Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 (Trang 32 - 37)

lý hoạt động kinh doanh tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 có ảnh hởng đến kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 phẩm 19/5

Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 – Sơn Tây – Hà Tây trực thuộc Tổng công ty mía đờng I, thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty đợc thành lập ngày 27- 11-1968 với tên gọi ban đầu là Nhà máy đờng 19/5 đóng trên địa bàn xã Trung Hng – Thị xã Sơn Tây – Tỉnh Hà Tây.

Nhà máy đờng 19/5 đợc thành lập trong thời gian cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đang ở vào thời kỳ ác liệt nhất, nhu cầu đờng glucoza phục vụ cho chiến trờng rất lớn, trong khi đó việc vận chuyển nhập glucoza từ Trung Quốc về rất khó khăn. Do vậy, nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy lúc bấy giờ là sản xuất hai loại đờng

- Glucoza bột (tiêm) phục vụ ngành y tế.

- Glucoza nớc (đờng nha) cung cấp cho ngành công nghiệp thực phẩm.

Trang thiết bị sản xuất của nhà máy lúc bấy giờ hoàn toàn do Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa tài trợ, lắp đặt, với hai dây truyền sản xuất đờng glucoza đã tơng đối lạc hậu (công nghệ thuỷ phân axit). Tuy nhiên đây lại là nhà máy đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam sản xuất đờng glucoza. Do điều kiện chiến tranh, nhà máy không đợc xây mới mà máy móc thiết bị đợc lắp đặt, sản xuất ngay tại trờng cấp III Sơn Tây và trờng s phạm tỉnh Sơn Tây (cũ).

Nhà máy đi vào hoạt động với công suất ban đầu là 600 tấn đờng glucoza/ năm, với số công nhân lao động là 265 ngời.

Đến năm 1977 nhà máy đơng 19/5 sát nhập với nhà máy đạm đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5. Số lao động tăng lên 585 ngời. Thời kỳ này xí nghiệp có lắp thêm hai dây chuyền sản xuất mì chính và một số sản phẩm khác.

Năm 1987, hoạt động của xí nghiệp đã bớc sang một giai đoạn mới: Cùng với sự chuyển mình của toàn bộ nền kinh tế đất nớc, xí nghiệp đợc chủ động sản xuất kinh doanh và việc hạch toán cũng hoàn toàn độc lập.

Đứng trớc những thách thức mới của nền kinh tế thị trờng, cùng với sự lạc hậu về công nghệ sản xuât, máy móc thiết bị lại bị h hỏng nhiều, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Tuy nguồn vốn còn hạn hẹp, nhng xí nghiệp đã mạnh dạn đầu t thêm dây chuyền công nghệ mới và tổ chức sản xuất thêm mặt hàng bánh kẹo để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Vào thời điểm này, công suất dây chuyền sản xuất đờng glucoza đạt 1600 tấn/năm (trong đó 1500 tấn đờng glucoza nớc, 100 tấn đờng glucoza bột) và dây chuyền sản xuất bánh kẹo cũng đạt 1000 tấn/năm.

Số lợng lao động của xí nghiệp trong giai đoạn này giảm xuống còn 450 ngời. Theo nghị định 338 của Thủ tớng Chính phủ, quyết định 02 ngày 06.01.1993 của Bộ công nghiệp: Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5 đợc thành lập lại với tổng số vốn đợc giao là 5.700.000.000 đồng.

Để hoà nhập đợc trong cơ chế thị trờng đảm bảo sự tồn tại và phát triển là một trong những mong muốn không dễ gì đạt đợc, nhất là một doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm. Song, với sự cố gắng, nỗ lực, sự đoàn kết nhất trí của toàn thể cán bộ công nhân viên, cùng với đội ngũ cán bộ quản lý vững vàng về nghiệp vụ chuyên môn, am hiểu về thông tin, kiến thức kinh tế thị trờng, trong những năm qua, bớc đầu Xí nghiệp đã đạt đợc những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình.

Ghi nhận những kết quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngày 14/11/1994, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã ra quyết định số1513-NN/TCCB/QĐ đổi tên Xí nghiệp liên hiệp thực phẩm 19/5 thành Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5.

Trong bối cảnh hiện nay, công ty xác định phải coi trọng sản xuất mặt hàng truyền thống và thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài việc sản xuất đờng glucoza, công ty còn sản xuất thêm các loại bánh kẹo, nớc giải khác, in bao bì với nhiều chủng loại, tăng khả năng cạnh tranh. Công ty thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại lao động, sát nhập lại các phòng ban cho hợp lý. Bên cạnh đó, công ty tập trung chiều sâu, cải tiến máy móc thiết bị, tăng cờng các biện pháp quản lý, nghiên cứu và

áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, cũng tiến hành sửa chữa, tự tạo, xây dựng mới cơ sở hạ tầng: nhà xởng, kho bảo quản nguyên vật liệu, kho thành phẩm.

Tổng mức đầu t vào bánh kẹo là gần 1,5 tỷ đồng. Công ty đã sản xuất mặt hàng bánh kẹo với nhiều chủng loại đa dạng phong phú trên dây chuyền công nghệ sản xuất tiên tiến. Hiện nay, công suất bánh kẹo hàng năm là trên 2000 tấn, mặt hàng này đợc thị trờng chấp nhận và có nhiều bạn hàng cộng tác.

Sản phẩm của Công ty đã có chỗ đứng ở một số tỉnh, thành phố lớn nh: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dơng, Thanh Hoá, Thái Bình, Vinh, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hoà Bình…

Sau những cố gằng nỗ lực của Công ty, trong những năm gần đây, kết quả sản xuất kinh doanh đạt đợc nh sau.

