Đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việ t Lào năm 1954-

Một phần của tài liệu II .Những hình ảnh lịch sử mối quan hệ Việt - Lào ppt (Trang 35 - 38)

(TCTG)- Đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó Bí thư Tổng Quân uỷ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam công bố quyết định ký ngày 16 tháng 7 năm 1954 về việc thành lập Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam, mang phiên hiệu Đoàn 100.

Tháng 7 năm 1954

Thành lập Đoàn 100 cố vấn quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào

Theo đề nghị của Chính phủ Kháng chiến Lào và Bộ Quốc phòng Lào, đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó Bí thư Tổng Quân uỷ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, thay mặt Trung ương Đảng, Tổng Quân uỷ và Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam công bố quyết định ký ngày 16 tháng 7 năm 1954 về việc thành lập Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam, mang phiên hiệu Đoàn 100, có nhiệm vụ giúp quân đội Pathết Lào trong thời kỳ mới. Đồng chí Chu Huy Mân, Chính uỷ Đại đoàn 316 (giữa năm 1955 đổi thành sư đoàn), được cử làm trưởng đoàn cố vấn quân sự kiêm bí thư Đảng uỷ Đoàn 100.

Bộ Quốc phòng Việt Nam giao nhiệm vụ cho Cục Tổ chức cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị và Cục Quân lực thuộc Bộ Tổng Tham mưu nghiên cứu, lựa chọn và điều động ngay một số cán bộ trung cấp, sơ cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng, chiến đấu và bảo đảm chiến đấu, từng công tác ở các cơ quan chiến lược, các đại đoàn chủ lực và lực lượng vũ trang địa phương của Việt Nam tham gia Đoàn 100 sang Lào giúp xây dựng quân đội Pathết Lào ở ba cấp: Bộ Quốc phòng, nhà trường và các đơn vị, địa phương. Sau khi được lựa chọn và nhận quyết định của Bộ Quốc phòng, hầu hết số cán bộ tham gia Đoàn 100 tập trung về trạm Thống nhất của Bộ Quốc phòng ở khu vực Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên để học tập chính trị, nắm vững đường lối quốc tế trong sáng của Đảng và tư tưởng "giúp bạn là mình tự giúp mình" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ ngày 22 tháng 3 đến 6 tháng 4 năm 1955 Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào

Trước sự chuyển biến của tình hình thế giới, Đông Dương và ở Lào, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2 năm 1951), Hội nghị đại biểu các chiến sĩ cộng sản Lào đã được triệu tập từ ngày 22 tháng 3 đến 6 tháng 4 năm 1955 tại tỉnh Sầm Nưa. Tham dự có 20 đại biểu chính thức thay mặt cho gần 400 đảng viên đang chiến đấu và công tác trên khắp các chiến trường Lào. Hội nghị diễn ra tích cực, khẩn trương, trong không khí phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Lào và được sự giúp đỡ chí tình của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hội nghị đã phân tích, thảo luận, thông qua các văn kiện quan trọng:

1. Báo cáo thành lập Đảng Nhân dân Lào. Xuất phát từ tình hình, đặc điểm chính trị xã hội ở Lào, Hội nghị đã quyết định thành lập một chính Đảng lấy tên là "Đảng Nhân dân Lào", xác định tính chất là đảng của giai cấp công nhân. Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động của Đảng.

2. Thông qua chương trình hành động (trước mắt) của Đảng. 3. Tình hình và nhiệm vụ cách mạng Lào.

Đồng chí Thiếu tướng Phết Sa Moon (hàng đầu tiên, thứ hai từ phải sang), Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào tiếp các cựu chiến binh Đoàn 100. Ảnh do Ban liên lạc Đoàn 100 cung cấp.

4. Điều lệ Đảng Nhân dân Lào.

Sau đó Hội nghị bầu Ban Lãnh đạo toàn quốc của Đảng (Ban Chấp hành Trung ương) gồm năm đồng chí: Cayxỏn Phômvihản, Nủhắc Phumxavẳn, Bun Phôm Mahảxây, Xỉxávạt Kẹo Bunphăn, Khăm Xẻng. Sau đó, Ban Lãnh đạo bổ sung thêm bốn ủy viên gồm các đồng chí: Xuphanuvông, Phumi Vôngvichít, Phun Xipaxợt và ủy viên bổ sung sau. Ban Lãnh đạo toàn quốc đã bầu đồng chí Cayxỏn Phômvihản làm Bí thư Ban Chỉ đạo kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Chỉ huy quân đội. Phân công các đồng chí khác phụ trách các ngành: tuyên huấn, tổ chức, chính quyền, mặt trận...

Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào thành công, đánh dấu bước trưởng thành mới của cách mạng Lào và mở ra triển vọng phát triển mới trong quan hệ đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau giữa Đảng, Quân ủy, quân đội hai nước Việt Nam - Lào.

Ngày 6 tháng 4 năm 1955

Đảng Nhân dân Lào gửi điện tới Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam

Sau khi tiến hành Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào thành công, ngày 6 tháng 4 năm 1955, Đảng Nhân dân Lào đã gửi điện tới Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Bức điện nêu rõ: “Chúng tôi, những đảng viên cũ của Đảng Cộng sản Đông Dương, sau khi tình hình thay đổi, Đảng Cộng sản Đông Dương không còn, nhưng nhờ sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhờ Đảng Lao động Việt Nam đưa người sang giúp đỡ một cách chân thành, đã tiếp tục sự nghiệp của Đảng Cộng sản Đông Dương đấu tranh thắng lợi.

Hòa bình đã trở lại, ngày nay đứng trước tình hình mới, chúng tôi cùng nhau họp hội nghị thành lập Đảng Nhân dân Lào, vạch đường lối chính sách đấu tranh trước mắt; đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo để dẫn đường chỉ lối cho cuộc cách mạng Lào đi tới thắng lợi cuối cùng. Chúng tôi thành công trong việc thành lập Đảng Nhân dân Lào là nhờ công ơn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã theo dõi, dìu dắt và nhờ sự giúp đỡ vô điều kiện của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian qua.

Trong hội nghị có treo ảnh các lãnh tụ, trong đó có ảnh của Hồ Chí Minh, hình ảnh Người ảnh hưởng đến tinh thần chúng tôi, làm cho suốt thời gian diễn ra hội nghị tất cả chúng tôi đều phấn khởi, hào hứng tích cực làm việc, làm cho hội nghị thu được kết quả tốt đẹp.

Từ nay, chúng tôi có Đảng Nhân dân Lào tổ chức theo đường lối Mác-Lênin là đội tiên phong lãnh đạo cách mạng Lào. Vì thế, chúng tôi tin tưởng cách mạng Lào nhất định sẽ thắng lợi tốt đẹp. Chúng tôi xin hứa cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam rằng: chúng tôi sẽ noi theo tinh thần và sự nghiệp đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương để đẩy mạnh cách mạng Lào đến thắng lợi cuối cùng.

Chúng tôi xin báo cáo tin thành lập Đảng, chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng Lao động Việt Nam sức khỏe để lãnh đạo đấu tranh giải phóng nước Việt Nam và tiếp tục giúp đỡ cách mạng Lào đi đến thành công, làm cho hai nước độc lập hoàn toàn, bảo vệ và củng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới cùng vững chắc.

Tài liệu tuyên truyền lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930-

Một phần của tài liệu II .Những hình ảnh lịch sử mối quan hệ Việt - Lào ppt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)