Phân tích tình hình bảo đảm nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí - Mecanimex” pptx (Trang 26 - 27)

Một doanh nghiệp muốn theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và an toàn thì phải có thực lực về vốn để thực thi các kế hoạch, chiến lược đã đề ra. Do vậy, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động là nội dung cần thiết không thể thiếu trong công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong nội dung này, người ta thường quan tâm tới 3 chỉ tiêu sau:

Vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nguồn vốn ngẵn hạn Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

Chỉ tiêu Vốn lưu động thường xuyên (VLĐ thường xuyên) chỉ ra mức độ an toàn của các tài sản ngắn hạn. Nếu VLĐ thường xuyên < 0, điều có nghĩa là doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản cốđịnh. Chính sự không tương ứng về cấu trúc thời hạn của nguồn vốn và đối tượng đầu tư đã dẫn tới rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp do không đủ tài sản lưu động để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn rất dễ bịđẩy đến tình trạng mất khả năng thanh toán.

Chỉ tiêu Nhu cầu VLĐ thường xuyên, cho ta biết phải cần bao nhiêu hàng tồn kho và khoản phải thu để tài trợđủ bằng nợ ngắn hạn.

Nếu Nhu cầu VLĐ thường xuyên > 0, tức là hàng tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn, khi đó nhu cầu chi trả nợ sẽ lớn hơn khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Doanh nghiệp buộc phải tạm thời sử

dụng nguồn dài hạn để thanh toán. Từ kết quả phân tích, áp dụng một chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ từ

khách hàng, kích thích tiêu thụ hàng tồn kho là cấp thiết để vực dậy tình trạng tài chính đang tồi tệ của doanh nghiệp.

Vốn bằng tiền: Nếu vốn bằng tiền < 0 sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn (vốn ngắn hạn nhiều, vốn dài hạn ít) hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn (đầu tư dài hạn quá nhiều).

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng phải tuân theo nguyên tắc tương ứng về cấu trúc kỳ hạn của các khoản vốn và sử

dụng vốn. Tức là doanh nghiệp có thể sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản lưu động nếu thị trường tạo nguồn ngắn hạn của nó là khá thuận lợi.

Nhìn chung, muốn đảm bảo nguồn vốn liên tục về chất lượng và số

lượng, đảm bảo lành mạnh về tài chính, doanh nghiệp cần thiết phải duy trì

đồng thời: VLĐ thường xuyên > 0, Nhu cầu VLĐ thường xuyên < 0 và Vốn bằng tiền > 0.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí - Mecanimex” pptx (Trang 26 - 27)