Bảng 1: Một số kết quả sản xuất kinh doanh của CTKNTP 19/5 Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001 2002

Tổng doanh thu triệu đồng 21.927 28.033 27.691

Số LĐ bình quân ngời 398 390 360

Nộp ngân sách triệu đồng 341 352 384

Nhìn chung, trong hơn 30 năm kể từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển. Từ những năm đất nớc còn chiến tranh cho đến khi hoà bình lập lại, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhng Công ty vẫn từng bớc đi lên, khắc phục mọi khó khăn bằng nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả, tự khẳng định mình. Công ty đã làm tốt công tác bảo toàn vốn trong sản xuất kinh doanh, không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lợng sản phẩm, nâng cao uy tín với khách hàng, tạo chỗ đứng trên thị trờng.

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty đợc bố trí theo cơ cấu quản lý tổ chức quản lý trực tuyến chức năng, cơ cấu quản lý này có:

- Ưu điểm: Phản ánh logic các chức năng của Công ty, phản ánh đợc mức độ chuyên môn hoá cao, dễ đào tạo, dễ kiểm soát.

- Nhợc điểm: Bộ máy cồng kềnh khó kiểm soát tạo sự cứng nhắc, tầm nhìn hẹp, khó phối hợp các chức năng

Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 là một doanh nghiệp Nhà nớc tự hạch toán sản xuất kinh doanh, cơ cấu bộ máy của Công ty đợc tổ chức theo một cấp.

Ban giám đốc Công ty gồm ba ngời: một Giám đốc và hai phó Giám đốc: - Giám đốc: là ngời điều hành và đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy quản lý của Công ty. Ngoài việc uỷ quuyền cho các Phó giám đốc, Giám đốc còn chỉ đạo công tác thi đua, kỷ luật, chế độ trong Công ty.

- Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp Giám đốc phụ trách tình hình sản xuất, điều độ sản xuất, chỉ đạo trực tiếp các phân xởng sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp Giám đốc phụ trách về tình hình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh thông suốt, phụ trách cung ứng vật liệu và tiêu thụ sản phẩm.

Các phòng ban chức năng (gồm trởng, phó phòng và nhân viên)

- Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh quyết toán với Nhà nớc.

Giám đốc Phòng kỹ thuật KCS Phòng tổ chức hành chính Phòng công đoàn Phòng kế hoạch đầu t Phòng tài chính kế toán Phòng kinh doanh PX đ- ờng bột PX đ- ờng n- ớc PX kẹo I PX kẹo II PX Kẹo III PX bánh PX cơ điện

- Phòng kế hoạch đầu t: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch đầu t của Công ty.

- Phòng tổ chức hành chính:– có nhiệm vụ thanh quyết toán quỹ lơng quản lý, điều phối hoạt động trong sản xuất, hớng dẫn khách hàng đến giao dịch quan hệ công tác với Công ty, nhận phát th, báo chí cho các phòng ban, làm thủ tục hành chính cho Công ty.

- Phòng kỹ thuật KCS: có nhiệm vụ phụ trách kỹ thuật sản xuất, kiểm tra giám sát chất lợng quy cách sản phẩm trên cơ sở các thông số kỹ thuật theo quy định.

- Phòng công đoàn: có nhiệm vụ tham mu cho Ban giám đốc về hoạt động phong trào văn hoá, thể thao, chế độ đãi ngộ, quyền lợi của ngời lao động.

- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ tiêu thụ những sản phẩm do Công ty sản xuất ra, chủ động tìm nguồn vật t, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, quản lý kho tàng và các phơng tiện vận chuyển của Công ty.

- Các phân xởng: các quản đốc phân xởng có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện các kế hoặch sản xuất Công ty giao cho, đơn vị chịu trách nhiệm về mọi mặt tình hình sản xuất của Công ty nh: số lợng sản xuất sản phẩm, tiền lơng cho công nhân thuộc đơn vị mình quản lý, đáp ứng yêu cầu sản xuất theo đúng kế hoạch đợc giao.

+ Phân xởng glucoza bột: có nhiệm vụ sản xuất đờng glucoza phục vụ cho y tế, tiêu dùng.

+ Phân xởng glucoza nớc: có nhiệm vụ sản xuất đờng nha phục vụ cho sản xuất bánh kẹo của Công ty và các Công ty đờng, bánh kẹo khác.

+ Phân xởng kẹo I: sản xuất kẹo gôm

+ Phân xởng kẹo II: có nhiệm vụ sản xuất nhiều loại kẹo nh kẹo vừng, kẹo socola mềm.

+ Phân xởng kẹo III: có nhiệm vụ sản xuất các loại kẹo cứng và kẹo cứng nhân trên hệ thống gói gối nh: kẹo socola, kẹo nhân đậu xanh, kẹo nhân cam, nhân dứa.

+ Phân xởng bánh: với dây chuyền hiện đại, phân xởng bánh có nhiệm vụ sản xuất các loại bánh nh: bánh cây dừa, bánh quy kem, bánh bông cúc, bánh cam.

+ Phân xởng cơ điện: đây là bộ phận sản xuất phụ nhng phân xởng cơ điện đã giúp các phân xởng sản xuất chính hoạt động liên tục. Phân xởng có nhiệm vụ cung

cấp điện, hơi, nớc, khí nén và sửa chữa thiết bị, máy móc, phơng tiện vận chuyển cho Công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 (Trang 32 - 37)