Tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án nhân dân năm

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án và một số giải pháp, kiến nghị" (Trang 33 - 37)

2000

Trong năm 2000, các Toà án nhân dân địa phơng đã thụ lý 859 vụ, số vụ án cũ còn lại là 101 vụ, tổng số vụ phải giải quyết trong năm là 960 vụ, đã giải quyết 859 vụ, đạt tỷ lệ là 89,4%. So với năm 1999, số vụ án mới thụ lý giảm 368 vụ. Trong số các vụ án mới thụ lý trong năm, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có 257 vụ, chiếm 29,9% tổng số vụ án thụ lý mới của cả nớc. Các Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng mỗi Toà thụ lý mới: Hà Nội 73 vụ, Hải Phòng 36 vụ, Đà Nẵng 22 vụ. Các Toà án nhân dân các tỉnh khác thụ lý mới từ 1 vụ đến 6 vụ. Một số Toà án nhân dân không thụ lý vụ án kinh tế nào nh Toà án các tỉnh: Quảng Trị, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Cạn, Hà Nam, Hà Tĩnh.

Các Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục phúc thẩm không nhiều, cả năm 2000 chỉ có 5 vụ. Các Toà án nhân dân cấp huyện trong cả nớc chỉ thụ lý 74

vụ. Nguyên nhân chính dẫn tới việc các Toà án nhân dân cấp huyện ít hoặc không thụ lý giải quyết các vụ án kinh tế là do thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế của Toà án cấp huyện chỉ giới hạn giá trị tranh chấp dới 50 triệu đồng. Đây là những hợp đồng nhỏ, rất ít gặp trong quan hệ kinh tế và nếu có phát sinh, các đ- ơng sự có thể thoả thuận, dàn xếp với nhau về các vấn đề tranh chấp. Mặt khác, các doanh nghiệp rất ngại kiện tụng tại Toà án vì lý do mặc cảm và sợ mất uy tín trên thơng trờng. Các vụ án kinh tế hiện nay chủ yếu vẫn do Toà án nhân dân cấp tỉnh giải quyết từ trình tự sơ thẩm.

Trong năm 2000, các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao đã thụ lý mới 124 vụ, số vụ án cũ còn lại là 64 vụ. Tổng số vụ án phải giải quyết là 188 vụ, đã giải quyết 124 vụ, đạt tỷ lệ 65,9%. Trong số các vụ án đã xét xử thì y án sơ thẩm 65 vụ bằng 52,4%, sửa bản án sơ thẩm 24 vụ bằng 19,3%, tạm đình chỉ việc giải quyết đối với 5 vụ bằng 4,08%, hoà giải thành 1 vụ và cho rút kháng cáo, kháng nghị 7 vụ.

Toà kinh tế phải giải quyết 9 vụ, trong đó số thụ lý mới là 7 vụ và số vụ án cũ là 2 vụ. Trong số đó có 4 vụ do Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị, đã xét xử 7 vụ và đã huỷ án cả 7 vụ, trong đó huỷ án để giao cho Toà án các cấp sơ thẩm xét xử lại là 6 vụ, huỷ và đình chỉ giải quyết vụ án 1 vụ.

Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải xét xử 20 vụ, trong đó có 14 vụ án mới thụ lý và 6 vụ án cũ còn lại. Trong số này có 4 vụ do Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị. Đã xét xử 14 vụ, trong đó bác kháng nghị và giữ nguyên bản án phúc thẩm 2 vụ, huỷ bản án phúc thẩm 8 vụ, đình chỉ giải quyết vụ án 1 vụ, sửa bản án phúc thẩm 3 vụ.

Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xét xử 1 vụ và giữ nguyên quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

Nh vậy về cơ bản các vụ án kinh tế phải giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm của Toà án nhân dân tối cao đã đợc giải quyết.

So với năm 1999, năm 2000 các Toà án đã có nhiều cố gắng để khắc phục những thiếu sót đã đợc rút kinh nghiệm trong báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 1999. Chất lợng xét xử của các Toà án có tiến bộ hơn trớc, việc giải quyết

vụ án kinh tế đã nhanh hơn trớc. Tuy nhiên trong công tác xét xử các vụ án kinh tế cũng vẫn còn có những thiếu sót, nhợc điểm chính sau đây:

- Cha nắm vững và nhận thức đầy đủ pháp luật kinh tế và các văn bản hớng dẫn thực hiện của Toà án nhân dân tối cao cũng nh hớng dẫn tại thông t liên ngành, thiếu sự so sánh, đối chiếu, tổng hợp giữa các tài liệu, chứng cứ nên không phát hiện đợc mâu thuẫn, do đó không đa ra đợc những quyết định đúng.

