TRẦN ANH TÔNG (TRẦN THUYÊN) 1293-

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP LỊCH SỬ VIỆT NAM docx (Trang 121 - 126)

- Cảnh Thịnh (17921801) Báo Hung (18011802)

TRẦN ANH TÔNG (TRẦN THUYÊN) 1293-

Ở tuổi mười bảy, hoàng tử Trần Thuyên đã được vua cha Trần Nhân Tông truyền ngôi (1293), theo đúng phép tắc nhà Trần. Truyền ngôi là để ổn định vị trí khi cha còn sống, không có chuyện cạnh tranh, hiềm khích để tranh chức tranh ngôi, và cũng

là "tập làm vua" cho quen việc, chứ thực ra bao nhiêu quyền hành vẫn còn ở trong tay vua cha, lúc bấy giờ được tôn là Thượng hoàng. Nói Thượng hoàng nghe ra có vẻ trịnh trọng, già cả, chứ thực ra Trần Nhân Tông khi truyền ngôi, mới có 35 tuổi. Ông vẫn trực tiếp chỉ huy đất nước, còn nhà vua mới, gần như chỉ có cái danh vị

vua, chứ thực sự thì vẫn là một hoàng tử mang áo quần vua mà thôi.

Chính vì thế mà chàng thiếu niên Trần Thuyên vẫn chưa bỏ được cái tính ham chơi của cậu bé mới lớn. Làm vua thì phải ngồi ngự ngai vàng, phải ra mắt cho các quan

đến chầu chực tung hô, cậu Thuyên thấy thực là gò bó, không được tự nhiên. Và cũng chẳng thú vị gì cái cảnh ngồi lỳ suốt buổi, nhìn Thượng hoàng giải quyết mọi công việc cho mình theo dõi, học tập để làm quen. Nhất là khi có những việc bình thường, Thượng hoàng bảo mình hãy tự ứng phó, nó cứ lúng túng ngượng ngùng làm sao ấy Làm vua quả tình là một cái nạn, mất cả thú vui của con người trẻ tuổi mới bước vào đời!

Do vậy, Trần Thuyên phải tìm mọi cách để chơi bời. Ban ngày bị gò bó vào khuôn phép, ban đêm Trần Thuyên tranh thủ gọi một vài tên thị vệ, rủ nhau đi lang thang các phố, các xóm ở kinh thành, tìm nơi chè chén, múa hát, có đêm la cà hết nơi này

đến nơi khác. Tất nhiên, lúc đó ông vua trẻ này đã cải trang, trà trộn vào đám đông, chẳng ai biết người này người kia là ai cả. Có bữa, anh bị bọn côn đồ đánh đuổi, ném gạch trúng vào đầu sưng vếu lên. Tất nhiên là anh phải giấu kín, tìm cách xoa bóp rồi cố gắng giữ tư thế đường hoàng để ngày mai lại ngồi lên ngai vàng cho trǎm quan chầu chực.

Nhất là có những dịp mà thượng hoàng Nhân Tông tạm thời vắng mặt ở kinh thành về ở dưới Thiên Trường ( Nam Định), để mọi việc cho ông vua trẻ quản lý. Anh Tông đã lợi dụng cơ hội không có người giám sát, sinh hoạt càng tự do phóng túng hơn, lại uống rượu, và đánh bạc. Triều đình và quan lại cũng có người muốn ngǎn cản, nhưng lại nghĩ mọi việc đều có Thượng hoàng, hãy chờ Thượng hoàng về giải quyết. Dù sao, nên xử sự rộng rãi, lấy lòng ông vua con này sẽ đỡ được những điều phiền phức hơn. Rồi có một hôm, bất thần Thượng hoàng Trần Nhân Tông từ Thiên Trường về Kinh đô, các quan đều có mặt đông đủ để đón rước. Hỏi đến nhà vua, thì vua còn say rượu, đang ngủ mê man? Thượng hoàng vô cùng tức giận, ông lập tức quay về Thiên Trường ngay, không vào kinh nữa . Ông ra lệnh cho tất cả trǎm quan, ngay ngày hôm sau đều phải về điểm danh ở Thiên Trường, ai vắng mặt sẽ bị xử tội. Cả triều đình hoảng lên, có người vội vàng chạy vào báo cho nhà vua. Sực tỉnh, mắt nhắm mắt mở, vua Anh Tông nghe tin, Thượng hoàng về kinh, cũng hốt hoảng kinh sợ, vội chạy đi tìm các quan thân tín thì không thấy một ai . Họ đã về nhà để sắm sửa ngày mai đi về Thiên Trường cho Thượng hoàng điểm diện. Nhà vua chạy từ

