Nhiệt toả do bức xạ mặt trời qua cửa kính (Q6)

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho Trụ sở làm việc Công đoàn hàng không dân dụng Việt Nam (Trang 39 - 41)

Chọn kết cấu cửa kính cho công trình là kính 1 lớp và có khung kim loại.

Việc xác định nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như:

- Trực xạ hay tán xạ bầu trời sương mù bụi khói và mây - Cường độ bức xạ mặt trời tại địa phương

- Thời gian quan sát để tính toán (góc làm bởi trực xạ và mặt kính) - Kiểu cửa sổ vật liệu làm cửa sổ, trạng thái đóng hay mở

- Vật liệu làm kính và các lớp phủ chống nắng. - Diện tích kính, độ dầy kính và các tính chất khác

- Các lớp che chắc ánh nắng mặt trời như: rèm, ô văng che nắng… Theo công thức (3.18) tài liệu [1] ta có thể tính nhiệt theo biểu thức sau:

Q = Isđ. Fk. τ1. τ2. τ3. τ4 ; W (4.8) Trong đó:

Isđ - Cường độ bức xạ, W/m2

Fk – Diện tích cửa kính chịu bức xạ tại thời điểm tính toán , m2

τ1 – Hệ số trong suốt của kính τ1 = 0,9 τ2 – Hệ số bám bẩn τ2 = 0,8 τ3 – Hệ số bức xạ τ3 = 0,75 τ4 – Hệ số tán xạ do che nắng τ4 = 0,6

Áp dụng tính toán cho công trình lấy các thông số tham khảo theo tài liệu [1] bảng (3.3). Cường độ bức xạ mặt trời trên mặt đứng tại thời điểm nóng nhất của tháng nóng nhất theo TCVN 40788 – 85.

Công trình tại Hà Nội có cửa sổ hướng bắc nên tính theo bảng 3.3 còn các cửa sổ quay hướng nam theo mặt thẳng đứng đều có giá trị bằng không.

Isđ = 122 W/ m2

Tầng 1:

Có cửa sổ quay hướng bắc

Fk = 4.1,2. 2,2 = 10,56 m2

Vậy

Q6 = 122. 10,56. 0,9. 0,8. 0,75. 0,6 = 417,41W

Tất cả các cửa sổ của toà nhà đều quay hướng bắc nên ta tính cho một tầng. Khi tính nhiệt toả của các tầng tiếp tính theo tầng 1.

Vậy nhiệt toả do bức xạ mặt trời:

Q6 = 417,41. 5 = 2087,05 W

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống điều hoà không khí cho Trụ sở làm việc Công đoàn hàng không dân dụng Việt Nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w