Quá trình tích tụ và tập trung tư bản phát triển, việc xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã chứng tỏ thị trường trong nước luôn luôn gắn với thị trường ngoài nước. Đặc biệt trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền, thị trường ngoài nước còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc. Một mặt, do lực lượng sản xuất phát triển cao đòi hỏi ngày càng phải có nhiều nguồn nguyên liệu và nơi tiêu thụ; mặt khác, do thèm khát lợi nhuận siêu ngạch thúc đẩy tư bản độc quyền tăng cường bành trướng ra nước ngoài, cần có thị trường ổn định thường xuyên.
V.I.Lênin nhận xét: “Bọn tư sản chia nhau thế giới, không phải do tính độc ác đặc biệt của chúng, mà do sự tập trung đã tới mức độ buộc chúng phải đi vào con đường ấy để kiếm lời” .
Sự đụng độ trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền quốc gia có sức mạnh kinh tế hùng hậu lại được sự ủng hộ của nhà nước “của mình” và các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp, ký kết các hiệp định, đế củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vực và những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng cácten, xanhđica, tơrớt quốc tế...
đ) Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc
Sự phân chia thế giới về kinh tế được củng cố và tăng cường bằng việc phân chia thế giới về lãnh thổ. V.I.Lênin đã chỉ ra rằng: “Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nguyên liệu càng thiếu thốn, sự cạnh tranh càng gay gắt và việc tìm kiếm các nguồn nguyên liệu trên toàn thế giới càng ráo riết, thì cuộc đấu tranh để chiếm thuộc địa càng quyết liệt hơn”. Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên; là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Từ sau năm 1880, những cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại.
Sự phân chia lãnh thổ và phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai 1939 -1945.
V.I.Lênin viết: “Khi nói đến chính sách thực dân trong thời đại chủ nghĩa đế quốc tư bản, thì cần chú ý rằng tư bản tài chính và chính sách quốc tế thích ứng với nó... đã tạo nên hàng loạt hình thức lệ thuộc có tính chất quá độ của các nước. Tiêu biểu cho thời đại đó, không những chỉ có hai loại chủ yếu: những nước chiếm thuộc địa và những thuộc địa, mà còn có nhiều nước phụ thuộc với những hình thức khác nhau, những nước này trên hình thức thì được độc lập về chính trị, nhưng thực tế lại mắc vào cái lưới phụ thuộc về tài chính và ngoại giao”.
(Sưu tầm)
Những thành tựu , hậu quả và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản
1/ Những thành tựu chủ nghĩa tư bản đạt được
- Lực lượng sản xuất phát triển cao nhất hiện nay là ở các nước tư bản phát triển. Các nước này đang diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Năm nội dung chính của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại là : cách mạng vi điện, điện tử khoa học, cách mạng trong lĩnh vực năng lượng, cácch mạng trong lĩnh vực vật liệu mới, cách mạng sinh học, cách mạng trong lĩnh vực công cụ sản xuất ( Robot thế hệ thứ V ). Hầu hết các nước tư bản phát triển đã đạt tới trình độ phát triển cao của khoa học và kỹ thuật, nền kinh tế phát triển cao. Vì vậy Mác noí: chủ nghĩa xã hội chỉ thắng lợi khi nó tạo ra năng suất lao động cao hơn chủ nghĩa tư bản.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có nhiểu thay đổi:
+ Đa dạng hóa hình thức sở hữu, sở hữu nhà nước ngày càng gia tăng, sở hữu hỗn hợp là phổ biến.
+ Tổ chức sản xuất mang tính toàn cầu, thể hiện hệ thống tài chính mang tính toàn cầu. Một nước bị khủng hoảng là lan ra khắp thế giới.
+ Quan hệ phân phối có nhiều biến đổi, các nước tư bản hiện nay đã đưa ra được công nghệ phân phối tốt, động viên được mọi nguồn lực phát triển khoa học và kinh tế. Có hai cách phân phối là phân phối theo cơ chế thị trường và phân phối bằng nhà nước, tức là phải có chính sách phân phối, chế độ phân phối gọi chung là công nghệ phân phối. Người giàu là phổ biến, người nghèo là thiểu số, quan hệ chủ tớ thay đổi, quyền con người đuợc đề cao.
- Kiến thúc thượng tầng: đời sống tinh thần xã hội xuất hiện nhiều thành tựu văn minh mới, bao gồm: tiêu chí về xã hội và giai cấp thay đổi. Đánh giá con người dựa trên trình độ sở hữu và nắm giữ thông tin khoa học và sở hữu trí tuệ đặt lên hàng đầu.
