Cách xác định lãi suất huy động vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 29 - 35)

Một mặt ngân hàng phải trả một mức lãi suất đủ lớn để thu hút và duy trì ổn định nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, mặt khác ngân hàng phải cố gắng hạn chế việc trả lãi suất quá cao cho nguồn vốn vì điều này làm giảm thu nhập

của ngân hàng. Ngày nay, sự gia tăng cạnh tranh đã làm giảm khả năng sinh lời từ nghiệp vụ tiền gửi và cho vay của ngân hàng, vì vậy, nghiên cứu các phương pháp xác định lãi suất huy động của ngân hàng là một điều rất cần thiết, giúp cho ngân hàng đưa ra các mức lãi suất cá biệt vừa có thể cạnh tranh được với các đối thủ trong thu hút nguồn vốn, vừa có thể đem lại thu nhập như mong muốn cho ngân hàng.

Ngày nay các ngân hàng thương mại thường xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất gốc. Những lãi suất gốc quan trọng là lãi suất tái chiết khấu của NHNN, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tín phiếu kho bạc Nhà nước. Những ngân hàng lớn ở các trung tâm tài chính thường lấy các lãi suất này làm điểm xuất phát khi tính lãi suất huy động của mình bởi những lãi suất gốc này đưa ra những chỉ dẫn chính xác về lãi suất trên thị trường tiền tệ.

Lãi suất nguồn = Lãi suất gốc + tỷ lệ thu nhập kì vọng của người gửi tiền

NHTM sử dụng lãi suất gốc để xác định lãi suất trả cho các nguồn tiền gửi ngắn hạn. Từ lãi suất gốc, ngân hàng đa dạng hóa các tỷ lệ lãi suất khác nhau theo nguyên tắc:

+ Lãi suất bình quân thực dương, tương quan về an toàn và sinh lời với các hoạt động đầu tư khác như mua vàng, bất động sản, chứng khoán.

+ Lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suất cho vay cùng kỳ hạn. + Lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn.

+ Lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô.

+ Lãi suất tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản.

+ Lãi suất tỷ lệ nghịch với độ an toàn của ngân hàng và các tiện ích mà ngân hàng cung cấp.

Thu nhập kỳ vọng của người gửi tiền phụ thuộc vào tình hình nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát trong nền kinh tế, và vào khả năng sinh lời của ngân hàng.

Về lý thuyết, có nhiều phương pháp trong quản lý lãi suất huy động, chủ yếu bao gồm: Phương pháp chi phí trung bình theo nguyên giá, phương pháp xác định lãi suất biên, phương pháp xác định lãi suất để đạt mục tiêu của ngân hàng.

Phương pháp chi phí trung bình theo nguyên giá.

Đây là phương pháp tập trung nguồn vốn, được xây dựng trên giả định rằng ngân hàng không quan tâm đến chi phí của mỗi loại nguồn vốn mà chỉ quan tâm đến chi phí trung bình của tất cả các nguồn vốn. Theo phương pháp này, cách tính toán như sau:

Tổng chi phí trả lãi = Tổng (nguồn vốn thứ i *lãi suất huy động của nguồn thứ i)

Với “i” là các loại nguồn vốn mà ngân hàng huy động.

Tổng chi phí trả lãi Chi phí trả lãi bình quân gia quyền =

Tổng nguồn vốn ngân hàng huy động. Mức thu từ lãi mà ngân hàng cần đạt được trên cơ sở chi phí gia quyền phải bù đắp được chi phí trả lãi, chi phí khác để huy động vốn và phải còn phần dư để đảm bảo mức lợi nhuận trên vốn cổ phần của chủ sở hữu ngân hàng.

Chi phí trả lãi + chi phí khác huy động vốn Tỷ lệ thu nhập để hòa vốn =

Tổng tài sản sinh lời

Thu nhập trên vốn cổ phần mong muốn Tỷ lệ thu nhập đảm bảo ROE =

(ROE: lợi nhuận trên vốn cổ phần) Tổng tài sản sinh lời Vậy tỷ lệ thu nhập mà ngân hàng cần đạt là:

Chi phí trả lãi + chi khác + thu nhập trên vốn cổ phần mong đợi Tổng tài sản có sinh lời

Như vậy nhà quản lý ngân hàng phải đảm bảo rằng ngân hàng sẽ có được tỷ lệ thu nhập ít nhất là tỷ lệ trên thì mới đạt được mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

Đây là phương pháp tập trung nguồn vốn giúp nhà quản lý ngân hàng có thể xác định được ảnh hưởng của bất kỳ sự thay đổi nào trong chi phí huy động vốn. Các nhà quản lý có thể thử nghiệm với các cách huy động với lãi suất khác nhau cho bất kỳ kế hoạch huy động vốn nào của ngân hàng và đánh giá ảnh hưởng của chúng đến chi phí huy động vốn của ngân hàng, đến lợi nhuận của ngân hàng.

Phương pháp xác định lãi suất huy động biên.

