KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC :
Bên canh những thành tựu và kết quả đạt được, hoạt động của các doanh nghiệp thương mại nhà nước còn gặp nhiều khó khăn và bộc lộ những hạn chế nhất định. Có những doanh nghiệp chưa thực sự phát huy được vai trò của kinh tế nhà nước trong lĩnh vực thương mại, song có nhiều doanh nghiệp vươn lên giữ vị trí trọng yếu đầu ngành. Có doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, kem hiệu quả song có nhiều doanh nghiệp đang làm ăn có lãi, dần dần phát triển hoạt động kinh doanh trên phạm vi trong và ngoài nước. Để đưa ra những giải pháp phát triển chocác doanh nghiệp thương mại nhà nước thời gian tới, tháo gỡ cho doanh nghiệp khó khăn và tiếp tục phát huy đà phát triển của các doanh nghiệp đang kinh doanh thuận lợi, cần nghiên cứu những nguyên nhân và những kinh nghiêm bước đầu thành công mà các doanh nghiệp đã sử dụng.
1.Những nguyên nhân rút ra từ hoạt động kém hiệu quả :
Hoạt động kém hiệu quả được biểu hiện trên nhiều mặt, trong đó biểu hiện tập trung nhất là lỗ vốn và mất vốn. Một số nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quản lýả kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước là :
Một là: hiện nay cơ chế chính sách và quản lý còn thiếu đồng bộ, thiếu ổn định trong một thời gian cần thiết, tổ chức của thương mại quốc doanh đang phân tán và manh mún.
Tổ chức và biên chế nhiều doanh nghiệp chưa được sắp xếp hợp lý, nhất là đội ngũ lao động chưa thích ứng với cơ chế mới. Công tác quản lý Nhà nước của các cơ quan chức năng và cơ quan bảo vệ pháp luật đối với doanh nghiệp còn nhiều mặt chưa thích hợp, chưa thực sự coi doanh nghiệp là công cụ thúc đấỵ phát triển kinh tế thương mại của đất nước. Để chăm lo giúp đỡ và hướng dẫn, thậm chí có nơi, có lúc còn xem doanh nghiệp như là đối tượnh chỉ để kiểm tra, kiểm soát. Vì vậy doanh nghiệp e ngại trong triển khai mở rộng hoạt động kinh doanh và mất nhiều thời gian phục vụ không cần thiết
Các doanh nghiệp thương mại nhà nước vốn kinh doanh bị phân tán, có nhiều doanh nghiệp nhà nước chỉ có mấy trăm triệu đồng vốn. Do sự thiếu hướng dẫn, điều hành phân công, phối hợp chung giữa các doanh nghiệp nhà nước đã dẫn đến tình trạng mạnh ai người nấy làm, phân tán , cục bộ, tranh mua tranh bán, làm suy yếu lẫn nhau.
Hai là: vốn Nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước quản lý thiếu, công tác điều hành quản lý vốn chưa linh hoạt và kém hiệu quả.
Nhà nước chưa có chính sách vốn thoả đánguồn vốn đối với các doanh nghiệp kinh doanh các ngành hàng phải mua theo thời vụ (như mía, hạt điều, rau quản
lýả,...) tiêu thụ quanh năm, nên vốn lưu động của các doanh nghiệp này chủ yếu là vốn vay ngân hàng với lãi suất cao không thể dùng để đầu tư, phát triển sản xuất, các doanh nghiệp không đủ vốn để dự trù lưu thông với khối lượng cần thiết.
Hiện nay có doanh nghiệp thừa hàng chục tỷ đồng vốn, trong khi các doanh nghiệp thiếu vốn không vay được tiền ngân hàng để duy trì sản xuất kinh doanh, không bảo đảm được mức thu nhập bình quân cho người lao động. Việc tiến hành cổ phần hoá chậm. Năm 1997 mới có 7 doanh nghiệp thương mại nhà nước tiến hành cổ phần hoá , 47 doanh nghiệp đang tiến hành và 1512 doanh nghiệp chưa tiến hành cổ phần hoá. Năm 1998 cũng mới chỉ có 116 doanh nghiệp cổ phần hoá xong, trong đó có 19 doanh nghiệp trung ươnguồn vốn, 90 doanh nghiệp thuộc địa phương, 7 doanh nghiệp thuộc tổng công ty nhà nước.
Ba là: Chưa có chất lượng sản xuất kinh doanh, chưa có phương hướng kinh doanh rõ ràng, tạo thế ổn định về mặt hàng và thị trường.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thương mại nhà nước thấp, chưa chú trọng xây dựng chất lượng kinh doanh để tạo ra mặt hàng thị trường ổn định. Công tác quản lý kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn yếu. Việc thựchiện chế độ khoán trong kinh doanh do không được quản lý tốt nên đã xảy ra không ít trướng hợp thua lỗ, thất thoát tài sản. Thậm chí còn có trường hợp để các thành phần kinh tế khác núp bóng thương nghiệp Nhà nước, làm cho hoạt động của thân doanh nghiệp thiếu lành mạnh và suy yếu.
