1.Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập pdf (Trang 26 - 28)

III. NHỮNG BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY

1.Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý

Môi trường kinh doanh luôn có những biến động lớn, đặc biệt là trong quá trình hội nhập, để thích nghi với nó, tránh được rủi ro và tổn thất trong kinh

doanh, doanh nghiệp thương mại cần có chiến lược kinh doanh cho hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm trước mắt và lâu dài. Để phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thương mại cần quan tâm đến một

số chiến lược kinh doanh chủ yếu sau:

Chiến lược sản phẩm: Sản phẩm ở đây có thhể là hàng hoá hoặc dịch vụ.

Công tác nghiên cứu thị trường phải được tiến hành một cách nghiêm túc, đặc

biệt lưu ý tới sự cân đối các sản phẩm cùng ngành, cùng nghề để tránh năng lực

sản xuất dư thừa, tập trung khai thác các khoảng trống thị trường.

Chiến lược giá bán: Giá bán liên quan trực tiếp đến mặt chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Doanh nghiệp cần chủ động đề ra chiến lược giá bán thích

hợp với từng thhời gian, với từng thời kỳ. Đồng thời, doanh nghiệp cần xây

dựng một chiến lược đa dạng về giá: giá ưu đãi, giá trả chậm, giá trả góp… phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Chiến lược phân phối sản phẩm: Sản phẩm được phân phối theo hai

kênh trực tiếp và gián tiếp. Các doanh nghiệp thương mại có thể dùng đồng thời

hai kênh phân phối sản phẩm, song tỉ lệ phải cân nhắc do chi phí và mức độ

thâm nhập thị trường. Kênh gián tiếp giúp doanh nghiệp nhanh chóng triển khai

sản phẩm ở nhiều nơi, chi phí ban đầu không lớn, có hiệu quả ngay. Tuy vậy, sử

dụng kênh này có nhược điểm là: Doanh nghiệp không hoàn toàn kiểm soát

được giá bán, hàng giả có thể thâm nhập được. Thêm vào đó, thông tin phản hồi

từ khách hàng không đầy đủ và chính xác. Vì vậy, cùng sự phát triển các kênh phân phối gián tiếp doanh nghiệp thương mại cần triển khai từng bước điểm

phân phối hàng hoá của bản thân doanh nghiệp.

Chiến lược tăng trưởng: Chiến lược xây dựng dựa trên các dự báo, kế

hoạch phát triển chung của nền kinh tế, sức mua của khách hàng, thị hiếu, sự

phát triển của khoa học công nghệ. Chiến lược tăng trưởng không cho phép bó

hẹp trong một phương thức mà phải có hai ba phương án khác nhau, chú ý đến

Chiến lược tài chính: Một chiến lược tài chính có độ chính xác cao sẽ

giúp doanh nghiệp thương mại chủ động trong việc huy động vốn kinh doanh, đặc biệt vốn lưu động. Khả năng thanh toán kịp thời các chi phí phản ánh sự

lành mạnh về tài chính của doanh nghiệp. Kế hoạch thu chi đầy đủ, đúng quy định là một phần quan trọng không thể thiếu trong chiến lược tài chính.

Chiến lược tổ chức – nhân sự: Hoạch định tổ chức giải đáp cho các câu

hỏi thực tế đặt ra như quyền quyết định nên tập trung ở mức độ nào, phân cấp

quyết định ra sao, loại mô hình nào thích hợp nhất, các cương vị tham mưu nên

sắp xếp như thế nào, xây dựng các bộ phận liên quan trách nhiệm và lợi nhuận như thế nào? Cơ cấu tổ chức sẽ xác định hệ thống và mối quan hệ giữa các cương vị nhằm giúp cho doanh nghiệp thương mại hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh doanh.

Công tác nhân sự đề cập đến các lĩnh vực như phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, đánh giá lựa chọn, thuê mướn lao động, quan hệ. Cần phải xây dựng chức năng, nhiệm vụ cho từng cương vị, từ đó đặt ra yêu cầu về trình độ đào tạo, kinh

nghiệm, giới tín, độ tuổi… Công tác đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ để

phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp thương mại cần được

thoả đáng.

Chiến lược đối ngoại: Đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp thương mại

với các cơ quan chính phủ, các tổ chức chính quyền, các doanh nghiệp khác. Đây không phải là công tác quan hệ hành chính đơn thuần, làm tốt công tác này sẽ giúp doanh nghiệp thương mại phối hợp chặt chẽ với bạn hàng vì lợi ích

chung, nhanh chóng phản ánh các vướng mắc về cơ chế chính sách với cơ quan

có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đổi mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập pdf (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)