Nhóm giải pháp về kinh tế y tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư cho ngành y tế. (Trang 73 - 76)

II. thực trạng sử dụng vốn đầ ut cho y tế

2. Nhóm giải pháp về kinh tế y tế

Nếu nh trong thời kỳ trớc đây, mọi hoạt động y tế đều đợc bao cấp bởi ngân sách Nhà nớc thì hiện nay, trong thời kỳ đổi mới, nguồn lực tài chính cho y tế bao gồm: ngân sách Nhà nớc, bảo hiểm y tế, viện phí và viện trợ. Trong đó nguồn vốn từ ngân sách vẫn giữ vai trò chủ đạo. Đây là nguồn lực mang tính ổn định nhất để thực hiện định hớng công bằng và hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ. Trong điều kiện nớc ta còn nghèo, kinh tế có phát triển nhng còn chậm, cần phải biết tận dụng các nguồn vốn và sử chúng có hiệu quả. Có nh vậy chúng ta mới đảm bảo phát triển bền vững theo xu h- ớng hiện đại hoá của ngành y tế.

Nh đã nói ở trên, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nớc giữ vai trò chủ đạo, chiếm trên 50% tổng kinh phí đầu t cho ngành y tế. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải tiếp tục duy trì đầu t từ ngân sách Nhà nớc vào sự nghiệp y tế nhằm đảm bảo định hớng công bằng, hiệu quả và nhân đạo trong công tác y tế.

Nguồn thu viện phí cũng là một nguồn thu khá quan trọng, đặc biệt là với hoạt động của các cơ sở y tế. Tuy nhiên, nếu chúng ta đặt mục tiêu tăng thu từ nguồn này thì đây sẽ là gánh nặng cho ngời bệnh, đặc biệt là đối với ngời nghèo. Hiện tại, trong điều kiện kinh tế còn khó khăn, chúng ta phải duy trì nguồn thu này, song phải giảm bớt gánh nặng cho ngời nghèo và các đối t- ợng xã hội khác. Trong thực tế hiện nay có một tình trạng là phần lớn ngời đ- ợc miễn giảm viện phí trong bệnh việc lại thuộc tầng lớp có thu nhập cao trong xã hội do vị trí xã hội của họ hoặc do các mối quan hệ họ hàng, quen biết. Trong khi đó thì viện phí lại trở thành gánh nặng của ngời dân, làm cho họ ngại hoặc sợ phải đến bệnh viện. Vì vậy cần phải cân đối, thu đúng, thu đủ nguồn viện phí đảm bảo tính nhân đạo và công bằng. Trong các bệnh viện có thể mở thêm phòng khám t nhân hoặc bán công với chất lợng phục vụ tốt hơn giành cho ngời có thu nhập cao, nhằm sử dụng nguồn thu này bao cấp chéo cho ngời nghèo. Khi thực hiện phơng thức này cần phải thận trọng tránh sử dụng mọi nguồn lực, phơng tiện tốt nhất cho khu vực t nhân, làm giảm tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ y tế.

Bảo hiểm y tế là nguồn thu đợc đánh giá là quan trọng và có triển vọng. Hiện nay, mặc dù độ phủ của bảo hiểm (tức là số ngời tham gia bảo hiểm trên số đối tợng bảo hiểm) còn rất nhỏ song nguồn thu này chiếm khoảng 16% tổng kinh phí cho ngành y tế. Đây là nguồn thu khá ổn định, có ý nghĩa cơ bản và lâu dài. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh công tác thu bảo hiểm ở cả phơng thức bắt buộc và tự nguyện. Đối với phơng thức bắt buộc, cần duy trì chế độ mua bảo hiểm của công nhân viên chức và ngời lao động trong các doanh nghiệp nhà nớc. Quản lý, giám sát và kiên quyết buộc các doanh nghiệp kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài mua bảo hiểm cho ngời lao động. Đối với phơng thức tự nguyện, cần khuyến khích mọi đối tợng trong xã hội, từ nông thôn đến thành thị, tham gia bảo hiểm y tế. Điều quan trọng là phải làm cho họ hiểu đợc lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế từ đó khuyến khích họ tham gia. ở đây có thể sử dụng các phơng tiện phát thanh truyền hình hoặc các phơng tiện thông tin đại chúng khác để tuyên truyền.Việc làm này không những làm tăng nguồn thu cho ngân sách y tế mà còn là giảm gánh nặng cho ngời dân khi họ sử dụng các dịch vụ y tế. Riêng đối với ngời thực sự lâm vào hoàn cảnh khó khăn hoặc với những đối tợng

chính sách, Nhà nớc nên có những chính sách thích hợp nh cấp sổ khám, chữa bệnh hoặc mua bảo hiểm y tế cho họ.

Đối với nguồn viện trợ ODA, một mặt cần duy trì các đối tác cũ, tìm kiếm những đối tác mới nhằm tận dụng nguồn vốn ODA. Mặt khác, cần nâng cao trình độ của cán bộ quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA không những có tác dụng thúc đẩy phát triển nền y tế nớc nhà phát triển mà còn tạo niềm tin đối với các đối tác nớc ngoài để huy động ngày càng nhiều vốn đầu t từ nguồn vốn này.Viện trợ là nguồn vốn không ổn định nhng khá quan trọng, giúp nền y tế Việt nam tiếp cận với kỹ thuật và phơng thức quản lý hiện đại của các nớc trên thế giới. Vì vậy cần tận dụng nguồn vốn này, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nhằm rút ngắn khoảng cách giữa y tế Việt nam và thế giới.

Bên cạnh việc huy động các nguồn lực cho sự nghiệp y tế, cần quan tâm đến việc sử dụng hợp lý các nguồn lực đó. Phơng hớng lâu dài phải nghĩ đến việc hạch toán trong ngành y tế. Nhng trong những năm trớc mắt cha thể tiến hành ngay đợc, một mặt vì điều kiện kinh tế xã hội cũng nh cơ chế quản lý kinh tế ở nớc ta cha cho phép, mặt khác trình độ quản lý kinh tế trong y tế cha cao. Nhân lực y tế hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu, thừa về số lợng một số cán bộ nhng lại thiếu cán bộ giỏi chuyên môn, nhất là cán bộ giỏi về quản lý kinh tế trong y tế nhiều cán bộ lãnh đạo các cơ quan y tế vẫn còn t tởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nớc.

Để xây dựng một nền kinh tế y tế phát triển và bền vững cần thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, trên cơ sở các chính sách xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, Nhà nớc cần khuyến khích việc xã hội hoá và đa dạng hoá các loại hình khám chữa bệnh cũng nh đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong y tế nh cổ phần hoá, liên doanh, bán công, 100% vốn nớc ngoài, bệnh viện t, thuê mua tài chính.. . để thu hút các nguồn vốn cho sự phát triển y tế.

Thứ hai là tìm cách phân bổ nguồn lực tài chính sao cho đảm bảo đợc tính công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khoẻ. Chẳng hạn, có nên duy trì việc phân bổ ngân sách Nhà nớc cho các tỉnh một cách đồng đều dựa trên

việc tính theo đầu ngời (mặc dù đã có hệ số điều chỉnh cho các tỉnh miền núi) hay là cần tính ra tổng chi tiêu y tế của từng tỉnh dựa trên cơ sở nhu cầu, rồi từ đó u tiên cho các tỉnh nghèo và tỉnh miền núi bằng cách cung cấp một phần lớn tổng chi tiêu y tế (70-80%) từ nguồn ngân sách Nhà nớc. Trái lại, với những tỉnh không nghèo (có một lợng tài chính khá lớn từ bảo hiểm y tế và viện phí) Nhà nớc chỉ nên cung cấp khoảng 40-50% tổng chi tiêu y tế. Ngoài ra, Nhà nớc phải tăng cờng công tác quản lý và điều phối nguồn viện trợ không hoàn lại và vốn vay, dùng nguồn này để cung cấp cho các tỉnh nghèo với một tỷ lệ cao hơn trong tổng chi tiêu y tế so với các tỉnh khác.

Thứ ba là phải quy hoạch lại mạng lới khám chữa bệnh, đa dịch vụ y tế về gần dân nghèo hơn để đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa có thể tiếp cận dễ dàng hơn với các cơ sở y tế. Có chính sách khuyến khích thoả đáng để cán bộ y tế có điều kiện về phục vụ nhân dân ở xa các đô thị lớn.

Thứ t là phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, tận dụng tối đa các trang thiết bị, tăng cờng tiết kiệm, tránh lạm dụng kỹ thuật cao, lạm dụng thuốc trong khá chữa bệnh.

Cùng với việc thực hiện bốn điều trên, đồng thời phải tăng cờng bồi d- ỡng kiến thức quản lý kinh tế và đào tạo cán bộ quản lý kinh tế y tế từ cấp bộ đến cấp cơ sở. Tăng cờng công tác thanh tra, kiểm tra để đảm bảo cho công tác kinh tế y tế đợc tiến hành trong khuôn khổ pháp lý. Với tinh thần dù còn nghèo nhng một đồng tiền dù là nguồn ngân sách Nhà nớc hoặc từ nguồn viện trợ hay vốn vay đều phải đợc sử dụng với hiệu quả cao nhất trong phòng và chữa bệnh mà không đợc lãng phí hoặc rơi vào túi bọn tham nhũng. Có nh vậy mới đảm bảo kinh tế y tế vừa là động lực thúc đẩy ngành y tế đi lên, vừa tạo điều kiện để thực hiện tính nhân văn của nền y tế xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp về đầu tư cho ngành y tế. (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w