Các hình thức chovay vốn của NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc.

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38 - 39)

III. THỰC TRẠNG CHOVAY VỐN CỦA NHNo & PTNT HUYỆN YÊN LẠC.

2.Các hình thức chovay vốn của NHNo & PTNT Huyện Yên Lạc.

2.1 Cho vay trực tiếp với khách hàng

Sơ đồ: Chuyển tải vốn tín dụng tới khách hàng

1. Ngân hàng xét duyệt cho khách hàng vay vốn và chuyển vốn trực tiếp tới khách hàng.

2. Ngân hàng nhận tiền gốc và lãi trực tiếp từ khách hàng khi đến hạn. 3. Thông qua tổ nhóm ngân hàng chuyển vốn tới khách hàng.

4. Khách hàng trả gốc và lãi cho ngân hàng thông qua tổ, nhóm.

Cho vay trực tiếp đến khách hàng đây là hình thức an toàn nhất hạn chế được tiêu cực của các khâu trung gian. Nhằm hỗ trợ vốn kịp thời cho khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ. Tuy nhiên cho vay trực tiếp đòi hỏi tốn công và hạn chế mở rộng tín dụng.

2.2 Cho vay gián tiếp

Cho vay theo hình thức này đã được triển khai rộng khắp trên toàn huyện thông qua các tổ chức chính trị xã hội, các tổ nhóm như: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh của các xã, thị trấn. NHNo & PTNT huyện Yên Lạc ký hợp đồng liên doanh vay vốn với các xã, thị trấn thành lập được 15 tổ vay vốn, số tổ chức đã được giải ngân là 15, số lượng thành viên được vay vốn qua tổ là 7.500 thành viên.

Tổ nhóm Ngân hàng Khách hàng 1 2 3 4 3 4

Việc vay trả của nhân dân hết sức rõ ràng, khách hàng hầu như không phải trực tiếp đến trụ sở ngân hàng giao dịch nên tránh được những phiền hà, tiết kiệm được thời gian và chi phí. Hội đồng trách nhiệm của địa phương là chủ tịch xã, thị trấn cùng chịu trách nhiệm với ngân hàng nên khách hàng được vay vốn nhiều hơn gấp 3-4 lần so với các xã chưa ký liên doanh, vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh kịp thời và thuận lợi hơn. Về phía ngân hàng, qua tổ liên doanh cán bộ tín dụng nắm bắt tình hình địa bàn, con nợ thuận tiện hơn, chắc chắn hơn. Sự kết hợp của cán bộ địa phương đã phần nào giúp giảm bớt công sức lao động của cán bộ ngân hàng, mối quan hệ chặt trẽ giữa chính quyền địa phương và ngân hàng tạo thuận lợi cho việc đầu tư vốn cũng như giải quyết tốt những tồn tại của ngân hàng.

Một phần của tài liệu “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 38 - 39)