Có nhiều đại lượng đặc trưng cho mục đích điều khiển, ta không thể nào đáp ứng hết các đại lượng đó cho nên phải tìm các thông số, đại lượng nào của quá trình cô đặc có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích điều khiển, và tìm cách điều chỉnh chúng. Ta gọi các đại lượng này là đại lượng cần điều chỉnh.Và để đạt mục tiêu điều khiển của quá trình cô đặc ta có thể xét các đại lượng sau:
Nồng độ sản phẩm:xc Aùp suất trong nồi: P Lưu lượng nhập liệu: G Mức dung dịch trong từng nồi
Nhiệt độ dòng nhập liệu vào nồi cô đặc: tđ
Xét nồng độ sản phẩm :
Nồng độ sản phẩm chính là nồng độ mà ta muốn dung dịch phải đạt sau quá trình cô đặc, và ta cũng mong muốn nồng độ này ổn định trong suốt quá trình, nếu có sự xáo trộn nồng độ này thì chất lượng sản phẩm sẽ không đạt yêu cầu cho các công đoạn sau.
Xét áp suất trong nồi :
Quá trình cô đặc tiến hành với áp suất nồi cuối cùng là áp suất chân không, mục đích là để giảm nhiệt độ bốc hơi tránh ảnh hưởng chất lượng sản phẩm . Do dung dịch sữa không chịu ảnh hưởng nhiều từ thông số nhiệt độ cho nên mục đích này là quan trọng. Dù có tiến hành trong điều kiện nào thì áp suất trong nồi cũng phải được ổn định vì nó có ảnh hưởng đến nhiệt độ bốc hơi, ảnh hưởng đến khả năng tách dung môi của dung dịch.
Nếu áp suất quá thấp (chân không cao), điểm sôi càng thấp , áp suất hơi càng lớn, dung dịch sữa sôi càng mạnh. Nhưng nếu độ chân không cao hơn nữa, độ nhớt lớn ảnh hưởng đến đối lưuvà truyền nhiệt.
Nếu áp suất quá cao (chân không thấp) thì khả năng bốc hơi của dung môi sẽ giảm, ảnh hưởng đến nồng độ sản phẩm
Do đó, ta phải ổn định thông số này vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tách dung môi .
Xét nhiệt độ dòng nhập liệu:
Như đã phân tích ở trên, nhiệt độ các dòng đều có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cô đặc do đó nhiệt độ dòng nhập liệu phải được kiểm soát.