Ví dụ, nh về vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty Vật t tổng hợp Vĩnh Phúc và bị đơn là Công ty xây dụng số 34 Thanh Xuân - Hà Nội:

Ngày 05/09/1998, ông Nguyễn Việt Trung là đội trởng xây dựng số 2 Công ty xây dựng số 34 và Cửa hàng kim khí theo uỷ quyền của Công ty Vật t tổng hợp Vĩnh Phúc đã ký hợp đồng số 19 mua bán sắt thép. Hợp đồng có xác nhận của Công ty xây dựng số 34. Đến hạn thanh toán, Công ty xây dựng số 34 không thanh toán đợc tiền hàng.

Ngày 12/08/1999, Cửa hàng kim khí phát đơn khởi kiện Công ty xây dựng số 34. Ngày 29/02/2000 Toà án cấp sơ thẩm đã ra quyết định công nhận sự thoả thuận. Ông Trung sẽ thanh toán số tiền nợ gốc là 198 triệu đồng, trả trực tiếp hoặc thông qua Công ty xây dựng số 34. Sau đó, ông Trung khiếu nại không đồng ý trả nợ.

Ngày 11/09/2000, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ra quyết định kháng nghị số 03 đề nghị Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao xử lý huỷ quyết định công nhận sự thoả thuận của Toà án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án vì: khi thụ lý, Toà án cấp sơ thẩm đã xác định đúng bị đơn là Công ty xây dựng số 34. Tại buổi hoà giải không thành ngày 16/11/1999, Toà án cũng đã triệu tập ông Nguyễn Xuân Bắc là Giám đốc Công ty xây dựng 34. Ngày 23/12/1999, Toà án lập biên bản làm việc (không phải là biên bản hoà giải) giữa ông Thắng - Phó giám đốc Công ty Vật t tổng hợp Vĩnh Phúc và ông Nguyễn Việt Trung - đội trởng đội 2 (không có uỷ quyền của Giám đốc). Việc các bên thoả thuận và Toà án công nhận ông Trung là ngời trả nợ là không đúng. Mặt khác Cửa hàng kim khí đứng đơn khởi kiện không có uỷ quyền của Công ty Vật t tổng hợp Vĩnh Phúc cũng không đúng, lẽ ra Toà án phải trả lại đơn nhng Toà án vẫn thụ lý. Trong hồ sơ cũng cha thể hiện rõ địa vị pháp lý vủa Công ty xây dựng số 34. Nh vậy về mặt tố tụng, quyết định công nhận

sự thoả thuận của Toà án cấp sơ thẩm có nhiều sai sót. Ngày 20/10/2000, Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao, xử huỷ quyết định công nhận sự thoả thuận nêu trên của Toà án cấp sơ thẩm.

- Xác định sai thẩm quyền và nhẫm lẫn giữa quan hệ tranh chấp kinh tế và quan hệ tranh chấp tài sản.

Ví dụ, vụ kiện giữa nguyên đơn là ông Đặng Xuân Đăng và bị đơn là Công ty TNHH Việt Quang do 6 thành viên sáng lập, trong đó có ông Nguyễn.Quang Minh. Ông Minh là thành viên của Công ty Việt Quang có cổ phần là 60 triệu đồng. Ông Minh nhợng lại cổ phần này cho ông Đăng không phải là thành viên của Công ty TNHH Việt Quang. Việc chuyển nhợng này cha đợc cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền xác nhận nên ông Đăng không phải là thành viên của Công ty Việt Quang.

Ngày 25/11/1999, ông Đặng Xuân Đăng khởi kiện tại Toà án nhân dân huyện Tân Phú đòi Công ty Việt Quang số tiền là 50 triệu đồng. Tại bản án số 01/KTST ngày 12/05/1999, Toà án nhân dân huyện Tân Phú đã xử buộc Công ty Việt Quang phải trả cho ông Đăng 50 triệu đồng. Công ty Việt Quang kháng cáo. Tại bản án số 01/KTPT ngày 08/10/1999 Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã xử y án sơ thẩm về nội dung, chỉ sửa về án phí.

Ngày 13/03/2000, tại quyết định số 01 Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị bản án phúc thẩm nói trên, đề nghị Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao xử huỷ bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm nói trên để giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Đồng Nai giải quyết lại vụ án. Theo Khoản 1, Điều 13 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì tranh chấp giữa thành viên công ty với thành viên công ty không thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân cấp huyện nên Toà án nhân dân huyện Tân Phú không có thẩm quyền giải quyết. Mặt khác, tuy ông Minh có nhợng lại cổ phần của mình cho ông Đăng nhng việc chuyển nhợng này không đúng quy định của pháp luật bởi sự thay đổi này phải đợc Sở kế hoạch đầu t ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vì vậy ông Đăng cha có t cách là thành viên để khởi kiện Công ty. Ông Đăng đa tiền cho ông Mình thì ông Đăng có quyền khởi

kiện dân sự đòi ông Minh hoàn trả lại số tiền và đây là 1 vụ kiện phải đợc giải quyết bằng tố tụng dân sự.

Ngày 05/05/2000 Toà kinh tế Toà án nhân dân tối cao khi xét xử giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao

Một phần của tài liệu “Thực trạng tình hình giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Toà án và một số giải pháp, kiến nghị" (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w