Nhiều nhà phân tích tài chính cho rằng nếu như điều kiện cho phép, các ngân hàng không nên dùng chỉ tiêu chi phí bình quân mà nên sử dụng chỉ tiêu chi phí cận biên: chi phí tăng thêm cho một đồng vốn mới, trong việc xác định lãi suất huy động vốn của mình. Lý do là sự thay đổi lãi suất liên tục sẽ làm cho chi phí trung bình không là tiêu chuẩn đúng trong việc xác định chi phí huy động vốn. Ví dụ như khi lãi suất đang giảm, chi phí cận biên để huy động thêm một nguồn vốn mới có thể giảm đáng kể, xuống dưới mức chi phí nguồn vốn bình quân của ngân hàng. Một khoản tín dụng và đầu tư có thể bị xem là không sinh lời khi đánh giá theo chi phí nguồn vốn trung bình, nhưng lại có thể sinh lợi khi đánh giá theo chi phí lãi cận biên vì ngân hàng đang huy động bới lãi suất thấp hơn để thực hiện các khoản đầu tư, tín dụng này.

Phương pháp này cần xác định chi phí huy động biên do lãi suất huy động thay đổi, và tỷ lệ chi phí huy động biên. Sau đó so sánh tỷ lệ chi phí huy động biên với tỷ lệ thu nhập biên – là thu nhập dự tính tăng thêm mà ngân hàng kỳ vọng nhận được từ việc đầu tư bằng nguồn vốn huy động mới. Hai tỷ lệ này bằng nhau sẽ đem lại cho ngân hàng mức lợi nhuận tối đa. Tỷ lệ chi phí huy động biên được xác định như sau:

Sự thay đổi chi phí = lãi suất mới * tổng số nguồn huy động tại mức lãi suất mới – lãi suất cũ * tổng số vốn huy động tại mức lãi suất cũ.

Tỷ lệ chi phí cận biên =

Số vốn huy động tăng thêm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là một phương pháp rất quan trọng đối với các ngân hàng không chỉ trong việc xác định lãi suất các nguồn huy động mà còn trong việc quyết định mở rộng cơ số tiền gửi. Việc mở rộng này chỉ nên được thực hiện cho đến khi chi phí tăng thêm do việc mở rộng huy động vốn bằng với thu nhập tăng thêm để tổng lợi nhuận đạt mức tối đa. Khi có sự giảm sút trong lợi nhuận ngân hàng sẽ phải tìm ra nguồn có chi phí huy động thấp hơn hoặc tìm khoản tín dụng đầu tư có thu nhập cao hơn. Phương pháp này giúp ngân hàng quyết định nên huy động nguồn vốn nào, tuy nhiên khó khăn là ngân hàng phải xác định được tất cả chi phí biên cho mỗi nguồn.

Phương pháp xác định lãi suất phù hợp chiến lược hoạt động của ngân hàng.

Khi chiến lược của ngân hàng trong một giai đoạn là xâm nhập thị trường thì vấn đề lợi nhuận không được nhấn mạnh ở đây, ít nhất là trong ngắn hạn. Chính sách lúc này là nâng cao lãi suất huy động vốn thường là cao hơn hẳn mặt bằng lãi suất thị trường để có thể thu hút lượng khách hàng tối đa, lôi kéo khách hàng từ phía đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng hy vọng sự gia tăng nhanh chóng quy mô nguồn tiền gửi từ phía khách hàng và quy mô của các khỏan đầu tư của ngân hàng sẽ bù đắp được phần nào sự giảm sút trong lợi nhuận biên. Với chính sách này ngân hàng mong muốn sẽ dành được thị phần lớn trong thị trường đang tăng trưởng nhanh chóng. Theo xu hướng chung, khách hàng thường rất trung thành với ngân hàng mình đã lựa chọn lại bởi sẽ mất chi phí không nhỏ cho việc lựa chọn và thay đổi ngân hàng. Vì thế, ngân hàng có thể đưa ra mức lãi suất huy động cao hơn mức bình quân thị trường trong một thời gian dài đủ lớn để tạo sự trung thành ở khách hàng, trong tương lai ngân hàng có thể giảm lãi suất mà không mất nguồn tiền gửi của khách hàng. Chính sách này hiệu quả khi ngân hàng huy động những nguồn tiền có tính nhạy cảm cao với lãi suất như là những khoản tiền gửi của khách hàng

vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi cao. Nhưng ngân hàng cần tính đến khả năng trả lãi của mình để cân nhắc khi đặt các mức lãi suất.

Tuy nhiên, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và cho vay của ngân hàng càng nhỏ thì lợi nhuận cận biên mà ngân hàng có được càng nhạy cảm hơn vói những thay đổi về lãi suất tiền gửi. Nên chính sách xác định lãi suất huy động của ngân hàng không nên chỉ hướng vào mục tiêu đơn thuần là thu hút khách hàng, chiếm đoạt thị phần từ phía đối thủ cạnh tranh, mà nên được sử dụng với mục đích bảo vệ và tăng cường khả năng sinh lời cho ngân hàng.

Chương 2

Chính sách lãi suất huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách lãi suất huy động vốn ở Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (Trang 29 - 35)