Đánh giá chung

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI HUYỆN KIM SƠN – TỈNH NINH BÌNH ppt (Trang 50 - 54)

Thuận lợi

Huyện Kim Sơn có hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu thông thương hàng hoá với các địa bàn trong tỉnh và trong cả nước. Trong thời gian tới huyện được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp nhiều công trình hạ tầng cơ sở, mở rộng, phát triển đô thị và tiếp nhận các dự án phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch…

+ Là huyện có địa hình bằng phẳng, khí hậu thuận lợi phù hợp với nghề trồng lúa nước. Bên cạnh đó ngành chăn nuôi cũng có điều kiện phát triển.

+ Kim Sơn có lực lượng lao động dồi dào, các làng nghề cói truyền thống vẫn được duy trì và ngày càng mở rộng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển, hơn thế nữa trình độ dân trí ngày được nâng cao, thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

Khó khăn

+ Lực lượng lao động dồi dào chủ yếu là lao động nông nghiệp nên tình trạng lao động nông nhàn vẫn còn phổ biến, hiện tượng lao động nông nhàn đi làm thêm ở thành phố lớn vẫn còn nhiều. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý nhân khẩu và lao động.

4.2. Thực trạng phát sinh rác thải sinh hoạt tại Xã Thượng Kiệm và Thị trấn Bình Minh - Huyện Kim Sơn – Tỉnh Ninh Bình

Theo kết quả quan trắc cuối năm 2005 của Bộ TN&MT cho kết quả DO đạt giá trị rất thấp, giá trị COD vượt 7-8 lần, BOD5 vượt 7 lần. Hiện Sông Đáy đang bị ô nhiễm cục bộ với mức độ ngày càng gia tăng, đặc biệt nước sông còn chịu ảnh hưởng của ô nhiễm sông Nhuệ.

Là một trong 4 tỉnh nằm trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy (gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình). Nình Bình đang cùng với các tỉnh này góp phần biến lưu vực sông Nhuệ - Đáy trở thành một trong ba lưu vực sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng nhất nước ta. Điều đó là do Ninh Bình có 1 bãi chôn lấp rác thải lộ thiên đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bãi chôn lấp Thung Quèn Khó xã Đông Sơn cách thị xã Tam Điệp 5 km có diện tích 6 ha đang phải tiếp nhận toàn bộ rác thải thu gom được của cả tỉnh bao gồm rác thải sinh hoạt và cả rác thải công nghiệp. Trong đó CTR công nghiệp năm 2007 là 28.250 tấn/năm, dự đoán đến năm 2030 là 59.325 tấn/năm. [14]

Cùng với lượng chất thải rắn công nghiệp là lượng chất thải sinh hoạt từ hơn 900 ngàn người dân, một áp lực quá lớn lên môi trường. Vậy có cách nào để giảm áp lực đối với môi trường. Cách duy nhất để giảm lực lên môi trường chính là một phương thức quản lý hiệu quả từ các nguồn phát sinh, phân loại được các loại rác thải để có thể thực hiện việc tái chế nhằm giảm áp lực đối với tài nguyên đất. Vậy nguồn phát sinh CTR sinh hoạt tại Kim Sơn là từ những nguồn nào và tỷ lệ thành phần mỗi loại ra sao, nếu sử dụng biện pháp tái chế chúng ta có thể giảm được bao nhiêu diện đất cho chôn lấp chất thải mỗi năm.

Qua điều tra thực địa cho thấy: Rác thải sinh hoạt của xã Thượng Kiệm và Thị trấn Bình Minh được phát thải từ các nguồn chính sau:

Sơ đồ 4.1 Nguồn phát sinh rác thải tại Bình Minh và Thượng Kiệm

Tại Thượng Kiệm

Là một trong những xã ở đầu huyện Kim Sơn, thành lập từ rất lâu. Người dân từ các nơi đã đến khai hoang và định cư ở đây từ khi Doanh Điền Nguyễn Công Trứ khai hoang lập ấp và lập ra huyện Kim Sơn. Chính vì thế nơi đây đã có bề dày lịch sử và dân số đông đúc qua nhiều đời. Dân số tại Thượng Kiệm tính đến năm 2011 là 6.653 nhân khẩu. Toàn xã có 3 trường học, 1 trung tâm dạy nghề & giới thiệu việc làm, 1 tòa nhà hành chính là trụ sở làm việc của các ban ngành đoàn thể huyện Kim Sơn, trụ sở Ngân hàng nông nghiệp huyện, trụ sở Đảng bộ huyện, 1 nhà hát-rạp chiếu phim.

Tại Bình Minh

Trái ngược với Thượng Kiệm, Bình Minh lại là vùng đất gần cuối của huyện Kim Sơn, đồng nghĩa với việc thành lập sau rất nhiều năm . Người dân ở đây chủ yếu là dân di cư từ Quảng Trị, hay từ huyện Yên Mô ra. Là một trong hai thị trấn của Huyện Kim Sơn nhưng dân cư ở Bình Minh chủ yếu làm nông nghiệp, ngoài ra còn làm đầm nuôi cá nước ngọt. Trên địa bàn có 13 khối dân cư, với 4024 nhân khẩu, chỉ bằng hơn nửa so với Thượng Kiệm; có 5 trường học, 5 cơ quan đơn vị ( Đồn công an khu vực, Bưu điện, ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Bình Minh, có 1 chợ nhỏ (chợ tạm).

4.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt

Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của vùng, dân số tăng nhanh thì lượng rác thải sinh hoạt nói chung và CTRSH nói riêng trên địa bàn ngày càng tăng, đa dạng về thành phần và chủng loại. Cả Thượng Kiệm và Bình Minh đều mang đặc điểm của vùng sản xuất nông nghiệp nên thành phần rác thải sinh hoạt có tỷ lệ hữu cơ cao. Tại Thượng Kiệm, ngoài làm nông nghiệp thì nhân dân còn có nghề phụ là đan lát các sản phẩm từ cói, bèo bồng. Do đó lượng rác thải phát sinh tại Thượng Kiệm có thêm thành phần phế phẩm cói, bèo bồng nên tỷ lệ chất hữu cơ dễ phân hủy ở Thượng Kiệm cao hơn. Trong khi đó tỷ lệ chất thải có khả năng tái chế tại Bình Minh lại cao hơn là do tại Bình Minh, lượng vỏ đồ hộp và thủy tinh cao hơn.

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ % rác hữu cơ dễ phân hủy và vô cơ, hữu cơ khó phân hủy

(Nguồn: Kết quả điều tra hộ gia đình năm 2012)

Từ thành phần các loại chất thải ta có thể thấy rằng nếu đầu tư tái chế thì ta đã giảm được chất thải hữu cơ dễ phân hủy nhờ biện pháp sản xuất phân vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp tại nhà máy xử lý CTR Tam Điệp ( Thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, Thị xã Tam Điệp) sử dụng công nghệ Hàn Quốc, sản xuất phân compost với công suất 200 tấn/ngày. Chất thải có thể tái chế có thể nhập cho công ty sản xuất giấy Tiến Đạt và Tiến Dũng tại thị xã Ninh Bình, kim loại cũng có thể nhập lại cho công ty cán thép Tam Điệp....

các vật liệu khác... từ đó có thể giảm áp lực đối với môi trường đất, nhất là trong tình hình diện tích dành cho chôn lấp cả tỉnh mới chỉ là 6 ha.

4.2.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh

Bảng 4.1 Lượng CTRSH phát sinh từ khu dân cư ở các xã

Chỉ tiêu Điểm điều tra

Xã Thượng Kiệm TT Bình Minh

Lượng rác thải bình quân (kg/hộ/ngày) 1,7 1,3

Lượng rác thải bình quân (kg/người/ngày) 0,5 0,38

Số nhân khẩu 6.653 4.024

Số hộ 1.946 1.177

Tổng lượng rác thải bình quân (kg/ngày) 3.308,2 1.530,1 Có thể thấy rằng khối lượng rác thải sinh hoạt tại 2 xã của Kim Sơn khá chênh lệnh. Tại Thị trấn Bình Minh, lượng rác lại ít hơn ở một xã như Thượng Kiệm. Một điều mà nhiều người cho rằng không thể có chuyện như thế, không thể rác ở thị trấn lại ít hơn ở 1 xã. Tuy nhiên lại thật dễ hiểu nếu như biết được người dân ở Thượng Kiệm làm nghề gì và ở Bình Minh làm nghề gì. Tại Thượng Kiệm và Bình Minh đều là 1 địa điểm thuộc vùng đồng bằng ven biển của Kim Sơn nên đều sản xuất lúa gạo là chính. Nhưng ở Thượng Kiệm, mỗi ngày lại có thêm một lượng rác thải khác ngoài những chất thải chung mà mỗi vùng sản xuất nông nghiệp đều có. Họ đan lát các sản phẩm từ cói, bèo bồng nên lượng rác của họ tăng thêm cũng chỉ là các phế phẩm từ cói và bèo bồng, chúng là những chất thải hữu cơ.

Khối lượng rác thải tại 2 địa điểm nghiên cứu trên so với các nơi khác như năm 2002 tại Hà Nội là 0,98kg/người/ngày, Đà Nẵng là 0,76 kg/người/ngày, cho đến nay con số này đã tăng lên rất nhiều. Có thể nhận thấy lượng rác ở Kim Sơn không lớn như các đô thị lớn ở Việt Nam.

Tuy nhiên nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ thì tình trạng ô nhiễm môi trường do người dân xả rác bừa bãi chỉ là việc một sớm một chiều.

4.3. Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Bình Minh và xã Thượng Kiệm của Huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI HUYỆN KIM SƠN – TỈNH NINH BÌNH ppt (Trang 50 - 54)