Số lượng vốn chovay theo ngành kinh tế.

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39 - 47)

III. THỰC TRẠNG CHOVAY VỐN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẠC.

3.1Số lượng vốn chovay theo ngành kinh tế.

3. Kết quả chovay vốn của NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc.

3.1Số lượng vốn chovay theo ngành kinh tế.

Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc hoạt động trên địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc, là nơi đáp ứng các nhu cầu về vốn cho các ngành kinh tế trong huyện như: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ… hầu hết các hoạt động của NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đều nhằm mục đích phục vụ cho định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Thực trạng cho vay vốn của ngân hàng được thể hiện qua nội dung sau:

Bảng 2: Thực trạng cho vay vốn phân theo ngành kinh tế. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 So sánh (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đồng) Cơ cấu (%) 2004/2003 2005/2004 BQ Doanh số cho vay 225.488 100 388.192 100 515.321 100 172,16 132,74 151,17 1. Ngành nông nghiệp 21.389 9,49 35.814 9,23 43.345 8,40 167,44 121,02 142,35 2. Tiểu thủ CN 15.796 7,01 40.646 10,47 47.219 9,20 257,32 116,17 172,89 3. Công nghiệp 157.916 70,03 238,162 61,35 339.658 65,90 150,82 142,61 146,65 4. Thương mại- dịch vụ 14.795 6,56 43.905 11,31 49.463 9,6 296,76 112,65 182,83 5. Cho vay khác 15.592 6,91 29.665 7,64 35.627 6,9 190,26 120,10 151,16

Qua bảng 2 ta thấy doanh số cho vay qua các năm đều tăng lên đáng kể. Bình quân 3 năm tăng 50,17%. Doanh số cho vay năm 2004 là 388.192 triệu đồng tương ứng 72,16% so với năm 2003. Đến năm 2005 doanh số cho vay là 515.321 tăng 127.129 triệu đồng tức 32,75%. Bình quân 3 năm tăng 51,17%.

Yên Lạc trong những năm gần đây đã có sự đổi mới đó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác. Do vậy, tỉ trọng cho vay ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn cho vay của ngân hàng nhưng số vốn cho vay này càng tăng lên cả về số lượng và cơ cấu. Cụ thể năm 2003 là 21.389 triệu đồng chiếm 9,49% tổng số vốn cho vay của toàn ngành, năm 2004 là 35.824 triệu đồng chiếm 9,23% và năm 2005 là 43.345 triệu đồng chiếm 8,40% tăng so với năm 2004 là 7.531 triệu đồng tương ứng với 21,02%. Bình quân 3 năm tăng 42,35%. Nguyên nhân này là do những năm qua do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để phát triển hướng sản xuất hàng hoá và xuất khẩu đồng thời được sự hướng dẫn của cán bộ địa phương trong sản xuất người dân đã mạnh dạn đầu tư vốn để mở rộng các ngành nghề. Trồng trọt, chăn nuôi phát triển góp phần nâng cao thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn tín dụng. Tuy nhiên, nền kinh tế còn nhiều mất cấn đối, thị trường các sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định, giá đầu vảo của một số vật tư chủ yếu tăng, sản xuất phân tán, ruộng đất manh mún, trình độ dân trí nông dân thấp đã ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nên con số vay ngành nông nghiệp chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn cho vay của ngân hàng. Chúng ta cần có các biện pháp cố gắng phát huy hơn nữa mở rộng quy mô cho vay phát triển sản xuất mở ra một hướng đi mới cho phát triển kinh tế của huyện.

Theo định hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, huyện Yên Lạc đang khuyến khích cho việc phát triển các ngành nghề phụ. NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đặc biệt quan tâm nhằm hỗ trợ vốn cho khách hàng khôi phục các ngành nghề truyền thống tại địa phương.

Cùng với nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thì thương mại - dịch vụ hiện nay cũng là một ngành quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Yên Lạc. Với địa thế thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các huyện trong khu vực, thuận lợi cho phát triển thương mại - dịch vụ. Nhưng số vốn đầu tư cho ngành này lại không nhiều, chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu cho vay toàn ngành. Tuy nhiên số lượng vốn cho vay lại tăng nhanh qua các năm, bình quân 3 năm tăng 82,83%. Đây là một chiều hướng đáng mừng tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thương mại - dịch vụ phát triển. Vì vậy, các cá nhân trong ngân hàng cần phát huy lợi thế này làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng đồng thời góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế của huyện.

