Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn: Lợi nhuận và giải pháp làm tăng lợi nhuận tạo công ty cổ phần Hóa An pot (Trang 39 - 55)

1. 2.2.2.3-Xác định công suất hoà vốn

2.2.2.2Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

Công ty Cổ phần Hóa An mặc dù có bề dày hoạt động trong lĩnh vực khai thác đã lâu nhưng những hoạt động khai thác trước đây vẫn chỉ là hoạt động khai thác với công cụ giản đơn , chưa áp dụng được nhiều các tiến bộ của công nghệ máy móc thiết bị mới , chỉ tới thời điểm Công ty chuyển sang hình thức cổ phần hóa Công ty mới chú trọng tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác theo những công trình khai thác có quy mô và yêu cầu khác nhau, cũng vì vậy mà hoạt động tài chính của Công ty còn hạn chế và chưa mang lại lợi nhuận cao như mong đợi của HĐQT.

Lợi nhuận hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính.

Nhìn vào bảng 2 ta thấy chi phí cho hoạt động tài chính năm 2011 tăng so với năm 2010 là 4,492,889,123 đồng, tương ứng với tỷ lệ 145.90%, chi phí này

tăng chủ yếu là do các khoản tổn thất trong đầu tư khai thác các dự án của Công ty. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2011 cũng ít hơn năm 2010 là 6,056,501,045 đồng ứng với tỷ lệ giảm 80.52%. Điều này là do Công ty chưa thu được lãi tiền gửi ngân hàng và chưa thu được lãi vốn cho vay mà các đơn vị khác đang chiếm dụng.

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì hoạt động tài chính chỉ là hoạt động kinh doanh phụ, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh cho Công ty trong điều kiện kinh tế hiện nay. Nhưng ở góc độ chung Công ty cần xem xét để tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính để góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty trong những năm tới.

Để hiểu rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chúng ta cần nghiên cứu thêm một số chỉ tiêu tài chính khác sau đây:

Bảng 3: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2010-2011.

ĐVT: đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

S Tuyệt đối Tỷ lệ % 1 Doanh thu thuần 236,308,295,088 219,475,614,375 -16,832,680,713 -7.123 2 Vốn kinh doanh BQ 348,284,578,862 391,794,492,474 43,509,913,612 12.493 3 Lợi nhuận trước thuế 79,264,590,755 62,121,136,816 -17,143,453,939 -21.628 4 Lợi nhuận sau thuế 61,914,981,586 53,640,092,458 -8,274,889,128 -13.365 5 Tỷ suất LN trước thuế/DTT 0.335 0.283 -0.052 -15.617 6 Tỷ suất LN ròng/ DTT 0.262 0.244 -0.018 -6.720 7 Tỷ suất LN trước thuế/

VKDBQ

0.228 0.159 -0,069 -30.332 8 Tỷ suất LN ròng/VKD BQ 0.178 0.137 -0,041 -22.986

Nguồn: Phòng TC-KT Công ty * Tỷ suất Lợi nhuận doanh thu thuần

Trong năm 2010, cứ 1 đồng doanh thu thuần thu về thì có 0,335 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,262 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2011 cũng 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,283 đồng lợi nhuận trước thuế hay 0,244 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm 2011 so với năm 2010 cứ 1 đồng doanh thu có ít hơn 0,018 đồng lợi nhuận. Sở dĩ có sự giảm là do doanh thu thuần năm 2011 giảm vì các công trình khai thác còn chưa hoàn thành nên chưa có được sản phẩm và do đó chưa có được thành phẩm bán ra ngoài dẫn đến tỷ suất lợi nhuận doanh thu giảm.

* Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận hay đưa lại cho công ty bao nhiêu đồng lãi thực. Từ bảng trên thấy rằng cứ 100 đồng tiền vốn bỏ ra để kinh doanh thì năm 2010 thu về

22.759 đồng lợi nhuận trước thuế hay 17,8 đồng lợi nhuận ròng, còn năm 2011 chỉ thu về được 15.9 đồng lợi nhuận trước thuế hay 13.7 đồng lợi nhuận ròng thôi, điều nay cũng cùng 1 lý do như đã trình bầy ở trên.

Để thấy rõ hơn về kết quản hoạt động sản xuất kinh doanh, về tình hình thực hiện lợi nhuận chúng ta cần nghiên cứu các nhân tố có liên quan. Trước hết là tình hình sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng

* Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động

- Kết cấu vốn lưu động:

Bảng 4: Kết cấu vốn lưu động năm 2010-2011

Đvt: đồng

Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2011

Số tiền tt(%) Số tiền TT

(%) S Tuyệt đối

tỷ lệ (%)

1 Vốn bằng tiền 7,830,263,014 7.78 17,641,224,359 17.61 9,810,961,345 125.30 2 Các khoản phải thu 46,793,558,284 46.48 36,962,891,758 36.90 -

9,830,666,526 -21.01 3 Hàng tồn kho 38,748,491,038 38.49 34,582,212,186 34.52 - 4,166,278,852 -10.75 4 TSLĐ khác 7,298,231,391 7.25 10,994,121,347 10.97 3,695,889,956 50.64 5 Chi sự nghiệp 0 0 0 0 6 Tổng vốn lưu động 100,670,543,727 100 100,180,449,65 0 100 -490,094,077 -0.49 Nguồn: Phòng TC-KT Công ty

Qua bảng trên ta thấy vốn bằng tiền của Công ty năm 2011 tăng 9,810,961,345 đồng so với năm trước tương ứng với tỷ lệ tăng 125.30 % là do một phần năm 2011 các chi nhánh của Công ty hoạt động có hiệu quả . Việc vốn bằng tiền của công ty năm 2010 chiếm tỷ trọng 7.78% so với Tổng vốn lưu

động và năm 2011 chiếm tỷ trọng 17.61% so với tổng vốn lưu động điều này chứng tỏ việc sử dụng vốn lưu động của Công ty thực sự hợp lý , chẳng hạn khi lượng tiền mặt để ở công ty nhiều so với vốn lưu động ,để tránh gây ra lãng phí Công ty đã sử dụng cho những hoạt động kinh doanh khác như là hoạt động tài chính để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty.

Các khoản phải thu giảm 9,830,666,526 đồng, ứng với tỷ lệ giảm 21.01% là do vốn Công ty đang bị các nơi khác chiếm dụng như bán hàng mà chưa thu được tiền giao trong khi phải mua nhiều nguyên liệu phục vụ cho các công trình khai thác sản phẩm đó. Các khoản phải thu năm 2010 chiếm tỷ trọng 46.48% so với tổng vốn lưu động và năm 2011 chiếm tỷ trọng 36.90% trong tổng vốn lưu động, chỉ tiêu này cũng khá cao nó phản ánh việc Công ty đang để cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn trong tổng vốn lưu động của mình quá nhiều. Đây cũng là dấu hiệu không tốt vì như vậy Công ty sẽ không còn nhiều vốn để đầu tư và để khai thác những mỏ khác nhằm tăng doanh thu góp phần tăng lợi nhuận cho mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tồn kho đã giảm 4,166,278,852 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10.75%. Hàng tồn kho năm 2011 đã chiếm tỷ trọng trong tổng vốn lưu động của Công ty là 34.52%, đây chưa phải là mức thấp song điều này đã bớt ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận vì những mặt hàng tồn kho cũng là những mặt hàng dễ bảo quản , không tốn nhiều chi phí trong quá trình bảo quản.

* Tình hình sử dụng vốn lưu động:

Như ta đã biết muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thì biện pháp hiệu quả, ưu việt nhất là phải tăng nhanh vòng quay vốn lưu động đồng thời kết hợp với việc huy động thêm vốn cố định vào sản xuất. Muốn đánh giá và hiểu được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Hóa An ta hãy xem xét một số chỉ tiêu trong 2 năm 2010 và 2011 qua bảng sau.

