Tính toán thiết kế đường ống gió

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho Trụ sở làm việc Công đoàn hàng không dân dụng Việt Nam (Trang 75 - 78)

13. Tính kiểm tra đọng sương trên vách

7.2.Tính toán thiết kế đường ống gió

Tính toán thiết kế đường ống cấp gió cho hệ thống HRV tại tầng 1 Tổn thất áp suất trên đường ống gió:

∆P = ∆Pms + ∆Pcb

Trong đó:

∆Pms: trở kháng ma sát trên đường ống ∆Pcb: trở kháng cục bộ

Tính toán cho đoạn ống gió có kích thước axb = 300x200 mm, đường kính d = 0,3 m có độ dài 20 m, cút chữ nhật 900 không có cánh hướng dòng

R = 1,25d; w/d = 1; (các số liệu trên lấy trong bảng 7.5 [1]), chiều dài tương đương cút chữ nhật a = ltđ/d = 7

Xác định tổn thất áp suất bằng ống gió theo công thức (7.3) [1] ∆Pms = l. ∆P1 ; Pa

Trong đó:

l – Chiều dài ống gió, m

∆Pl – Trở kháng ma sát trên 1 mét chiều dài ống

Theo bảng 7.3 [1] với kích thước ống axb = 300x200 mm ta tìm được đường kính tương đương dtđ = 266 mm.

Chọn tốc độ gió tối đa theo bảng 7.2 [1]: ω = 7 m/s

Từ chiều dài dtđ và tốc độ ω tra theo hình 7.4 [1] ta tìm được tổn thất áp suất trên 1 mét đường ống ∆Pl = 2,5 Pa/ m

Tổn thất áp suất ma sát: ∆Pms = l. ∆Pl = 20. 2,5 = 50 Pa

Xác định tổn thất áp suất cục bộ: ∆Pcb

Theo công thức (7.4) [1]: ∆Pcb = ltđ. ∆Pl

Trong đó: ltđ - chiều dài tương đương Ta đã có: a = ltđ/ d = 7

Vậy: ltđ = 7d = 7. 0,3 = 2,1 m

Tổn thất áp suất cục bộ: ∆Pcb = ltđ. ∆Pl = 2,1. 2,5 = 5,25 Pa

Vậy tổn thất áp suất trên đường ống gió:

∆P = ∆Pms + ∆Pcb = 5,25 + 50 = 55,25 Pa

Theo Catalog của HRV cho thấy áp suất tĩnh bên ngoài ∆P = 137 Pa

Vậy tổn thất áp suất thực tế trên đường ống ∆P nhỏ hơn tổn thất áp suất theo Catalog. Vậy đường ống thiết kế là phù hợp.

Khi tính toán miệng gió cấp và gió hồi cho không gian điều hoà, em chọn kích thước của miệng gió cấp và gió hồi là như nhau cùng có kích thướclà 600x600.

Khi thiết kế hệ thống đường ống gió hồi em chọn phương án hồi trần do vậy không cần tính toán kích thước của các đường ống hồi.

Bằng cách tính tương tự cho ống gió của các bộ HRV khác, tất cả đều đạt yêu cầu và đảm bảo việc cung cấp gió tươi cho các không gian điều hoà.

Thông gió cho nhà vệ sinh

Để tránh luồng không khí không sạch từ nhà vệ sinh lan toả vào không gian điều hoà ta thiết kế hệ thống thông gió hút gió từ nhà vệ sinh thải ra ngoài môi trường.

Lưu lượng gió hút ra từ nhà vệ sinh được tính theo hệ số thay đổi không khí, số lần thông gió n = 15 lần/ giờ

Tính thông gió cho các phòng tầng 2:

Tầng 2 gồm có 3 phòng vệ sinh với tổng diện tích là 5,94 m2, độ cao trần so với nền thực là 3,4 m (nền nhà vệ sinh cao hơn so với nền phòng là 0,2 m). Thể tích thực của nhà vệ sinh là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VVS = F.h = 5,94. 3,4 = 20,2 m3

Vậy lưu lượng gió cần thải ra ngoài là:

L = n.VVS = 15. 20,2 = 303 m3/ h

Theo bảng 7.22 chọn quạt ly tâm có các thông số: Ký hiệu quạt: N0: 2 1/2 Tốc độ quạt: ω = 1440 vòng/ phút Năng suất: N = 540 m3/ h Hiệu suất: η = 75% 77

CHƯƠNG 8 HỆ THỐNG ĐIỆN, ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho Trụ sở làm việc Công đoàn hàng không dân dụng Việt Nam (Trang 75 - 78)