0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

TỪ NGÀY 26 THÁNG 10 ĐẾN 18 THÁNG 11-

Một phần của tài liệu II .NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ VIỆT - LÀO PPT (Trang 29 -35 )

đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việ t Lào năm

TỪ NGÀY 26 THÁNG 10 ĐẾN 18 THÁNG 11-

Hội nghị cán bộ Việt - Lào thuộc Đảng bộ Hạ Lào và Đông Miên

Nhằm tăng cường đoàn kết kháng chiến, từ ngày 26 tháng 10 đến 18 tháng 11 năm 1951, Ban Cán sự Hạ Lào và Đông Miên tổ chức Hội nghị cán bộ thuộc Đảng bộ Hạ Lào và Đông Miên. Hội nghị tổng kết tình hình công tác từ năm 1946 đến 1951; học tập đường lối, phương châm, phương hướng và phương pháp hoạt động, chỉnh đốn lại mọi mặt tổ chức và lề lối làm việc phù hợp với tình hình cách mạng giai đoạn mới. Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Chính Giao, Bí thư Ban Cán sự Hạ Lào - Đông Miên, đọc báo cáo nêu rõ những nội dung:

1. Tóm lược quá trình xây dựng cơ sở ở Hạ Lào.

2. Những ưu điểm, khuyết điểm và thành tích đạt được trên các mặt công tác.

3. Bốn bài học kinh nghiệm quý báu rút ra trong công tác xây dựng cơ sở quần chúng cách mạng.

4. Tình hình cách mạng hiện nay và nhiệm vụ trước mắt của Ban Cán sự cần đẩy mạnh phong trào kháng chiến ở Hạ Lào.

THÁNG 11- 1951

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết về danh nghĩa và nhiệm vụ của bộ đội tình nguyện Việt Nam hoạt động trên chiến trường Lào

Nhằm đáp ứng nhiệm vụ giúp cách mạng Lào trong tình hình mới, tháng 11 năm 1951, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết xác định danh nghĩa và tổ chức chỉ huy của bộ đội tình nguyện Việt Nam hoạt động trên chiến trường Lào. Nghị quyết nêu rõ: bộ đội Việt Nam hoạt động ở Lào lấy tên là “Bộ đội tình nguyện Việt Nam” đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của Chính phủ Kháng chiến Lào, mọi hoạt động phải theo đường lối chính trị, quân sự của Chính phủ Lào. Đến hoạt động, chiến đấu ở địa phương nào, cán bộ chỉ huy của các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam phải bàn bạc với chính quyền địa phương để định nhiệm vụ công tác và chiến đấu. Tuy nhiên, bộ đội tình nguyện Việt Nam vẫn dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ Chỉ huy Việt Nam về mọi mặt

Chương trình nghệ thuật "Tuổi trẻ Việt - Lào ấm tình keo sơn".

công tác, tác chiến, huấn luyện, quản trị.

Để phù hợp với yêu cầu công tác và khả năng cấp dưỡng của nhân dân, Bộ Chính trị quy định cụ thể số lượng bộ đội ở từng khu vực như sau: Thượng Lào (cả Đông và Tây) gồm 4.000 người, Trung Lào 1.200 người, Hạ Lào 4.000 người. Do điều kiện hoạt động và sinh hoạt ở chiến trường gian khổ nên bộ đội tình nguyện Việt Nam được tổ chức theo chế độ luân lưu. Sau một thời gian hoạt động trên đất Lào, họ được rút về Việt Nam bồi dưỡng sức khỏe, chấn chỉnh trong vài tháng. Lực lượng được sắp xếp sao cho thường xuyên có 1/4 quân được hưởng chế độ luân lưu này.

Ngày 25 tháng 11 năm 1951

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra nghị quyết về nhiệm vụ giúp Thượng Lào

Trước âm mưu và thủ đoạn thâm độc của địch, ngày 25 tháng 11 năm 1951, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt giúp Thượng Lào. Nhận định về âm mưu của địch và đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của cán bộ, bộ đội tình nguyện, nghị quyết nêu rõ:

1. Để phá vỡ cơ sở kháng chiến của nhân dân Lào, địch ráo riết thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Lào đánh người Lào”, ra sức tuyên truyền chia rẽ Lào - Việt. Chúng thành lập chính quyền bù nhìn từ trung ương xuống địa phương, dùng chiêu bài độc lập giả hiệu để lừa phỉnh nhân dân Lào.

2. Mấy năm qua, cán bộ, bộ đội tình nguyện Việt Nam đã thực sự vì cách mạng Lào, tận tụy chiến đấu hy sinh. Nhưng ở nhiều nơi, cán bộ Việt Nam còn phạm nhiều khuyết điểm, nên chưa phá được âm mưu của địch, chưa đẩy mạnh được cuộc kháng chiến của nhân dân Lào phát triển nhanh chóng.

Nguyên nhân chính của thiếu sót trên là do cán bộ Việt Nam chưa nắm vững đường lối cách mạng giải phóng dân tộc Lào, cuộc kháng chiến của nhân dân Lào căn bản phải dựa vào sức mạnh của nhân dân Lào. Cán bộ, bộ đội Việt Nam sang Lào hoạt động chính là để giúp nhân dân Lào xây dựng lực lượng kháng chiến, lực lượng cách mạng. Do không quán triệt quan điểm trên, nên cán bộ, chiến sĩ Việt Nam đã có thái độ không đúng đối với cách mạng Lào, với nhân dân và cán bộ Lào.

Nghị quyết cũng vạch rõ: nguồn gốc của lực lượng kháng chiến Lào là nhân dân Lào. Hình thức đấu tranh vũ trang lúc này ở Lào là chiến tranh du kích. Dù xây dựng hay chiến đấu đều phải nhằm phát triển chiến tranh du kích. Chống xu hướng chỉ lo tập trung đánh chính quy, đánh lớn. Trên cơ sở phân tích tương quan lực lượng giữa ta và địch, Bộ Chính trị đã đề ra cho Ban Cán sự Thượng Lào một số nhiệm vụ trước mắt chống lại âm mưu của địch như sau:

1. Củng cố cơ sở chính trị, quân sự, gây dựng cơ sở kinh tế trong vùng ta kiểm soát, đặc biệt là nơi ta đang xây dựng thành căn cứ địa. Chăm lo giác ngộ chính trị, tinh thần chiến đấu của nhân dân, đào tạo cán bộ địa phương để đủ sức chỉ đạo được các cơ sở. Củng cố dân quân du kích, các đội du kích xã, bộ đội địa phương.

2. Tuyên truyền sâu rộng trong vùng ta kiểm soát, vùng du kích, vùng bị chiếm để đoàn kết toàn dân, đoàn kết Việt - Lào - Miên chống thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, giành độc lập thực sự.

CUỐI NĂM 1951

Đoàn 83 quân tình nguyện Việt Nam mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, quân sự

Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, cuối năm 1951, Ban Cán sự Tây Lào trước đây và Đoàn 83 sau này liên tiếp mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và công tác dân vận, quán triệt các quan điểm của Đảng, các chủ trương, chính sách của Chính phủ Kháng chiến Lào và Neo Lào Ítxalạ cho cả cán bộ tình nguyện Việt Nam và cán bộ Lào. Các lớp quân chính đào tạo cán bộ tiểu đội, do đồng chí Nguyễn Hoà làm tư lệnh trực tiếp chỉ đạo. Nội dung chủ yếu về quân sự là học kỹ thuật sử dụng một số súng bộ binh và chiến thuật cá nhân, chiến thuật phân đội nhỏ.

Về chính trị, học 10 lời thề, 12 điều kỷ luật của quân đội và công tác dân vận. Cuối năm 1951, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hồ Hữu Lợi, Ban Tuyên huấn Đoàn 83 mở khoá đào tạo chi uỷ viên Lào đầu tiên ở Phôn Thon (Mương Phương). Tham gia có hơn 20 đảng viên cốt cán Lào do các phân khu cử tới, mỗi phân khu gồm ba đến bốn người. Thời gian học tập trong năm tuần. Đồng chí Phan Dĩnh, Trưởng Ban Tuyên huấn trực tiếp phụ trách và giảng dạy. Các đồng chí Hồ Vân, Trần Thanh (Việt kiều cũ ở Thái Lan) phiên dịch. Nội dung học tập gồm: chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; lịch sử Đảng Cộng sản Đông Dương và Điều lệ Đảng; đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi; năm bước công tác vận động quần chúng, công tác chi bộ và đạo đức cách mạng.

Kết thúc khoá học, các đảng viên Lào trở về địa phương tiếp tục mở lớp truyền đạt cho các đồng chí ở nhà, sau này nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo của Đảng bộ Lào ở các địa phương trong toàn tỉnh Viêng Chăn, một số trở thành cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội Lào.

Về quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng bộ đội cách mạng Lào trên chiến trường Lào

Sau một thời gian xây dựng, phát triển lực lượng, đến cuối năm 1951, tổng số quân Việt - Lào trên toàn chiến trường Lào năm 1951 là 8.673 người, trong đó có 7.497 quân tình nguyện Việt Nam và 1.176 bộ đội yêu nước Lào. Tổng số quân Việt - Lào được bố trí trên các chiến trường như sau:

trực tiếp tham gia chiến đấu (3/4 cán bộ, chiến sĩ quân tình nguyện còn ở Việt Nam).

- Tây Lào có 1.390 cán bộ, chiến sĩ, trong đó có 216 cán bộ, chiến sĩ Lào (tính đến cuối năm 1950).

- Trung Lào có hơn 3.000 cán bộ, chiến sĩ (tính đến tháng 4 năm 1951). Theo chỉ thị của Trung ương, sau khi củng cố lực lượng chỉ để lại 1.000, số còn lại chuyển giao cho Liên khu 4.

- Hạ Lào có 2.300 cán bộ, chiến sĩ (tính đến tháng 2 năm 1951), trong đó có 650 cán bộ, chiến sĩ Lào và 500 thanh niên Việt kiều ở Thái Lan về tham gia chiến đấu.

Một số sự kiện lịch sử về tình

đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào năm 1953

Lào năm 1953

11:25' 3/7/2012

(TCTG)- Nhằm giành thắng lợi trên mặt trận quân sự ở chiến trường Lào, ngày 2 tháng 2 năm 1953, Tổng Quân ủy Việt Nam thông qua phương hướng, đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phối hợp với quân và dân Lào anh em mở chiến dịch Sầm Nưa (Thượng Lào). Đồng chí Cayxỏn Phômvihản gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sau khi thực dân Pháp tăng quân đánh chiếm khu vực Thượng Lào, đầu tháng 2 năm 1953, đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hai vị Tổng Tư lệnh của quân đội cách mạng hai nước Lào - Việt đã trao đổi và nhất trí đề nghị Chính phủ hai nước Lào - Việt cùng phối hợp mở chiến dịch Thượng Lào. Đề nghị này đã được chính phủ hai nước Việt - Lào chấp thuận thực hiện, nhằm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cả ở Việt Nam và Lào giành thắng lợi to lớn hơn nữa.

Ngày 2 tháng 2 năm 1953

Tổng Quân uỷ Việt Nam thông qua phương hướng phối hợp với quân và dân Lào mở chiến dịch Thượng Lào

Nhằm giành thắng lợi trên mặt trận quân sự ở chiến trường Lào, ngày 2 tháng 2 năm 1953, Tổng Quân ủy Việt Nam thông qua phương hướng, đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh cho phối hợp với quân và dân Lào anh em mở chiến dịch Sầm Nưa (Thượng Lào). Mục đích là tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần đất đai, giúp Chính phủ Kháng chiến Lào, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Xuphanuvông bàn kế hoạch mở Chiến dịch Thượng Lào 1953. Ảnh tư liệu.

dân Lào. Đối với Việt Nam, mở chiến dịch Thượng Lào sẽ phân tán thêm lực lượng địch, phá âm mưu củng cố vùng Tây Bắc và bình định vùng đồng bằng Bắc Bộ của chúng, tạo điều kiện cho chiến tranh du kích ở đồng bằng và chiến dịch Thu Đông của ta. Ngoài ra, đây còn là dịp để rèn luyện thêm cho bộ đội chủ lực Việt Nam về chiến thuật và chấp hành chính sách quốc tế của Đảng.

Ngay trong tháng 2, thực hiện chỉ thị của Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và theo yêu cầu của Chính phủ Kháng chiến Lào, Mặt trận Lào Ítxalạ, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam quyết định phối hợp với quân và dân Lào mở chiến dịch tiến công địch ở Sầm Nưa (Thượng Lào). Mục đích là nhằm “tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần đất đai, giúp Chính phủ Kháng chiến Lào mở rộng và xây dựng căn cứ địa chính của cách mạng Lào, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến của nhân dân Lào”.

Bộ Chỉ huy chiến dịch: Phía Việt Nam có Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Chỉ huy trưởng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm chính trị, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Nam - Chủ nhiệm cung cấp và đồng chí Nguyễn Khang - Đặc trách công tác ở chiến trường Lào. Phía Lào có Hoàng thân Xuphanuvông (Thủ tướng Chính phủ Kháng chiến), đồng chí Cayxỏn Phômvihản (Bộ trưởng Quốc phòng), đồng chí Xỉngcapô Xỉkhốt Chunlamany (Thứ trưởng Quốc phòng) và đồng chí Ma Khảy Khămphithun (Bí thư tỉnh Sầm Nưa).