cung này, sang lầu khác, vẫn chẳng có người để tìm kể hỏi han. May sao khi qua chùa Tư Phúc, ông gặp một người học trò trẻ tuổi đang tha thẩn ở đó. Hỏi vài câu chuyện, biết đây là một thanh niên học thức có tài, nhà vua kể chuyện thực để nhờ

người học trò giúp đỡ. Người này có tên là Đoàn Nhữ Hài, quê làng Trường Tân, huyện Gia Lộc, thuộc Hồng Châu (nay là Hải Dương) , nổi tiếng về vǎn chương ngôn luận, nhưng lúc này chưa thi cử và chưa có chức vị gì. Chỉ mấy khắc ngồi trong chùa, Đoàn Nhữ Hài đã thảo xong cho nhà vua trẻ một bài biểu tạ tội, đọc rất cảm động. Trần Anh Tông rất hài lòng và ngay lập tức xuống thuyền, đi suốt đêm về

Thiên Trường, mang Đoàn Nhữ Hài đi theo . Tới nơi, cũng chính Đoàn Nhữ Hài mang tờ biểu vào, nhưng vua Nhân Tông không cho gặp mặt. Anh Tông thì cứ đứng lấp ló ngoài cửa cung, còn Đoàn Nhữ Hài quỳ hẳn xuống thềm, hai tay cầm bài biểu, cứ giữ nguyên tư thế suốt từ sáng đến chiều. Bất thần, trời bỗng mưa to, Đoàn Nhữ

Hài vẫn quì không quản gì mưa gió. Nội giám vào báo lại với Nhân Tông. Thượng hoàng cảm động, sai người ra cho Đoàn Nhữ Hài dứng dậy và nhận tờ biểu. Đọc qua, Thượng hoàng cảm thấy hài lòng, liền cho phép Anh Tô ng vào gặp. Thượng hoàng trách cứ con, lời lẽ nghiêm khắc, nhưng đã có vẻ ôn tồn: Trẫm giao cho anh trọng trách quản lý đất nước, sao anh lại hoang toàng như thế. Nhà ta còn có nhiều con, người này làm việc không xứng đáng thì ta sẽ giao cho người khác. Hiện ta đang còn sống mà anh đã bừa bãi như thế, sau này ta mất đi thì

anh còn phóng túng đến mức nào?

Anh Tông cúi đầu nhận lỗi, xin từ nay cố gắng sửa chữa để xứng đáng với sự ân cần của vua cha. Thượng hoàng cho gọi Đoàn Nhữ Hài vào, khen ngợi: - Bài biểu của ngươi làm cho quan gia rất khá. Ta có lời khen nhà ngươi.

Thượng hoàng quay lại nói với Anh Tông:

- Người này có khả nǎng đấy, nên để tâm thu dụng. *

* *

Kể từ hôm đó , vua Trần Anh Tông thay đổi hắn tính tình. Từ một thanh niên thích chơi bời phóng túng, ông trở nên con người mẫn cán, chǎm chỉ, rất chú trọng đến công việc trị nước an dân. Trước hết, ông đặc biệt chú ý đến kinh nghiệm của cha anh những nǎm vừa qua, phải đối phó với bọn giặc Nguyên hung bạo. Vào những nǎm cuối thế kỷ 13, vua Nhân Tông, đã được các triều thần giúp đỡ, đặc biệt là được Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, Trần Anh Tông rất tự hào, thường đến gặp Trần Hưng Đạo để hỏi han. Lớp trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều thì cần phải đến xin ý kiến người già, chàng thanh niên Anh Tông đã rất ý thức được điều đó . Nǎm Canh Tý (1300) Trần Hưng

Đạo ốm nặng, Anh Tông thân hành đến nhà hỏi thǎm. Ông trịnh trọng nói với Hưng

Đạo Vương:

- Thượng phụđang ốm nặng, và cũng đã cao tuổi rồi. Một mai giặc Nguyên lại kéo sang, không còn Thượng phụ để lo liệu cho quốc gia nữa thì cháu biết làm thế nào. Trần Hưng Đạo lúc đó đã yếu nhưng giọng nói vẫn còn rõ ràng, rắn rỏi: Không có gì phải lo cả. Mất ta, nhưng còn bao nhiêu trung thần nghĩa sĩ khác, đều

nhất tâm báo quốc. Nhà vua có thể tin tưởng vào họ. Có điều là người lãnh đạo quốc gia phải có đường lối vững, có kế sách thông suốt. Có được điều ấy thì dù giặc có

bạo ngược đến đâu cũng không đáng sợ.

Anh Tông ân cần nói tiếp:

- Xin thượng phụ cho biết kế sách, đường lối nên như thế nào ? Trần Hưng Đạo trả

lời: - "Mới rồi, Toa Đô và Ô Mã Nhi bị bốn mặt bao vây, vì vua tôi nước ta đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước ra sức nên bọn giặc phải thua . Nhà vua nên để ý về

cách thức hành quân của địch. Nếu thấy chúng kéo đến ồ ạt như lửa cháy, gió thổi, thì đừng có hoang mang. Cái hung hǎng ban đầu của chúng như vậy lại rất dễ chế

ngự, ta có thể thắng chúng một cách dễ dàng. Còn nếu chúng kéo sang mà từ từ, chậm chạp như cách tằm ǎn dâu, không lấy của dân, không cần đánh nhanh thắng nhanh thì trường hợp ấy phải thận trọng đối phó. Phải chọn tướng giỏi, biết xem xét, quyền biến như tính liệu nước cờ. Tùy thời cơ mà vận dụng chiến lược chiến thuật thì lo gì không thắng. Nhưng vấn đề cơ bản nhất là ở hai điều: - Một là vua tôi, tướng tá, binh lính phải dốc sức một lòng, tình thiết như cha con thì

mới thực hiện được các kế hoạch.

Hai là phải khoan sức dân. Phải cho dân được hồ hởi, thì dân mới cung ứng được

sức người sức của.

- Hai điều ấy chính là kế sâu gốc vững để bảo vệ nước nhà . Thượng sách giữ nước

là ở đó".

Trần Anh Tông đã nhất nhất tuân theo lời chỉ bảo của Trần Hưng Đạo, tuy còn ít tuổi, nhưng ông đã giữ đúng tư cách một vị nguyên thủ quốc gia, không chịu khuất phục trước thế lực của ngoại bang. Bọn sứ giả nhà Nguyên mấy nǎm liên tiếp (1293- 1295-1299) được cử sang ta vẫn tỏ thái độ hống hách. Anh Tông vừa lên ngôi, sứ

giả Lương Tǎng đến Thǎng Long đã yêu cầu nhà vua phải sang chầu hầu thiên triều. Anh Tông nhất quyết không chịu. Ông giả vờ cáo bệnh, cho một vị quan là Đào Từ

