Chiêu giúp phương Tây “đả bại” phương Đông

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hoá ppt (Trang 30 - 32)

Đăng lúc:12/01/2011 0 CommentLike

Hôm nay KTTC giới thiệu với các bạn bài viết 6 chiêu giúp phương Tây “đả bại”

phương Đông.

Phương Tây đã phát triển một số nền tảng cơ bản trong gần 500 năm cuối thế kỷ 20, những nền móng giúp họ vượt mặt phương Đông trong phát triển kinh tế.

LTS:VEF trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất củaNiall Ferguson, cây bút bình luận lịch sử kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay. Ông là giáo sư sử học Đại học Harvard và giáo sư quản trị kinh doanh tại Trường Kinh doanh Harvard. Cuốn sách mới nhất Niall Ferguson viết có tựa đề "Sự tiến hóa của đồng tiền: Lịch sử tài chính của thế giới" đã trở thành một tác phẩm kinh điển về lịch sử tiền tệ thế giới".

Hội nghị thượng đỉnh G20 Seoul mới đây ghi nhận những áp lực không nhỏ đối với chính quyền Mỹ. Tổng thống Obama hy vọng đạt được một sự thay đổi trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc – nhưng tất cả những gì ông đạt được chỉ là chút thay đổi nhỏ.

Có lẽ Bộ trưởng Thương mại Mỹ Timothy Geithner cũng trong cảnh "khó xử" tương tự khi Trung Quốc khước từ kiến nghị quy định mức trần trong mất cân bằng tài khoản vãng lai toàn cầu.

Còn chủ tịch Cục dự trữ liên bang Ben Bernanke, ngay sau khi tuyên bố tiếp tục "nới lỏng định lượng" để khởi động lại nền kinh tế Mỹ, đã nhận được lời quở trách quyết liệt từ một nhà bình luận hàng đầu Trung Quốc là "thiếu kiểm soát" và "vô trách nhiệm".

Đến đây, chúng ta bắt gặp hai câu hỏi thú vị trong lịch sử kinh tế học ngày nay: Tại sao phương Tây thống trị không chỉ Trung Quốc mà còn cả thế giới trong năm thế kỷ sau khi Tử Cấm Thành được xây xong? Và liệu thời kỳ thống trị của phương Tây cuối cùng sẽ kết thúc?

Trong một báo cáo, Xia Bin, cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc, và đồng tác giả Guan Hanhui, đã bác bỏ quan điểm thường thấy cho rằng Trung Quốc xếp ngang hàng về kinh tế với phương Tây cho tới năm 1800.

Hai ông chỉ ra, tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người của Trung Quốc bắt đầu đình trệ từ thời nhà Minh (1402-1626) và thấp hơn đáng kể so với nước Anh tiền công nghiệp.

Nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu là nông nghiệp tuy năng suất thấp nhưng cũng đóng góp tới 90% cho GDP quốc gia. Và một thế kỷ sau năm 1520, tiết kiệm quốc gia của Trung Quốc thực tế đã âm.

Mấy trăm năm sau, Trung Quốc tiếp tục kiệt quệ, và trong thế kỷ 20 thậm chí còn thoái lui, trong khi thế giới các nước nói tiếng Anh, theo sát bởi các nước Tây Bắc Âu, lại phất lên mạnh mẽ. Năm 1820, GDP bình quân đầu người của Mỹ gấp đôi Trung Quốc; đến năm 1879 đã gấp năm lần; và đến năm 1913 thì đã gấp gần 10 lần.

Dù xảy ra cơn suy thoái kinh hoàng, Mỹ vẫn không bị phá hủy nhiều như những năm tháng khốn khổ giữa thế kỷ 20 của Trung Quốc. Trung Quốc đã chìm trong nội chiến rồi đến bị Nhật xâm lược, đói kém, cùng một cuộc cách mạng văn hóa bất thành.

Năm 1968, dân Mỹ trung bình giàu gấp 33 lần dân Trung Quốc, tính theo ngang giá sức mua. Còn tính theo giá trị đồng đôla hiện nay, khoảng cách lúc đỉnh điểm lên tới 70 lần.

Sự mất cân bằng toàn cầu đó kết quả của hàng thế kỷ phân kỳ kinh tế và chính trị. Điều đó diễn ra ra sao? Và liệu nó đã chấm dứt?

Có thể tạm kết luận phương Tây đã phát triển những "ứng dụng sát thủ" mà phần còn lại thiếu:

Cạnh tranh: Châu Âu đa dạng về chính trị, và trong mỗi nền quân chủ hay cộng hòa lại có nhiều thực thể cạnh tranh nhau.

Pháp quyền và chính phủ đại diện: Hệ thống tối ưu về trật tự xã hội và chính trị này nổi lên tại thế giới các nước nói tiếng Anh, dựa trên quyền sở hữu trí tuệ và đại diện chủ sở hữu tài sản trong các cơ quan lập pháp được bầu ra.

Một phần của tài liệu Chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh toàn cầu hoá ppt (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w