Những hạn chế trong công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Huyện

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI HUYỆN KIM SƠN – TỈNH NINH BÌNH ppt (Trang 64 - 66)

địa bàn Huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình.

+ Chưa có hệ thống quản lý chất thải chung tới tất cả các xã, thị trấn. Thực hiện Nghị định 92/2010/NĐ-CP, mỗi xã, thị trấn đã tăng cường thêm cán bộ địa chính xây dựng, tuy nhiên chỉ thị trấn mới có cán bộ về mảng môi trường nhưng lại phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc như xây dựng, giao thông, môi trường, đô thị, công việc quá nhiều nên không thể theo dõi hết và kịp thời tất cả các mảng nên vấn đề thu gom và phản ánh của người dân chưa được chú ý giải quyết.

+ Việc áp dụng các văn bản pháp luật trong công tác quản lý và xử lý rác thải chưa phát huy được trong thực tế, chưa áp dụng các hình phạt đối với người đổ rác không đúng nơi quy định. Trong ngày 24/3/2012 ngày đầu tiên đoàn công tác bảo vệ môi trường của Bình Minh ra quân theo dõi và bắt giữ các đối tượng xả rác thải nơi công cộng. Tuy nhiên sau khi bắt giữ lại chưa có biện pháp răn đe để làm gương cho các đối tượng khác.

+ Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải. Cụ thể là trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu, cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Mức phí vệ sinh môi trường còn chưa hợp lý, chưa công bằng, chưa đáp ứng đầy đủ và đúng mức cho công tác quản lý rác thải.

+ Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ dẫn đến không theo dõi được tần xuất thu gom có đúng như quy định hay không đối với các xã đã thành lập tổ thu gom, và cũng không theo dõi được lượng rác thải phát sinh trên toàn xã. Đối với thị trấn thì điều này càng không thể khi thị trấn Bình Minh chưa có bất kỳ một phương thức thu gom tập trung nào.

+ Ý thức của người dân chưa cao, vẫn còn hiện tượng đổ rác không đúng quy định làm mất mỹ quan, tăng thêm sự vất vả của công nhân thu gom.

+ Việc thu gom rác thải mới chỉ dừng lại ở việc đổ rác từ các dụng cụ chứa rác của các hộ gia đình, chưa chú ý đến việc quét dọn đường làng, ngõ xóm (trừ khu Phố) đối với các xã đã thành lập tổ thu gom rác.

+ Trên địa bàn huyện hoàn toàn chưa được phổ biến về phân loại rác thải nên nhận thức của người nhân còn kém. Nhiều người còn cho rằng rác là thứ bỏ

đi không cần mất công phân loại. Một số hộ nhận thức được tầm quan trọng của phân loại rác thì cho rằng khó có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay khi mà có phân loại thì lúc thu gom các loại rác vẫn được đổ chung với nhau.

+ Rác thải chưa được đem đi xử lý toàn bộ, mới chỉ có một số xã và khu vực thị trấn Phát Diệm là được trung tâm môi trường đô thị vận chuyển rác đi xử lý, còn lại rác thải sau thu gom tại một số xóm trong các xã chỉ được đổ tại bãi rác lộ thiên của xóm. Một số xã còn chưa có hệ thống thu gom như ở thị trấn Bình Minh. Mặt khác việc đốt rác tại những bãi rác lộ thiên đã gây nên tình trạng ô nhiễm không khí mà đối tượng phải chịu sự ô nhiễm này chính là người dân sống trong các xóm, khối dân cư làm tổn hại đến sức khỏe người dân. Một điều đáng lưu ý là hiện tượng rác thải sinh hoạt còn bị vứt tại một số khu vực cảm như tại điểm trường tiểu học Bình Minh, ngay nơi mà các cháu nhỏ học tập, thời gian các cháu ở tại trường là 8 tiếng/ngày.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI HUYỆN KIM SƠN – TỈNH NINH BÌNH ppt (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w