Trong 3 năm qua, trên địa bàn huyện xuất hiện một số các doanh nghiệp công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, nhu cầu vốn mở rộng cho quy mô sản xuất của các doanh nghiệp này rất lớn. Do vậy ngân hàng đầu tư cho vay lĩnh vực này chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn cho vay của ngân hàng. Cụ thể năm 2003 doanh số cho vay là 157.916 triệu đồng chiếm 70,03% tổng số vốn cho vay toàn ngành, năm 2004 là 238.162 triệu đồng chiếm 61,35% tăng 50,82% so với năm 2003. Năm 2005 là 339.658 triệu đồng chiếm 65,9% tăng 42,61%. Bình quân 3 năm tăng 46,65% so với năm 2004.

NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc, với mục tiêu kinh doanh của mình đã thực hiện cho vay vốn tới tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên có sự chênh lệch quá lớn giữa số lượng vốn cho vay các ngành. Vì vậy, ngoài việc chú trọng đầu tư cho vay phát triển ngành công nghiệp, ngân hàng cần phải có sự quan tâm đúng mức điều hoà vốn, áp dụng mức lãi suất thấp hơn để đa dạng đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác trong huyện đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

(1). Tình hình sử dụng vốn vay của ngành nông nghiệp.

Bộ mặt nông thôn trong huyện đang dần được đổi mới tuy nhiên sự đổi mới đó chưa đồng đều, chưa rộng khắp. Để đẩy mạnh phát triển nông thôn

theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho nông nghiệp nhằm khắc phục tình trạng cho vay đầu tư sản xuất theo hộ gia đình với quy mô quá nhỏ bé, manh mún. Vì vậy, việc đầu tư cho nông nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. NHNo & PTNT huyện Yên Lạc cung cấp vốn phục vụ cho nông nghiệp đặc biệt là trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện nay nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế khác trên địa bàn phát triển.

Ngành nông nghiệp được chia làm 3 nhóm ngành chính: Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Yên Lạc là một huyện có diện tích đất nông nghiệp tương đối bằng phẳng, đất đai màu mỡ rất thuận tiện cho cây trồng phát triển nhưng trong mấy năm gần đây do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá nên diện tích đất nông nghiệp giảm dần. Thêm vào đó Yên Lạc là một huyện phát triển nhất của tỉnh nhưng trồng trọt không phải là ngành sản xuất chính của huyện.

Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn vay của ngành nông nghiệp. Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 So sánh (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2004/2003 2005/2004 BQ I Tổng vốn cho vay toàn ngành Tr.đ 21.389 100 35.814 100 43.355 100 167,44 121,05 142,34 - Trồng trọt Tr.đ 864 4,04 912 2,55 1.379 3,20 105,56 151,20 126,38 - Chăn nuôi Tr.đ 17.699 82,75 30.625 85,51 36.827 85,0 173,3 120,25 144,25 - Nuôi trồng thuỷ sản Tr.đ 2.826 13.21 4.277 11.94 5.149 11.8 151.34 120.38 134.92

II Số lượt hộ vay Lượt/hộ 8.441 11.670 12.043 119,45 103,20 138,86

III Mức vốn vay Tr.đ/lượt/hộ 2,53 3,07 3,6 121,34 117,26 119,23

Qua bảng 3 ta thấy, lượng vốn vay đầu tư cho ngành trồng trọt không cao, chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn vay ngành nông nghiệp. Năm 2003 số lượng vốn đầu tư cho ngành trồng trọt là 864 triệu đồng chiếm 4,04% tổng doanh số vay toàn ngành, năm 2004 là 912 triệu đồng chiếm 2,55% năm 2005 là 1.379 triệu đồng chiếm 3,18%. Hộ vay vốn trồng trọt đầu tư cho các cây trồng chính thức như: cây hoa, cây ăn quả, cây rau, cây giống…

Bên cạnh việc đầu tư vốn cho trồng trọt thì ngành chăn nuôi được chú trọng đầu tư phát triển hơn. Bởi lẽ trong những năm gần đây chăn nuôi là một thị ngành tương đối phát triển và là một thế mạnh lớn của huyện. Hiện nay trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều hộ gia đình chăn nuôi giỏi có nhu cầu về vốn cao, đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn. Lợi nhuận của ngành chăn nuôi mang lại cao hơn ngành trồng trọt, các hộ gia đình rất tích cực đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hộ vay vốn tập trung chăn nuôi các loại con lợn hướng nạc, gà công nghiệp, bò sữa…trong đó chủ yếu là chăn nuôi lợn. Với phương trâm đa dạng hoá sản phẩm, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân thì đầu tư cho chăn nuôi là một vấn đề đáng quan tâm góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Do việc mở rộng quy mô nhu cầu vốn để đầu tư cho chăn nuôi là rất lớn vì thế lượng vốn người dân cần là rất cao. Doanh số vay cho chăn nuôi tăng mạnh và chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu vay vốn toàn ngành. Cụ thể năm 2003 vốn vay cho chăn nuôi chiếm 82,75% tổng vốn toàn ngành, năm 2004 chiếm 85,51% tăng 73,03% so với năm 2003, năm 2005 chiếm 85,00% tăng 20,25% so với năm 2004. Bình quân 3 năm tăng 44,24%. Điều này chứng tỏ ngành chăn nuôi của huyện đang ngày càng phát triển, người nông dân đã mạnh dạn hơn dám nghĩ, dám làm đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình. Hàng năm cung cấp ra thị trường một khối lượng sản phẩm lớn.

