Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nớc đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động BHXH nói chung và lĩnh vực quản lý tài chính BHXH nói riêng. Cho đến nay, Nhà nớc đã hình thành đợc hệ thống pháp lý cơ bản và tơng đối đầy đủ để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực hoạt động BHXH bao gồm các điều luật trong Bộ Luật Lao động, Pháp lệnh cán bộ công chức, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt nam và trong các Nghị định, Quyết định, Điều lệ và các Thông t, văn bản pháp quy hớng dẫn sự nghiệp BHXH.
Tuy nhiên, do tình hình thực tiễn đã thay đổi, một số văn bản pháp squy ban hành không còn phù hợp nữa, trở nên lỗi thời hoặc gây khó khăn trở ngại cho hoạt động của BHXH.
Trong thời gian tới, cần phải giải quyết các vấn đề sau:
-Rà soát lại toàn bộ hệ thống văn bản pháp quy đã ban hành trong lĩnh vực BHXH để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
-Ban hành Nghị định mới trên cơ sở các văn bản: Nghị định 19/CP ngày 16/2/1995 của Chính phủ về việc thành lập BHXH, Quyết định 606/TTg của Thủ tớng Chính phủ ngày 26/9/1995 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt nam và Nghị định 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT vì hiện nay BHYT đã sáp nhập vào BHXH Việt nam.
-Ban hành các văn bản pháp quy để thực hiện loại hình BHXH tự nguyện cho mọi ngời lao động nói riêng và mọi ngời dân sống trên nớc Việt nam nói chung trong đó quy định rõ mức đóng, mức hởng, đối tợng tham gia loại hình bảo hiểm này.
-Khẩn trơng xây dựng luật BHXH tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động thu, chi, quản lý quỹ BHXH. Hiện nay Quốc hội, Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động-Thơng binh và Xã hội chủ trì cùng các Bộ, Ngành liên quan khác xây dựng Luật BHXH để trình Quốc hội xem xét và phê chuẩn. Nhng công việc tiến hành còn chậm.
-Kiện toàn các chính sách, pháp luật khác có liên quan đến công tác quản lý thu, chi, đầu t tăng trởng quỹ BHXH.