chế độ duy trì.

Đối với những ai đang theo chế độ duy trì bằng cách xen kẽ giữa ngày High Carb và Low Carb thì không phải quá bận tâm nhiều mà có thể ăn luôn mỗi ngày khoảng 600 gr đậu phụ không sao cả.

E. Các chế phẩm khác từ đậu nành.

- Sữa đậu nành: Thực ra sữa đậu nành là thứ rất khó có thể xác định chính xác. Vì tùy thuộc vào cách pha chế, nấu, lƣợng nƣớc thêm vào trong quá trình nấu tạo nên nồng độ của sữa đậu nành. Sữa càng nhạt thì sẽ càng an toàn hơn là sữa đậm đặc.

Một phần của tài liệu Phương pháp ăn kiêng DAS - Lowcarb (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)