Ngân hàng nên quan tâm về số lượng vốn vay/ hộ/ lượt vẫn còn ở mức thấp, nhu cầu vốn hộ cần vay cao hơn nhiều. Họ cho rằng ngân hàng nên mở rộng mức cho vay và thời hạn vay vốn đối với họ. Với sự phát triển ngành

chăn nuôi như hiện nay thì trong tương lai các hộ vay chăn nuôi sẽ trở thành khách hàng lớn của ngân hàng.

Ngoài ra ngân hàng còn tiến hành cho hộ cho vay vốn đầu tư vốn cải tạo hồ ao thả cá, mua sắm ngư cụ và cá giống. Doanh số vốn vay tăng lên nhưng cơ cấu vốn lại giảm xuống chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu vốn vay toàn ngành. Năm 2003 vốn vay đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản là 2.826 triệu đồng chiếm 13,21% năm 2004 là 4.227 triệu đồng chiếm 11,94%, năm 2005 là 5.149 triệu đồng chiếm 11,8%. Nguyên nhân này là do trong mấy năm gần đây diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản của huyện đang bị thu hẹp dần do quá trình phát triển dân cư các lòng hồ, ao bị lấp dần nên người dân chuyển sang chăn nuôi các con vật khác. Chính hiện tượng này làm giảm diện tích ao hồ sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp do không có ao hồ để giữ nước và thoát nước phục vụ cây trồng. Để khắc phục tình trạng này thì nhiệm vụ đầu tiên chính là chính quyền các cấp cần phải có những biện pháp hạn chế san lấp ao hồ để xây dựng nhà cửa, nâng diện tích nuôi trồng thuỷ sản bởi lợi nhuận thu được từ nguồn này cao hơn so với trồng lúa.

Mặc dù vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp có xu hướng tăng lên song bản thân ngành nông nghiệp kết quả sản xuất chưa cao, lại chịu nhiều rủi ro. Do vậy hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn vau không cao. Nên ngoài việc đầu tư cho nông nghiệp thì đa số các hộ nông dân chú trọng quan tâm đến các ngành kinh tế khác để nâng cao thu nhập cho gia đình.

(2) Tình hình sử dụng vốn vay của ngành tiểu thủ công nghiệp.

Theo định hướng CNH – HĐH nông thôn thì việc phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp đang được các cấp, các ngành chính quyền huyện quan tâm chú trọng đầu tư cho phát triển. Trong nhữn năm trở lại đây giá trị sản xuất ngành tiểu thủ công nghiệp trong huyện tăng nhanh và cơ cấu tổ chức của các đơn vị (hộ gia đình) cũng được mở rộng để thích ứng với sự phát triển của ngành này vì vậy vốn vay đầu tư tăng nhanh. Bình quân 3 năm tăng 72,89%. Vốn đầu tư cho sản xuất ngành nghề gồm các đối tượng sau: Tái chế nhựa,

nghề mộc, và một số ngành nghề khác. Các ngành nghề này các hộ sản xuất đều áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, mở rộng quy mô phục vụ sản xuất. Muốn làm được điều đó cần một lượng vốn đầu tư. NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đã có những biện pháp tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển đa dạng các ngành nghề và đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển sản xuất.

(3). Tình hình sử dụng vốn vay của ngành thương mại – dịch vụ.

Hộ gia đình vay vốn cho kinh doanh dịch vụ đầu tư vào một số lĩnh vực sau: Dịch vụ nông nghiệp, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ đồ dùng sinh hoạt, dịch vụ ăn uống.

Kể từ khi có chế độ cho vay hộ sản xuất số 499 của NHNo & PTNT Việt Nam đến nay. NHNo & PTNT huyện Yên Lạc đã thực hiện cho vay đầu tư các ngành với số lượng vốn đầu tư cho các ngành nghề đều làm tăng lên và cơ cấu đầu tư cho các ngành nghề biến đổi theo chiều hướng tích cực. Cơ cấu vốn cho sản xuất ngành nông nghiệp giảm, cơ cấu vốn cho sản xuất ngành nghề và kinh doanh dịch vụ tăng lên góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong huyện, từng bước hình thành ngành nghề, sản phẩm hàng hoá trong nông thôn Yên Lạc.

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 39 - 47)