Nhiều doanh nghiệp chỉ lo "buôn chuyến","đánh quản lýả" từng đợt ngắn, từng thương vụ nên hiệu quản lýả sản xuất kinh doanh rất bấp bênh, không ổn định, có thể lãi lớn, cũng có thể sập tiệm, không gây được tín nhiệm với khách hàng
và có lần đã mất bạn hàng.
Bốn là: Thiếu sự giúp đỡ hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại :
Các cơ quan quản lý cấp trên chưa quan tâm đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất , tạo nguồn hàng xuất khẩu, hướng dẫn và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và ngoài nước.
Năm là: Đội ngũ cán bộ chậm được đổi mới, đào tạo và đào tạo lại, chưa đáp ứng được yêu cầu cầu tình hình mới, một bộ phận không ít thoái hoá biến chất không được xử lý kịp thời và kiên quyết làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Một số doanh nghiệp vẫn còn bị động lúng túng sản xuất kinh doanh, chỉ đủ sức lo cuộc sông cho đội ngũ cán bộ, nhân viên đông đảo do lịch sử để lại nên chưa có điều kiện đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ của mình để thích ứng với cơ chế mới.
2.Một số kinh nghiệm bước đầu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nhà nước :
Một là: Xây dựng và tổ chức thực hiện chất lượng sản xuất kinh doanh gắn chuyên doanh với kinh doanh tổng hợp, gắn xuất nhập khẩu với kinh doanh nội địa, kinh doanh thương mại kết hợp với tổ chức sản xuất.
Phần lớn các doanh nghiệp thương mại nhà nước được ra đời từ thời bao cấp và đã có những đóng góp nhất định trong thời kỳ đó với việc chuyên doanh các mặt hàng theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước giao. Chuyển sang cơ chế thị trường, một số các doanh nghiệp tiếp tục chuyên doanh một số mặt hàng thiết yếu. Đối với những doanh nghiệp này, một mặt cố gắng hoàn thiện nhiệm vụ được giao về ngành hàng chuyên doanh, mặt khác đã không ngừng mở rộng diện mặt hàng kinh doanh , kể cả kinh doanh dịch vụ để tăng nguồn thu cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, mặt khác tạo điều kiện ổn định trong trường hợp mặt hàng chuyên doanh gặp khó khăn.
Thực tiễn mấy năm qua đã chứng tỏ rằng những công ty không có chất lượng sản xuất kinh doanh thì tự mình làm lu mờ vai trò của doanh nghiệp trên thị trường.
Hai là: Coi trọng công tác thị trường và các hoạt động xúc tiến thương mại. Đối với sản xuất kinh doanh thương mại, công tác thị trường có vai trò. Vị trí quan trọng và các doanh nghiệp đều ý thức được điều đó. Nhưng trên thực tế thì nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm. Những doanh nghiệp biết xây dựng và củng cố bạn hàng, tổ chức nghiên cứu và tìm cách xâm nhập thị trường thì có điều kiện kinh doanh ổn định và phát triển. Đồng thời các doanh nghiệp này đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo hàng hoá, tham gia hội chợ triển làm trong nước và quốc tế, xuất bản các ấn phẩm, tổ chức công tác tiếp thị...
Ba là: không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì hàng hoá. Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm chăm lo không ngừng nâng cao chất lượng hàng hoá, cải tiến được mẫu mã, bao bì và đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, được người tiêu dùng ưu chuộng.
Bốn là: Tích cực mở rộng mạng lưới sản xuất kinh doanh, phát triển các cửa hàng, cửa hiệu, đại lý nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, hình thành và phát triển mối quan hệ gắn bó giữa sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng. Như Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã xây dựng và phát triển một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm ở 61/61 tỉnh, thành phố bao gồm 50 công ty thành viên, 18 chi nhánh, xí nghiệp và hơn một ngàn cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
Năm là: Sử dụng đấu thầu và khoán trong sản xuất kinh doanh đã nâng cao hiệu quả và tạo ra động lực kinh tế cho người lao động.
Phần lớn các doanh nghiệp đều thực hiện cơ chế khoán trong kinh doanh sản xuất . Một số doanh nghiệp đã vận dụng linh hoạt đấu thầu và khoán, có cơ chếkiểm tra, giám sát chặt chẽ và thường xuyên nên đạt hiệu quả cao, bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, thu nhập của người lao động tăng.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp nào thực hiện cơ chế "khoán trắng" không thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị cơ sở và người lao động thì thường dẫn đến tình trạng thua lỗ, thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Thực hiện việc phân cấp, phân quyền cho đơn vị quản lý là cần thiết song phải tăng cường công tác, kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả và tránh thất thoát.
Sáu là: Mở rộng hoạt động kinh doanh ở các thị trường thành phố, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Một số doanh nghiệp đã chú trọng mở rộng hoạt động kinh doanh những mặt hàng thiết yếu nhất, nhu cầu lớn, có tác dụng quyết định đến sản xuất và đời sống, tập trung chi phối những thị trường dân cư, có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội như thanh
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH