II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
3. Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng sử dụng kiểu mảng hai chiều.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Giowis thiệu đề bài.
- Chiếu đề bài lên bảng.
- Yêu cầu học sinh xác định cách thức tổ chức dữ liệu.
- Yêu cầu học sinh chỉ ra các nhiệm vụ chính của bài toán cần giải quyết.
2. Chia lớp thành 3 nhóm. Yêu cầu viết chương trình lên giấy bìa trong.
- Thu phiếu trả lời, chiếu lên bảng. Gọi học sinh nhóm khác nhận xét đánh giá.
3. Chuẩn hoá chương trình cho học sinh bằng cách chiếu chương trình mẫu để học sinh quan sát và thực hiện chương trình để học sinh thấy kết quả.
4. Chiếu chương trình ví dụ 2, sách giáo khoa, trang 62 để học sinh quan sát.
- Thực hiện chương trình để học sinh thấy được kết quả của nó.
- Giáo viên cần giải thích một số chỗ có thể học sinh chưa hiểu và yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm.
1. Quan sát đề bài, theo dõi những yêu cầu cần giải quyết của đề bài.
- Dùng một mảng hai chiều. - Điền giá trị cho a[i,j]=i*j
- Xuất giá trị a[i,j] theo từng dòng. 2. Thảo luận theo nhóm để viết chương trình.
- Báo cáo kết quả khi hoàn thành.
- Nhận xét, đánh giá và bổ sung những thiếu sót của các nhóm khác.
3. Ghi nhớ nội dung đã được chỉnh sửa.
4. Quan sát chương trình và chú ý giải thích của giáo viên.
- Đặt ra một số câu hỏi thắc mắc.
IV. ĐÁNH GIÁ CUỐI BÀI
1. Những nội dung đã học
- Tạo kiểu dữ liệu mảng hai chiều:
TYPE tên_kiểu_mảng = Array[kiểu_chỉ_số_dòng, kiểu_chỉ_số_cột] Of kiểu_thành_phần;
- Khai báo biến mảng một chiều: VAR tên_biến:tên_kiểu_mảng; - Tham chiếu đến từng phần tử: Tên_biến[chỉ_số_dòng, chỉ_số_cột]
2. Câu hỏi và bài tập về nhà
- Làm các bài tập số 8, 9, sách giáo khoa, trang 79, 80.
- Xem trước nội dung của bài thực hành 3, sách giáo khoa, trang 63. Tiết
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3I. MỤC TIÊU I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Củng cố lại các kiến thức cơ bản về kiểu dữ liệu mảng.
2. Kĩ năng
- Nâng cao kĩ năng sử dụng một số lệnh kiểu dữ liệu mảng một chiều trong lập trình, cụ thể:
+ Khai báo kiểu dữ liệu mảng một chiều. + Nhập/xuất dữ liệu cho mảng.
+ Duyệt qua tất cả các phần tử của mảng để xử lý từng phần tử. - Biết giải một số bài toán cơ bản thường gặp:
+ Tính tổng các phần tử thoả mãn điều kiện nào đó. + Đếm số các phần tử thoả mãn điều kiện nào đó. + Tìm phần tử lớn nhất, nhỏ nhất.
3. Thái độ
- Góp phần rèn luyện tác phong, tư duy lập trình: Tự giác, tich cực, chủ động và sáng tạo trong tìm kiếm kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Phòng máy vi tính, máy chiếu Projector để minh họa.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC