Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (Trang 41 - 43)

- Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT theo phơng pháp trực tiếp phải nộp

16. Tổng lợi nhuận trứơc thuế (70=50+50)

3.1- Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

NVLTT là những yếu tố vật chất tạo nên thành phần chính của sản phẩm đ- ợc sản xuất ra. NVLTT để sản xuất ra các loại săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô.. của Công ty Cao Su Sao Vàng là: Cao su sống, vải mành, hoá chất, dây thép tanh, than, nhựa thông, bột tan chống dính cao su và các loại van.

Nguyên vật liệu chính để sử dụng chế tạo bán thành phẩm ở giai đoạn 1 (tổ luyện) là cao su ống và hoá chất. Nguyên vật liệu chính sử dụng chế tạo sản phẩm ở giai đoạn 2 là vải mành, dây thép tanh và van các loại.

Để thuận tiện cho việc theo dõi, hạch toán, quản lý chi phí NVL trực tiếp, Công ty sử dụng các tài khoản sau:

TK 621.1: XNCS I TK 621.2 : XNCS II TK 621.3 : XNCS III TK 621.4 : XNCS IV

TK 621.5: Xởng Cao Su BTP Xuân Hoà.

Tại mỗi xí nghiệp, tài khoản này lại đợc chi tiết cho từng loại NVL, ví dụ, ở XNCS II, tài khoản này đợc mở chi tiết nh sau:

TK 62122: Chi phí nguyên vật liệu chính TK 62123: Chi phí nguyên vật liệu phụ TK 62127: Chi phí van.

Tài khoản có liên quan: TK 152 - NVL. TK này đợc chi tiết cho từng loại NVL sử dụng:

TK 1521: Bán thành phẩm TK 1522: Nguyên vật liệu chính

TK 1524: Nhiên liệu

TK 1525: Phụ tùng thay thế TK 1526: Vật liệu, thiết bị XDCB TK 1527: Van các loại

TK 1528: Phế liệu thu hồi

Hàng tháng, căn cứ vào sản lợng sản xuất kế hoạch và định mức tiêu hao NVL, kế toán lập “Phiếu lĩnh vật t theo hạn mức”, xuất NVL dùng cho sản xuất của từng xí nghiệp. NVL dùng cho nhóm sản phẩm nào thì đợc theo dõi riêng cho nhóm sản phẩm đó.

Vật liệu đợc xuất nhiều lần trong tháng và số lợng xuất mỗi lần đợc theo dõi trong “Phiếu lĩnh vật t” của các xí nghiệp. Số lợng vật t thực lĩnh đợc xác định:

Số lợng vật liệu thực lĩnh = Định mức VL trên mỗi SP x Số lợng SPSX - Số lợng VL trả lại kỳ trớc

Và giá trị của vật liệu xuất dùng trong kỳ đợc tính theo phơng pháp giá bình quân gia quyền:

Đơn giá VL xuất

dùng trong kỳ =

Giá trị VL tồn ĐK + Giá trị VL nhập trong kỳ Số lợng VL tồn ĐK + Số lợng VL nhập trong kỳ Hàng ngày, khi phát sinh các nghiệp vụ xuất dùng NVL thủ kho lập “Phiếu xuất kho” theo yêu cầu sử dụng của từng xí nghiệp, chi tiết cho từng giai đoạn sản xuất và từng nhóm sản phẩm. Căn cứ vào “ phiếu lĩnh vật t theo hạn mức”, “phiếu xuất kho”, kế toán vật t định khoản vào đối tợng sử dụng và nhóm nguyên vật liệu chính hoặc phụ. ở tháng 8 vật liệu xuất dùng cho XNCS II nh sau:

Nợ TK 6212 (lốp xe đạp) 1.232.688.002 Nợ TK 6212(luyện) 1.673.774.951 Nợ TK 6212 (tanh Thái Bình) 104.463.679 Có TK 1522 3.010.926.632 Và: Nợ TK 6213(lốp xe đạp) 55.170.396 Có TK 1523 55.170.396

Cuối tháng căn cứ vào báo cáo sử dụng vật liệu do các doanh nghiệp lập để xác định số vật liệu dùng không hết, kế toán lập “hoá đơn trả lại vật liệu”. Thực chất vật liệu trả lại không phải nhập về kho của công ty mà giữ lại kho của xí nghiệp để kỳ sau dùng tiếp. Vật liệu dùng không hết sẽ làm giảm CFNVLTT. Vì thế kế toán ghi:

Nợ TK 152(chi phí vật t)

Có TK 621(chi phí cho đối tợng sử dụng)

Căn cứ vào “hoá đơn xuất vật liệu sử dụng kỳ này”, “Hoá đơn trả lại vật liệu kỳ trớc”, “Hoá đơn trả lại vật liệu kỳ này” kế toán tính ra giá trị NVL cần phân bổ cho từng loại sản phẩm bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC (bảng 1)

Giá trị VL cần phân bổ = Giá trị VL trả lại kỳ trớc + Giá trị VL xuất trong kỳ - Giá trị VL trả lại kỳ này

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w