MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC :

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (Trang 34 - 36)

I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC : NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC :

Chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN cần phaỉ khẳng định vai trò chủ đạo của doanh nghiệp thương mại nhà nước đã đạt được là rất đáng kể: Với sự chuyển đổi tổ chức và phương thức kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại nhà nước đã từng bước thích ứng với cơ chế mới, đang giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động thương mại nước nhà. Song bên cạnh đó, các doanh nghiệp thương mại nhà nước vẫn đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và còn nhiều yếu kém, gây cản trở cho quá trình phát triển .

Việc xác định mục tiêu và phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới là rất cần thiết, làm cơ sở đưa ra những biện pháp khắc phục những tồn tại đó.

1. Mục tiêu đổi mới và phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước: Một là: phát triển thị trường, mở rộng giao lưu hàng hoá trên tất cả các vùng, đẩy mạnh xuất khẩu nhằm đáp ứng các nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Thông qua việc tổ chức tốt thị trường và lưu thông hàng hoá làm cho thương mại nhà nước thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, góp phần ổn định giá cả, thực hiện tăng tích lỹu cho ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống nhân dân.

Hai là: Hoạt động thương mại nhà nước phải hướng vào phục vụ các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước, phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế xã hội.

Ba là: Xây dựng nền thương nghiệp phát triển mạnh có trật tự kỉ cương, theo đúng pháp luật, thực hiện văn minh thương nghiệp, từng bước tiến lên hiện đại theo định hướng XHCN, có khả năng hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.

Bốn là: Tạo sự ổn định và phát triển mỗi doanh nghiệp, đảm bảo việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.

Trước mắt, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2000 của ngành và của doanh nghiệp.

2. Phương hướng phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước:

Phương hướng phát triển các doanh nghiệp thương mại nhà nước phải xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản phát triển nền thương mại Việt Nam thời gian tới đó là:

- Giữ vững vai trò chủ đạo của thương mại quốc doanh trên những lĩnh vực, địa bàn và mặt hàng quan trọng. Phải phát huy và sử dụng tốt khả năng, tính tích cực của các thành phần kinh tế trong giao lưu hàng hoá.

- Mở rộng thị trường ngoài nước gắn với việc phát triển và ổn định thị trường trong nước, lấy thị trường trong nước làm cơ sở, đạt hiệu quả kinh doanh thương mại trong hiệu quả kinh tế xã hội.

Phương hướng chung phát triển loại hình doanh nghiệp thương mại nhà nước đó là:

Một là: ổn định tổ chức và tập trung củng cố các doanh nghiệp thương mại nhà nước có vị trí quan trọng đáp ứng các yêu cầu công cộng, thúc đẩy đổi mới công nghệ, cân đối ngân sách, hình thành các trung tâm thương mại trong nước trung tâm kinh tế- xã hội mới. Kiên quyết khắc phục tình trạng nhiều doanh nghiệp thương mại nhà nước quá manh mún và kém hiệu quả bằng phương thức sát nhập, đa dạng hoá sở hữu, giải thể...

Hai là: tạo lập cơ chế hiệp tác có hiệu quả giữa doanh nghiệp thương mại nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế dân doanh trong nước. Tổ chức các hiệp hội, mở rộng các hình thức hỗ trợ công nghệ, đào tạo và các dịch vụ trong cùng lĩnh vực ngành hàng, địa bàn kinh doanh giữadn thương mại nhà nước và hợp tác xã và kinh tế tư nhân.

Ba là: tiếp tục hoàn thiện cơ chế giao quyền tự chủ kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước, cơ chế phân biệt quản lý Nhà nước với quản lý kinh doanh, vừa tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp vừa tăng cường có hiệu quả vai trò quản lý Nhà nước.

Bốn là: tiếp tục đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước lập môi trường thuận lợi và ổn định cho doanh nghiệp thương mại nhà nước và các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng cạnh tranh bình đẳng, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại nhà nước, sẵn sàng gia nhập AFTA một cách có hiệu quả.

Một số Phương hướng cụ thể phát triển các doanh nghiệp thương mại nhà nước: Các doanh nghiệp phải đa dạng hoá mặt hàng và phải đa dạng hoá thị trường, xác định chiến lược mặt hàng cho các thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá nói chung và hàng sản xuất trong nước nói riêng trên thị trường nội địa và nâng cao mức độ hội nhập cho hàng hoá Việt Nam vào thị trường thế giới.

Phát triển thị trường trong nước theo hướng mở rộng liên kết với các thành phần kinh tế khác trong xây dựng mạng lưới thương mại. Phát triển thị trường miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc theo hướng cung cấp đủ và không ngừng nâng cao trình độ văn minh thương mại phục vụ khách hàng.

Phát triển thị trường ngoài nước theo hướng chuyển từ chiến lược xuất khẩu sản phẩm thô sang chiến lược hàng công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, xuất khẩu

sản phẩm thô và thay thế nhập khẩu, trong đó ưu tiên phát triển mạnh xuất khẩu nhưng vẫn coi trọng thay thế nhập khẩu (ở giới hạn cần thiết).

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản phẩm hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các hàng hoá chế biến sâu, giảm tỷ trọng hàng thô và sơ chế, nâng cao tỷ trọng hàng xuất khẩu sử dụng nhiều nguyên vật liệu, lao động trong nước và tạo ra nhiều giá trị gia tăng. Tăng và nguyên vật liệu có chứa hàm lượng kĩ thuật cao.

Chuyển hướng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường ổn định, thị trường rộng, tăng cường các mối quan hệ buôn bán mới, các bạn hàng mới, đặc biệt là thị trường các nước châu á- Thái Bình Dương, thị trường EU, Mỹ...

Các doanh nghiệp phải nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường , đẩy lùi dần hàng ngoại, tạo điều kiện cho các hoạt động hợp tác, đầu tư, chuyển giao công nghệ thiết bị tiên tiến hiện đại.

Doanh nghiệp phải tạo đủ khả năng tài chính, mở rộng vốn vay ngân hàng, nâng cao năng lực cán bộ và tổ chức để đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hoá.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm mở rộng và phát triển kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước (Trang 34 - 36)