Đvt: đồng

Stt Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2011 S tuyệt đối tỷ lệ(%) 1 Doanh thu thuần đồng 236,308,295,088 219,475,614,375 -

16,832,680,713

-7.12

2 Lợi nhuận sau thuế đồng 61,914,981,586 53,640,092,458 -8,274,889,128 -13.36 3 Vốn lưu động BQ đồng 239,544,870,827 317,239,773,051 77,694,902,224 32.43 4=1/3 Số vòng quay VLĐ vòng 0.99 0.69 -0.29 -29.87 5= 360/4 Số ngày luân chuyển VLĐ ngày 365 520 155 42.47 6= 3/1 Hàm lượng VLĐ % 1.01 1.45 0.43 42.57 7= 2/3 Lợi nhuận/ VLĐ % 0.26 0.17 -0.09 -34.58 Nguồn: Phòng TC-KT Công ty

Bảng trên chỉ ra rằng mặc dù vốn lưu động bình quân trong năm 2011 tăng 32.43% tương đương với 77,694,902,224 đồng nhưng vòng quay vốn lưu động lại giảm đi 0.29 vòng ứng với 29.87% so với năm 2010 có nghĩa là Công ty vẫn chưa sử dụng hiệu quả hiệu suất sử dụng vòng quay vốn của năm 2011, còn để ứ đọng nhiều nguyên vật liệu trong kho. Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động cho biết để có 1 đồng doanh thu năm 2010 công ty cần 1.01 đồng vốn lưu động, sang năm 2011 lại cần thêm 1.45 đồng nữa tăng lên 42.59% dẫn đến việc giảm lợi nhuận trong năm.

Năm 2010 khi bỏ ra 1 đồng vốn lưu động bình quân Công ty thu lại được 0.26 đồng lợi nhuận cũng là thấp, song đến năm 2011 Công ty lại chỉ thu về được có 0.17 đồng, quá thấp so với những chi phí và rủi ro mà Công ty có thể gặp phải trong lĩnh vực khai thác.

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và chỉ tiêu lợi nhuận trên đây cho phép chúng ta nhìn nhận khá toàn diện, đầy đủ và đánh giá chính xác mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP LÀM TĂNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA AN

3.1_ Nhiệm vụ, phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới

Là thành viên của Tổng công ty vật liệu xây dựng số 1, trong suốt những năm qua hoạt động Công ty cổ phần Hóa An đã đạt được những kết quả nhất định. Khi nền kinh tế nước ta có xu hướng ngày càng phát triển, Đồng Nai đang là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển năng động của khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ , vì vậy việc nhà nước gia tăng về đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải… tất cả những yếu tố đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành khai thác đá nói chung, cho Hóa An nói riêng hoạt động và phát triển. Nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra cho Công ty nhiều thách thức mới như: các công trình xây dựng có yêu cầu ngày càng cao và khắt khe hơn về chất lượng , mỹ thuật , chủng loại đá… Vì vậy, đòi hỏi ban Giám đốc Công ty cùng tất cả cán bộ công nhân viên phải nỗ lực hết mình trong công việc để giúp Hóa An vượt qua được những khó khăn và trở thành một Công ty lớn mạnh hơn nữa .

Muốn đạt được những thành công để có thể tiếp tục phát triển lâu dài, ban Giám đốc Công ty đã đề ra nhiệm vụ và phương hướng chiến lược, cụ thể trong thời gian tới , làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Công ty đó là:

Phải tập trung chủ yếu vào khai thác các công trình sẵn có và tìm kiếm nguồn tài nguyên ở các vùng khác . Tăng cường công tác tiếp thị nhằm mở rộng, phát triển thị trường, khi bên cạnh Hóa An đang có rất nhiều các đối thủ mạnh khác.

Quyết tâm hoàn thành kế hoạch sản xuất khai thác trong từng thời kỳ kinh doanh , hạn chế tối đa trong việc tồn đọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong các công trình khai thác chưa hoàn thành đúng tiến độ . Tập trung chỉ đạo thi công khai thác dứt điểm , nhịp nhàng để hoàn thành đúng chỉ tiêu , kế hoạch đề ra .

Luôn quan tâm tới đời sống , vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên , có chế độ thưởng phạt hợp lý để khuyến khích nhân viên nâng cao tính sáng tạo và ý thức trách nhiệm trong công việc .

Tích cực bám sát công tác thanh quyết toán , thu hồi vốn để gia tăng vòng quay , đảm bảo kịp thời nhu cầu cho vốn sản xuất kinh doanh , tránh tình trạng máy móc ngừng hoạt động do thiếu nguyên vật liệu , thiếu vốn và tránh tình trạng thừa , ứ đọng vốn .

3.2_ Những khó khăn và trở ngại của Hóa An trong lĩnh vực khai thác , sản xuất kinh doanh .

