0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời (%)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ - MECANIMEX” PPTX (Trang 45 -50 )

- Export Company

3. Chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời (%)

*Tỷ suất sinh lời trên doanh thu 0.19 0.2

*Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 0.56 0.7

*Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 2.1 2.1

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty năm 2001, 2002, 2003)

Nhóm chỉ tiêu về bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn:

Tỷ trọng TSCĐ / Tổng tài sản: Năm 2002 tỷ trọng tài sản cốđịnh của Công ty có sự gia tăng đột biến (15,82%), nguyên nhân là do Công ty được ngân sách Nhà nước cấp vốn bổ sung bằng giá trị quyền sử dụng đất góp vốn liên doanh. Năm 2003, tỷ trọng này cũng có sự gia tăng nhẹ do Công ty cũng mua sắm, bổ sung một số tài sản cố định phục vụ cho hoạt động kinh doanh

đạt mức 17,9%.

 Tỷ trọng TSLĐ / Tổng tài sản: Với đặc điểm là một doanh nghiệp thương mại nên tỷ trọng này của Công ty là rất cao. Tuy nhiên, trong những năm qua tỷ trọng này đang có xu hướng giảm xuống, năm 2002 chiếm

84,18%; năm 2003 chiếm 82,1%.

Tỷ trọng Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn: Trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty nợ phải chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, do để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh thì Công ty thường xuyên phải huy động vốn rất nhiều từ bên ngoài. Năm 2002 tỷ trọng này là 73,4%; năm 2003 là 67,82%, tỷ trọng

này đang có xu hướng giảm xuống do Công ty đã giảm dần việc khai thác và sử dụng nguồn vốn tín dụng thương mại của nhà cung cấp.

Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán tức thời: Năm 2002 tỷ lệ này là 0,08%; năm 2003 là 0,2%. Mặt khác, lượng tiền dự trữ của Công ty cũng rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguồn từ cơ cấu tài trợ của Công ty.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Công ty thường xuyên phải cần tới 83 - 88% giá trị tài sản lưu động của Công ty mới đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: của Công ty năm 2002 là 0.19%; năm 2003 là 0.2%. Tỷ suất này là tương đối thấp nguyên nhân là do sự gia tăng các khoản chi phí (chi phí bán hàng, chi phí tài chính và các khoản chi phí khác) với tốc độ cao, mặc dù lợi nhuận sau thuế hàng năm cũng tăng nhưng có tốc độ gia tăng thấp hơn.

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Khả năng sinh lợi của Công ty năm 2003 là 100 đồng vốn đầu tư thu được khoảng 0,7 đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Năm 2003 100 đồng vốn chủ

sở hữu tạo ra có 2,1 đồng lợi nhuận sau thuế, do tốc độ gia tăng của lợi nhuận không nhanh bằng tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu.

Đó là toàn bộ nội dung công tác phân tích tài chính của Công ty MECANIMEX, như vậy ta thấy rằng nội dung phân tích này còn quá sơ sài, phiến diện, do đó không thểđánh giá hết tình hình tài chính của Công ty.

2.3. Đánh giá về công tác phân tích tài chính tại Công ty 2.3.1. Những kết quảđạt được 2.3.1. Những kết quảđạt được

Như hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, công tác phân tích tài chính doanh nghiệp mới chỉ được thực hiện ở Công ty MECANIMEX trong thời gian không lâu. Tuy nhiên, bước đầu đã thu được những kết quả

đáng ghi nhận: phục vụ đắc lực cho Ban giám đốc trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hiệu quả quản lý tài chính. Cụ thể:

 Hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn thường xuyên được đánh giá về

kết quả và hiệu quả; tìm ra những mặt mạnh để không ngừng phát huy, cũng như những mặt còn tồn tại để nghiên cứu giải pháp khắc phục.

 Công tác phân tích tài chính còn chỉ ra cho Ban giám đốc những nguy

cơ thách thức mà Công ty có thể gặp phải từ đó sớm có những hướng khắc phục, quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch phát triển trong ngắn hạn và dài hạn.

 Công tác dựđoán tài chính, lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính trong ngắn hạn và dài hạn đã giúp Công ty tận dụng tốt các cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao trên nền tảng thông tin từ các kết quả phân tích tài chính.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế 2.3.2.1. Hạn chế

Công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại Công ty đã bộc lộ những hạn chế vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan:

Về tổ chức công tác phân tích:

Hoạt động phân tích tài chính của Công ty chỉ được được tiến hành sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết. Như vậy, thời điểm để bắt đầu các phân tích phụ thuộc lớn vào thời điểm hoàn tất quyết toán của doanh nghiệp. Nhưng thực tế cho thấy, các Báo cáo tài chính đến cuối quý I, thậm chí sang quý II mới hoàn tất, trong khi mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là từ thực trạng hoạt động kinh doanh, đưa ra các kế hoạch chiến lược trong tương lai. Cho nên kết quả hoạt động phân tích sẽ bị giảm ý nghĩa thực tiễn, những chiến lược xây dựng có thể sẽ không theo kịp những biến đổi của môi trường kinh doanh.

