2. Công tác khảo sát xác định vùng hư hỏng 38
3.3.5. Quy trình lắp ráp chi tiết thay thế 58
Lắp ráp chi tiết kết cấu thay thế được tiến hành theo các bước sau: 1. Công tác chuẩn bị.
- Vạch dấu các đường lắp ráp và đường kiểm tra. - Chuẩn bị căn kê đệm đỡ.
- Chuẩn bị các dụng cụ để cố định như tăng đơ mã răng lược … 2. Lắp ráp các chi tiết vào vị trí.
- Dùng cầu trục trong nhà xưởng vận chuyển các chi tiết đã được chế tạo vào vị trí lắp ráp.
- Cân chỉnh các chi tiết sao cho hợp lý.
- Kiểm tra vị trí kích thước của kết cấu cần thay thế.
- Cố định các chi tiết kết cấu bằng các liên kết mềm như mã răng lược tăng đơ, kích …
- Hàn hoàn chỉnh chi tiết
Trước khi hàn hoàn chỉnh chi tiết ta tiến hành hàn đính các kết cấu với nhau để thuận tiện cho việc cân chỉnh lại kích thước.
- Kiểm tra mối hàn bằng một trong các cách sau: + Quan sát bên ngoài bằng mắt thường
+ Phương pháp siêu âm
+ Phương pháp chiếu tia Rơnghen hoặc tia gamma + Phương pháp khoan...
Trong quá trình lắp ghép các kết cấu khung xương bánh lái cần chú ý cân chỉnh thẳng hàng và khoảng cách giữa các kết cấu.
Khoảng cách giữa các xương nằmđược tính theo công thức:
a = 0.2( 100
L
) + 0.4 (m) (L: chiều dài thiết kế của tàu)
Khoảng cách giữa các xương đứng: b = 1.5a (Theo quy phạm 2003) Khi lắp ráp các chi tiết cần lưu ý nhữngđiểm sau:
Đối với tôn mạn bánh lái phần thay thế phải được khai triển sao cho mối nối là ít nhất. Các vách nằm và vách đứngđược hàn trước tạo thành bộ khung của bánh lái vùng sửa chữa (hình 3.24). Sau đó tôn mạn phải được hàn vào khung bằng các mối hàn chữ T liên tục (không nên dùng mối hàn gián đoạn vì gây gỉ mạnh). Tiếp theo tấm tôn đáy bánh lái được hàn vào khung và vào tôn mạn phải. Trên các mép vách nằm và vách đứngở mạn trái, hàn các dải tôn rộng khoảng (3-4) lần chiều dày tôn mạn bánh lái. Trên tôn mạn bánh lái cắt các lỗ khoét (hình 3.20a), phân bố đều trên các dải tôn. Mối hàn quanh mép lỗ khoét sẽ liên kết tôn mạn bánh lái vào khung xương.
Ngoài cách hàn tôn mạn bằng các lỗ khoét ta còn có thể dùng các vấu, trên các vách ngang và vách đứng làm các vấu nhỏ có lỗ ( hình 3.25b.). Tôn mạn được khoét lỗ, lồng qua vấu. Cài các chốt hình nêm vào lỗ ở vấu để ép sát tôn vào khung xương, sau đó hàn quanh vấu. Khi hàn xong chặt và mài phẳng các vấu.
Sau khi hàn, hình dạng phần thay thế được kiểm tra bằng dưỡng. Khe hở giữa mép dưỡng và tôn mạn bánh lái tại mỗi mặt cắt không được quá 1% chiều dày profin bánh lái.
Hình 3.25. Liên kết tôn mạn với các vách
1.Tôn mạn; 2. Mối hàn qua lỗ khoét; 3. Vấu; 4. Vách
3.3.6. Sửa chữa độ lệch tâm 3.3.6.1. Doa lại các ổ đỡ.