Kế hoạch khai thác là nội dung cơ bản của hệ thống kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp nghành khai khoáng nói chung và của Hóa An nói riêng, là mục tiêu hành động của Công ty. Mọi diễn biến tốt xấu của tình hình hoàn thành kế hoạch đều có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các hoạt động khác của Công ty. Tuy nhiên, việc hoàn thành kế hoạch sản xuất của Hóa An còn gặp những khó khăn chủ yếu sau:

• Tuy đã thành lập từ lâu nhưng kỹ thuật sản xuất chưa cao , máy móc đưa vào sử dụng chưa phải là những mặt hàng tốt nhất , điều này làm ảnh hưởng lớn tới quá trình thăm dò và khai thác .

• Địa điểm thăm dò , khai thác không phải lúc nào cũng là nơi đạt hiệu quả cao nhất , vì lý do địa bàn , hay thời tiết cũng làm ảnh hưởng tới quá trình thi công .

• Tuy nhiên khi khai thách ra thành phẩm , bán sản phẩm cho khách hàng nhưng lại chậm trễ trong việc thanh toán tiền cho Công ty.Việc này làm ảnh hưởng tới nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn .

• Mặt khác, do Công ty có nhiều chi nhánh , việc khai thác thì liên tục , nhưng địa bàn khai thác giữa các chi nhánh cách xa nhau , điều này đòi hỏi lượng máy móc Công ty phải trang bị là rất lớn , ngoài ra phần lớn công tác thi công, khai thác phải làm ngoài trời, việc này làm phân tán, máy móc, thiết bị và công nhân thường xuyên di động. Do đó phát sinh thêm một số chi phí điều động máy móc thiết bị, công nhân đến nơi khai thác, chi phí tháo lắp, chạy thử máy, chi phí xây dựng và tháo dỡ các công trình tạm phục vụ cho việc khai thác …, ngoài ra, trường hợp đi thuê máy, thuê nhân công, Công ty còn phải thanh toán với bên cho thuê máy, với người lao động một khoản tiền nhất định, đây là những vấn đề mà bất kỳ doanh nghiệp khai khoáng nào cũng gặp phải trong quá trình tiến hành khai thác .

3.3_ Giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận tại Công ty cổ phần Hóa An

Do đặc điểm sản phẩm kinh doanh của Công ty là đặc điểm chung của sản phẩm khai khoáng thuộc nghành xây dựng cơ bản, nên các doanh nghiệp khai khoáng nói chung và Hóa An nói riêng khi tiến hành khai thác thì cũng đồng thời tiêu thụ sản phẩm. Khai thác là một loại hình sản xuất công nghiệp sản phẩm được sản xuất ra theo những yêu cầu về giá trị sử dụng, về chất lượng của các công trình xây dựng . Việc tiêu thụ sản phẩm khai khoáng chịu ảnh hưởng khách quan của chế độ thanh toán theo hạng mục công trình và khối lượng hoàn thành của các công trình xây dựng đi. Do đó doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm đã bán cho các công trình xây dựng, thời gian và tiến độ cung cấp sản phẩm, vì vậy Công ty muốn tăng doanh thu ngoài biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải có biện pháp chỉ đạo thi công tập trung dứt điểm để hoàn thành kế hoạch sản xuất .

3.3.1.1_ Nâng cao chất lượng sản phẩm xây khai thác .

Chất lượng sản phẩm là chỉ tiêu rất quan trọng, việc phấn đấu đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vụ của mọi người, mọi tổ chức liên quan. Nó cần phải được thực hiện ở mọi khâu, mọi giai đoạn từ khi chuẩn bị khai thác đến khi hoàn thành. Trong đó khâu có ý nghĩa quyết định cùng với khảo sát và thiết kế là giai đoạn thi công khai thác . Hóa An là một doanh nghiệp khai thác , trực tiếp tạo ra các sản phẩm cho công trình xây dựng cơ bản, do đó Công ty càng phải quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm của mình. Với vai trò quan trọng như vậy nên sản phẩm khai thác của Công ty không được phép có những sản phẩm sai , kém chất lượng . Nhưng trong quá trình khai thác , thực tế vẫn có thể phát sinh những sản phẩm không đạt chuẩn . Việc phân tích nhằm nâng cao chất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn: Lợi nhuận và giải pháp làm tăng lợi nhuận tạo công ty cổ phần Hóa An pot (Trang 39 - 55)