Sau khi trao đổi thống nhất với Chính phủ Kháng chiến Lào, cuối tháng 2 năm 1953, các đơn vị Lào - Việt được giao nhiệm vụ tham gia mở chiến dịch Thượng Lào, gấp rút triển khai chuẩn bị về mọi mặt. Trên hướng Sầm Nưa (hướng chủ yếu) có Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 (hai trung đoàn), Đại đoàn 316 (một trung đoàn) và Đoàn 80 quân tình nguyện Việt Nam ở tỉnh Hủa Phăn. Phía Lào có khoảng 500 bộ đội địa phương, trong đó có một đại đội tập trung của tỉnh và lực lượng dân quân du kích các huyện Xiêng Khọ, Mương Xon.

Tháng 4 năm 1953

Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam điện gửi Tổng Quân ủy Việt Nam

Trong điện gửi Tổng Quân ủy tháng 4 năm 1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam nêu ra một số ý kiến về tình hình Thượng Lào: xuất phát từ thực tế tương quan lực lượng ở vùng mới giải phóng, ta cần chọn những vùng có thể giữ vững được để củng cố trước rồi sẽ tiếp tục phát triển. Nên chọn khu vực Sầm Nưa làm trung tâm củng cố. Khu vực thứ hai là dọc đường 7. Trong công tác củng cố cần chú ý theo chính sách mà tổ chức chính quyền, du kích, bộ đội địa phương và tổ chức Ítxalạ. Khi cần phát biểu ý kiến công khai thì để Chính phủ và Mặt trận Ítxalạ ra mắt phát biểu.

Hội nghị cán bộ quân chính giúp Lào ở Mặt trận Thượng Lào

Nhằm tăng cường công tác giúp Lào, tháng 4 năm 1953, Mặt trận Thượng Lào đã tổ chức Hội nghị cán bộ quân chính. Sau khi kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ và hiệu quả các mặt công tác giúp cách mạng Lào, Hội nghị cán bộ quân chính Mặt trận Thượng Lào đã thông qua nghị quyết đẩy mạnh công tác trong thời gian tới:

1. Tăng cường đoàn kết Lào - Việt.

2. Đẩy mạnh công tác dân vận, mặt trận phát triển lên bước mới. 3. Thúc đẩy tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm.

4. Phát triển chiến tranh du kích rộng rãi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp tới dự Hội nghị phát biểu nêu rõ cần nâng cao tinh thần quốc tế, tin tưởng vào lực lượng cách mạng Lào, ra sức giúp đỡ bộ đội Lào Ítxalạ và nhân dân Lào tiêu diệt kẻ thù chung, cùng nhau đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho hai nước, cùng nhau chiến đấu để góp phần vào công cuộc bảo vệ hòa bình dân chủ ở Đông Nam châu Á và thế giới, để sau này cùng nhau tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Quán triệt nhiệm vụ chiến dịch Thượng Lào

Trước khi mở chiến dịch Thượng Lào, ngày 1 tháng 4 năm 1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã gửi thư cho Tổng Quân uỷ, các đại đoàn ủy và Ban Cán sự Thượng Lào, cùng các đơn vị phối hợp với Lào tham gia chiến dịch. Nội dung thư nêu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của chiến dịch và quán triệt những nhiệm vụ cần nghiêm túc thực hiện để chiến dịch đạt thắng lợi cao nhất, thể hiện tình đoàn kết Việt - Lào.

Ngày 3 tháng 4 năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các đơn vị bộ đội Việt Nam tham gia chiến dịch. Trong thư, Người yêu cầu các đơn vị và bộ đội phải:

1. Vượt mọi khó khăn, thi đua diệt địch, chiến đấu anh dũng ở bên Lào cũng như ở Việt Nam.

2. Nêu cao tinh thần quốc tế, tôn trọng chủ quyền, tôn trọng phong tục tập quán, kính yêu nhân dân nước Lào. 3. Tuyệt đối giữ gìn kỷ luật, giữ gìn danh tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

4. Tất cả phải có quyết tâm rất cao, rất bền, tranh nhiều thắng lợi.

Tiếp đó, trong hai ngày 5 và 6 tháng 4 năm 1953, Tổng Quân ủy Việt Nam đã mở hội nghị gồm cán bộ từ cấp trung đoàn trở lên để quán triệt tình hình và nhiệm vụ tác chiến. Tại buổi bế mạc hội nghị, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ

Một phần của tài liệu II .NHỮNG HÌNH ẢNH LỊCH SỬ MỐI QUAN HỆ VIỆT - LÀO PPT (Trang 29 -35 )

×