Bền của Graphene

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP- ĐỀ TÀI "CHẤT BÁN DẪN GRAPHENE" docx (Trang 31 - 32)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.3.3. bền của Graphene

Sức bền nội tại của chất là sức căng lớn nhất mà một chất nguyên khôi (hoặc không có khiếm khuyết) có thể chịu được ngay trước khi tất cả các

nguyên tử trong một tiết diện cho trước bị kéo ra

khỏi nhau đồng thời. Về cơ bản thì mọi chất liệu đều chứa những khiếm khuyết, như các vết nứt hay xước vi mô, chúng yếu hơn chất liệu xung

quanh.

Ấn lõm màng graphene bằng một kính

hiển vi lực nguyên tử với đầu nhọn kim cương có

bán kính khoảng 20 nm. Chọn đầu nhọn kim

Hình 27: Ảnh minh họa vết lõm của một tấm graphene đơn nguyên tử chụp qua đầu mút kim cương của kính hiển vi lực nguyên tử.

cương vì các đầu nhọn silicon bình thường sẽ gãy trước khi graphene vỡ.

Phản ứng lực dịch chuyển của các màng graphene đơn lớp cho phép xác

định tính chất đàn hồi của màng graphene. Lực mà tại đó màng bị vỡ và phân bố thống kê của lực phá vỡ của nhiều màng cho phép tính được sức bền nội tại

của graphene. Màng này không có khiếm khuyết vì chúng quá nhỏ. Kết quả

cho thấy sức bền nội tại của graphene có thể xem là một “giới hạn trên” cho sức bền của vật liệu – giống như kim cương là chất cứng nhất.

Kết quả cho thấy Graphene bền hơn thép 200 lần. Một sợi dây thép dài 28km sẽ tự đứt nếu nó được treo theo phương thẳng đứng, trong khi một sợi

dây graphene chỉ đứt trong điều kiện tương tự ở độ dài trên 1.000km. Trong giới khoa học, hiện có người đang tính chuyện làm một chiếc “thang máy”

bằng chất liệu graphene nối liền trái đất với vệ tinh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP- ĐỀ TÀI "CHẤT BÁN DẪN GRAPHENE" docx (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)