Kỳ thay mình đem lễ vật sang biếu vua Nguyên. Tiếp đến nǎm 1313, ở biên giới Việt - Trung, bọn quan lại nhà Nguyên lại gây sự, lấn đến hơn một nghìn khoảnh ruộng. Nhất quyết không để cho dất đai của Tổ quốc mất một phân ly nào, Anh Tông lập tức cho quân sang đánh thẳng vào các châu Chư Thuận, châu Dưỡng Lợi thuộc địa giới nhà Nguyên và tuyên bố hẳn đó là trận đánh báo thù. Triều đình nhà Nguyên phải cử người đến cùng các quan nhà Trần giải quyết, định lại ranh giới bờ

cõi. Việc ấy mới yên. ở phía Nam và phía Tây, Trần Anh Tông cũng chú ý đến việc giữ gìn bờ cõi, dùng sức mạnh thị uy để những nước láng giềng này không được gây hấn. Phạm Ngũ Lão, vị tướng tài con rể Trần Hưng Đạo, đã có chiến công lớn từ

thời Trần Nhân Tông, nay lại được Anh Tông tín nhiệm, giao cho việc dẹp yên bờ

cõi phía Tây. Phạm Ngũ Lão đã đánh thắng quân Ai Lao, khiến cho các vùng Thanh Hóa, Nghệ An của nước ta được yên ổn. Đối với Chiêm Thành, Anh Tông cũng có thái độ mềm dẻo thích hợp. Từ 1306, vâng lời Thượng hoàng Trần Nhân Tông, Anh

Tông cho em gái là Huyền Trân công chúa sang làm vợ vua Chiêm là Chế Mân. Sự

giao hảo này đã khiến cho bản đồ Việt Nam được mở rộng thêm.

Những châu này được đổi tên thành Thuận Châu và Hóa Châu. Anh Tông đã cho

Đoàn Nhữ Hài vào ổn định tình hình, sắp đặt việc trị an.

Đoàn Nhữ Hài là người trước đây đã giúp Anh Tông cáo lỗi với Thượng hoàng, nay

được thu dụng làm một vị quan trọng yếu.

Chỉ riêng một việc biết sử dụng Đoàn Nhữ Hài, mà về sau, nhiều người đã đánh giá Trần Anh Tông một cách rất trân trọng. Một ông vua trẻ, biết sử dụng nhân tài trẻ.

Điều này giúp ta nhớ đến câu thơ của một tác giả người Pháp sau này: "Giá trị con người không phải đợi đến số lượng tháng nǎm?"

* * *

Có lẽ do có tâm hồn và phong cách thanh niên mà Trần Anh Tông, so với nhiều vị

vua khác, đã tự bộc lộ mình ở một số khía cạnh độc đáo . Ông rất yêu nghệ thuật và rất thích vǎn chương. Ông làm thơ nhiều, nhưng đã xem thơ ca như một lợi khí dĩ

dưỡng tính tình, diễn đạt tâm hồn ở những thời gian nhất định, chứ không có dụng ý lưu lại công trình, nghĩ tới danh hiệu về sau. Ông có tập thơ lấy tên là Thùy vân tùy bút, nhưng đến lúc sắp mất, lại cho đốt đi, chứ không cho để lại, thành thử bây giờ

chúng ta không được biết tác phẩm của ông như thế nào . Ông cũng rất thích vẽ . Có dịp ông cũng phóng bút vẽ những bức tranh, và sau đó cũng không đồng ý cho ai thu thập lại. Tuổi trẻ say sưa, ông muốn tự thể hiện mình bằng nét vẽ câu thơ, có lẽ chỉ

cốt ghi lại những gì của thời thanh niên sôi nổi, nhưng sau đó ông lại không muốn lưu lại những dầu ấn gì. Ông cũng rất thích các sinh hoạt vǎn nghệ dân gian. Nǎm 1296, ông đã thân hành đến Đông Bộ Đầu để dự một cuộc đua thuyền trên sông Hồng, cùng chia vui với dân chúng để mừng mùa màng nǎm ấy tốt đẹp. Nhà vua thực sự là một thanh niên yêu đời, hòa được với niềm vui phơi phới của nhân dân. Mặc dầu có những biểu hiện phóng khoáng, tuổi trẻ như vậy song Anh Tông lại vẫn có tư tưởng độc lập trong cuộc sống, đồng thời rất biết khép mình vào kỷ luật và giữ