- Sự tồn tại trong quan niệm và trong thực tế về nhà nước phúc lợi chung.
Đáng giá chung: Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử: CNTB đã đưa loài người từ xã hội thần dân sang xã hội công dân là một bước tiến của lịch sử.
Chủ nghĩa tư bản đưa con người đến đỉnh cao của trí tuệ và văn minh. Đến chủ nghĩa tư bản hôm nay, con người mới hạnh phúc nhất. Giúp con người hiểu rõ hơn về xã hội chủ nghĩa văn minh, lí tưởng của nhân loại. Xã hội lý tưởng đó sẽ ra đời từ xã hội tư bản với trình độ cao nhất và văn minh nhất.
Tuy nhiên, mặt khác CNTB cũng đưa con người xuống vực thẳm của địa ngục 2. Những hậu quả chủ nghĩa tư bản gây ra
- Tội ác về chiến tranh và chạy đua vũ khí : Cuộc chiến tranh thế giới lần I (1914-1918) để chia lại thuộc địa của các nước đế quốc đã lôi kéo 38 nước trên thế giới tham gia, huy động 37 triệu quân và đã làm 10 triệu người chết, 20 triệu bị thương, trong đó 20% là dân thường. Chiến tranh thế giới lần 2 (1939- 1945) lúc đầu là cuộc chiến tranh đế quốc, sau đó chuyển thành cuộc chiến tranh chống phát xít đã lôi kéo 72 nước của bốn châu lục tham gia, huy động 110 triệu quân chính quy, làm cho gần 55 triệu người chết, trong đó 50% là thường dân ( Liên xô:22 triệu, Đức 15 triệu, Ba lan: 6 triệu).
Chiến tranh lạnh do chủ nghĩa đế quốc khởi xướng và diễn ra trong 5 thập kỷ, là thời kỳ căng thẳng, chạy đua vũ trang lớn nhất trong lịch sử loài người. Sau chiến tranh lạnh kết thúc, xung đột vũ trang tiếp tục tăng lên. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, bình quân trên thế giới có 4,3 cuộc xung đột vũ trang trong một năm. Tính từ 1975 đến 1998 trên thế giới xảy ra 150 cuộc chiến tranh cục bộ, làm 30 triệu người chết.
Trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, những mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc, tôn giáo phức tạp phát triển.
- Tội các gây ra sự nghèo khổ, lạc hậu của nhân dân các nước chậm phát triển: Bản tuyên ngôn cuộc họp nhóm 15 tại Giamaica đã vạch rõ: “’do kết quả vòng đàm phán Urugoay về thương mại thế giới; Hoa kỳ thu lợi được 100 tỷ USD, EU thu lợi được 55 tỷ USD và Nhật Bản thu lợi được 45 tỷ USD. Ngược lại hơn 50 nước đang phát triển bị thiệt hại ngang bằng con số ấy. Theo thống kê của LHQ, 48 nước kém phát triểnnnhất thế giới chiếm 10% dân số nhưng chỉ chiếm 0,1% GDP thế giới. Trong khi đó nhóm G7 chỉ chiếm 20% dân số thế giới nhưng chiếm 62,5 GDP thế giới. Năm 1997, 20% dân số giàu nhất thế giới chiếm 86% GDP, 82 % xuất khẩu hàng hóa, 68 % đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó, 20% dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm 1% GDP, 1% XK, 1%FDI.
Thế giới hiện nay có hơn 830 triệu người thiếu ăn, ngay tại các nước phát triển cũng có đến trên 100 triệu người sống dưới mức nghèo khổ.
- Môi trường thế giới đang bị tàn phá nặng nề. Kết luận:
- Ngày nay cả thế giới đang hướng tới một nền văn minh mới- xã hội cộng sản một cách hiện thực hơn và thực tiễn hơn. Khi nào chủ nghĩa công sản tạo ra được một năng suất lao động lớn hơn năng suất lao động của CNTB hiện nay…
- CNTB ngày nay còn đang phát triển và có khả năng tự điều chỉnh để phát triển nhưng những mâu thuẫn cơ bản vẫn chưa giải quyết.
- CNTB hiện tại là sự chuẩn bị đầy đủ nhất về vật chất và tinh thần cho xã hội chủ nghĩa của loài người.
Các Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: “đối với chúng ta, chủ nghĩa công sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa công sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện tại tạo ra”