Khải Định (1916-1925) Niên hiệu: Khải Định

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP LỊCH SỬ VIỆT NAM docx (Trang 103 - 104)

- Cảnh Thịnh (17921801) Báo Hung (18011802)

Khải Định (1916-1925) Niên hiệu: Khải Định

Niên hiệu: Khải Định

Khải Định tên thật là Bửu Đảo còn gọi là Hoàng thân Phụng Hóa, con Đồng Khánh, sinh nǎm 1884. Từ 1907, sau khi phế truất Thành Thái, thực dân Pháp định đưa Bửu

Đảo lên ngôi vua để nối tiếp dòng vua bù nhìn Đồng Khánh. Khi giải quyết vấn đề

này, nhiều đình thần tỏ ý không muốn đặt lên ngai vàng một người "vô hậu" (tuyệt tự). Pháp đành phải chấp nhận Duy Tân. Duy Tân bịđi đày, Pháp đưa Bửu Đảo lên

ngôi, lấy niên hiệu là Khải Định, 32 tuổi.

Đây là một ông vua bù nhìn mạt hạng. Nhân dân Huếđã truyền miệng câu ca phổ

biến về Khải Dịnh: "Tiếng đồn Khải Định nịnh tây Nghề này thì lấy ông này tiên sư".

Tháng 4 nǎm 1922, trước ngày sang Pháp dự hội chợ Mác- xây, Khải Định cho làm lễ sắc lập Nguyễn Vĩnh Thụy làm Đông cung Hoàng thái tử. Ngay sau khi trở thành người kế vị, Vĩnh Thụy 10 tuổi, được trao cho Khâm sứ Sác- lơ mang về Pháp đào

tạo.

Ngày 20 tháng 5 nǎm 1922, Khải Định sang Pháp dự hội chợ thuộc địa Mác- xây.

Đây là lần đầu tiên, một ông vua triều Nguyễn sang nước ngoài. Sự kiện này giúp thực dân Pháp tô vẽ cho công cuộc chinh phục và khai hóa của họở thuộc địa. Chuyến đi của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu

nước nhằm lật tẩy bộ mặt phản dân hại nước của hắn trước công luận Pháp. Đáng chú ý hơn cả là những bài báo đanh thép của Nguyễn A'i Quốc cùng vở kịch "Con rồng tre" được công bố, biểu diễn tại Pháp và bản thân "Thất điều trần" của Phan

Chu Trinh:

Tháng 9 nǎm 1924, Khải Định tổ chức lễ tứ tuần đại khánh (mừng thọ tuổi 40) rất lớn và tốn kém. Hầu hết các tỉnh Bắc kỳ, Trung kỳ phải gửi tặng phẩm về mừng vua.

Sau lễ mừng thọ này, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định chỉ lệnh tǎng thêm 30% thuế.

Tứ tuần đại khánh được 1 nǎm thì Khải Định qua đời ngày 6 tháng 11 nǎm 1925, lễ

tang kéo đến 31 tháng 1 nǎm 1926.

Khải Dịnh có 12 vợ nhưng vô sinh. Đông cung thái tử Vĩnh Thụy là con của người khác, được vua nhận là con mình. Vì thế, lúc Vĩnh Thụy còn nhỏ và đang tu nghiệp

tại Pháp, người ta đã thay bằng một hội đồng phụ chính có sự can thiệp của Toàn quyền Đông dương.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP LỊCH SỬ VIỆT NAM docx (Trang 103 - 104)