Về thông tin sử dụng trong phân tích:

Công ty MECANIMEX có cơ chế quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ

kế toán chặt chẽ, tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước, của Bộ chủ

quản về quy chế quản lý tài chính, kế toán và biểu mẫu. Song thông tin được sử dụng trong công tác phân tích tài chính tại Công ty vẫn còn nhiều hạn chế, sai lệch về mặt chất lượng và số lượng cung cấp.

Thứ nhất, công tác phân tích tài chính tại Công ty bị hạn chế do sử

dụng thông tin không đầy đủ: với 3 Báo cáo tài chính trong đó không có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, những thông tin khác liên quan đến Công ty như thông tin về tình hình kinh tế trong và ngoài nước, hệ thống pháp lý, chỉ tiêu chung của ngành... chưa được cập nhật và đưa vào sử dụng.

Thứ hai, các Báo cáo tài chính được lập theo ý muốn chủ quan của người lập nên số liệu cũng chưa chắc đã hoàn toàn phản ánh thực tế một cách chính xác trung thực. Do đó ít nhiều có ảnh hưởng đến kết quả phân tích.

Cuối cùng, trong khi nguồn thông tin không được đảm bảo đầy đủ và chính xác, thì các số liệu sử dụng để phân tích chủ yếu là trong 2 năm (hay số

liệu đầu năm và cuối năm) hoặc cùng lắm là lên đến 3 năm. Vì vậy, kết quả

phân tích chỉ có ý nghĩa trong ngắn hạn, chưa đem lại cho đối tượng sử dụng thông tin hình ảnh về doanh nghiệp nói chung và tình hình tài chính nói riêng một cách có chiều sâu. Các thông tin này hơn nữa mang nặng tính chất thống kê, tổng hợp mà không nêu được bản chất ý nghĩa của chúng.

Về phương pháp phân tích:

Hiện nay trong công tác phân tích tài chính, Công ty mới chỉ sử dụng hai phương pháp truyền thống là: phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh, chưa thực sự quan tâm sử dụng các phương pháp phân tích mới, hiện đại như:

phương pháp Dupont, phương pháp phân tích độ co giãn, phương pháp phân

tích kinh tế lượng... Sự kết hợp giữa các phương pháp trên còn chưa đồng bộ

phân tích khiến kết quảđạt được còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ được nhiều trong việc ra quyết định.

Về nội dung phân tích:

Nội dung phân tích của Công ty còn hết sức sơ sài, mang tính chất khái quát. Trong đó, mới chỉ tập trung vào phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua việc phân tích cơ cấu tài chính và phân tích các chỉ tiêu tài chính, do đó chưa phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của Công ty mà chỉ giúp Ban giám đốc nắm được tình hình tăng giảm của tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh nhưng mức độ tăng giảm như vậy là hợp lý hay chưa hợp lý thì chưa

được làm rõ.

Khi phân tích các chỉ tiêu tài chính để đánh giá tình hình tài chính của Công ty thì chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu như: chỉ tiêu về cơ cấu tài sản, cơ

cấu nguồn vốn; chỉ tiêu về khả năng thanh toán; chỉ tiêu về khả năng sinh lời. Còn các chỉ tiêu khác như: vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, khả năng thanh toán lãi vay, hiệu suất sử dụng tài sản... vẫn chưa được tính toán và phân tích.

Một nội dung rất quan trọng nữa là việc đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử

dụng vốn chưa được Công ty đưa vào nội dung phân tích là một thiếu sót cần nhanh chóng khắc phục.

2.3.2.2. Nguyên nhân a) Nguyên nhân chủ quan a) Nguyên nhân chủ quan

 Do Ban giám đốc Công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng và tác dụng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, mà công tác này chưa có được sự chú trọng đầu tư thích đáng.

 Công ty vẫn chưa xây dựng được một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính có trình độ chuyên môn cao.

 Các phương pháp phân tích tài chính được Công ty sử dụng còn quá sơ

sài mới chỉ dừng lại ở phương pháp phân tích tỷ số và phương pháp so sánh nhưng còn chưa vận dụng một cách chính xác.

 Công ty vẫn chưa áp dụng một phần mền phân tích tài chính chuyên dụng nào, công tác phân tích chủ yếu được tính toán bằng thủ công do vậy hiệu quảđạt được là không cao.


Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CƠ KHÍ - MECANIMEX” PPTX (Trang 45 -50 )

×