gìn kỷ luật rất nghiêm minh. Đời nhà Trần có tục lệ vẽ mình. Xuất thân từ miền sông nước, các vị tiền bồi trong dòng họ Trần thường vẽ mình để khi lặn xuống biển, tự

xem mình là dòng giống của giao long, các loài thủy tộc không dám xâm phạm. Các vua Trần xưa nay đều theo tục ấy nhưng Trần Anh Tông nhất định không theo. Chàng thanh niên mang áo hoàng bào này đã cố tình tránh các ông thợ vẽ, không cho họ vẽ vào đùi, vào lưng mình. Phải can đảm lắm mới dám cưỡng lại tập tục như

thế. Và có lẽđó là bản lĩnh thanh niên, không chịu chấp nhận một tập tục theo ông là không thích hợp với thế hệ mới mà thôi. Trần Anh Tông lại cũng không chịu nghe theo những ông thầy tǎng, thầy pháp lúc bấy giờ. Có lần vua bị mệt nặng, hoàng hậu và một số người trong hoàng tộc bàn cách cho gọi các nhà sư, các vị thầy cúng vào

Sống chết tùy theo tình hình, theo hoàn cảnh của từng người nhất định. Nhà sư đã

chết đâu mà biết được sự chết?

Tư tưởng độc lập này của ông đã hạn chế được khá nhiều khuynh hướng sùng bái, mê tín dị đoan hồi bấy giờ . Ông còn tỏ ra rất nghiêm khắc đối với những thói bê tha, chơi bời quá mức. Dưới triều ông, những viên quan ham đánh bạc bị xử tội rất nặng, đến nỗi như Nguyên Hưng đã lên đến bậc quan cao (Thượng phẩm) vì đánh bạc nên bị đòn, phạt trượng, đau đến nỗi về nhà thì chết. Viên quan nội thư chánh chưởng là Nguyễn Quốc Phụ đã chuẩn bị thǎng lên chức Hành khiển, chỉ vì hay uống rượu mà Anh Tông nhất định gạt đi không dùng. Nguyễn Sĩ Cố và Chu Bộđều là người hầu cận đắc lực, nhưng thật ra không có tài cho nên không được vua Anh Tông giao trọng trách. Kể cả những người thân trong gia đình nhà vua, Anh Tông cũng bắt phải tuân theo phép tắc, không được vượt khỏi qui định. Bà Huy Tư (mẹ

của vua Minh Tông sau này, tức là vợ Anh Tông) được Bảo Từ hoàng hậu rất yêu quí, mỗi khi đi đâu hoàng hậu đều cho Huy Tư được ngồi kiệu giành riêng cho mình. Anh Tông cho như thế là vi phạm điểm chế, nhất định không cho phép. Ông nói: Hoàng hậu quí Huy Tư thì nên cho thứ khác, chứ không được cho ngồi kiệu như

thế, không đúng phép nước mà coi thường luật lệ của triều đình. Chính vì Anh Tông là vị vua biết giữ gìn tư cách như vậy, mà dưới triều đại của ông, các quan lại đều rất xứng đáng với chức của mình, đã hoàn thành được công việc mà

đều lưu được tiếng tốt: cương trực, thanh liêm. Một trong những vị quan thời bấy giờ là Trần Thì Kiến, nổi tiếng là viên quan chính trực, xử kiện rất giỏi.

Anh Tông làm vua 21 nǎm. Ngày 18 tháng 3 nǎm Giáp Dần (1314) nhường ngôi cho con là Minh Tông, để trở thành Thượng hoàng mới có 38 tuổi. Ông giữ trách nhiệm Thượng hoàng trong vòng 7 nǎm. Nǎm Canh Thân (1320) Anh Tông mất, trị vì được 21 nǎm, thọ 54 tuổi.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP LỊCH SỬ VIỆT NAM docx (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)