trên thị trường quốc tế, định hướng quan trọng đối với sản xuất và xuất khẩu hàng rau quả Việt Nam là nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm đưa sản phẩm đưa các cơ sở chế biến hàng xuất khẩu gắn liền với vùng nguyên liệu hình thành các vùng sản xuất chuyên canh xuất khẩu ...
Theo định giá của các nhà chuyên môn thì thị trường tiêu thụ mặt hàng rau quả có tiềm năng rất lớn. Để đẩy mạnh số lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả cần phải có những biện pháp xâm nhập thị trường phù hợp với tình hình thị trường hiện nay. Trước hết tăng cường mối quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN, tiếp tục đẩy mạnh buôn bán với các nước thuộc Liên Xô cũ duy trì thị phần ở các thị trường Nhật, EU, tiếp tục xâm nhập sâu hơn nữa về thị trường này và mở rộng quan hệ với các thị trường châu mỹ , châu phi...
1. Thực trạng của ngành sản xuất rau quả nước ta.
1.1. Về rau.
Theo thống kê 1995 cả nước có 377.000 ha rau với sản lượng 5,6 triệu tấn (năng suất trung bình khoảng 15 tấn/ha); Đất chuyên canh rau được bố trí tập trung khoảng 113.000 ha, ở các vùng ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp lớn. Vùng đất trồng rau luân canh và xen canh (trồng với cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày) có diện tích 264.000 ha.
Rau nước ta phong phú về chủng loại (có 70 loại cây chủ yếu) đặc biệt là rau vụ đông; Đây là một thế mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Các loại cây trồng chủ yếu là: cải bắp, xu hào, cà chua, dưa chuột, ớt, hành tây, nấm ... Tuy nhiên, do giống chưa được tuyển chọn và quy trình canh tác lạc hậu nên chất lượng rau không cao, sản lượng còn nhỏ và
phân tán, năng suất thấp, thua kém nhiều so với các nước, phần lớn không đủ tiêu chuanr xuất khẩu tươi và chế biến công nghiệp.
1.2. Về quả.
Năm 1997 cả nước coa 425.000 ha, sản lượng khoảng 3,8 triệu tấn (năng suất bình quân của cả nước 9 tấn/ha); Phần lớn quy mô diện tích vườn tạp, quy mô hộ gia đình (trung bình 0,5 - 2 ha/hộ; Mộ số rất ít có diện tích đạt 5 - 10 ha/hộ). Vùng trồng quả tập trung còn rất ít mới đạt 70.000 ha (chiếm 16%). Phần lớn diện tích trồng cây ăn quả nằm ở đồng bằng sông Cửu Long (60%). Những loại cây ăn quả chủ yếu là dứa, chuối, các loại quả có múi, xoài, vải thiều, nhãn, thanh long, chôm chôm... hầu hết các cây ăn quả của ta hiện nay, có năng suất thấp và không ổn định, bình quân 10 tấn/ha: Trong đó chuối 15 -16 tấn/ha, dứa 7 - 12 tấn/ha, xoài 8 - 12 tấn/ha. Một số giống cây ăn quả bị thoái hoá nghiêm trọng, chất lượng: thấp quả nhỏ, nhiều hạt, mẫu mã xấu, bị nhiễm bệnh (như bệnh vàng lá, bệnh sâu đầu, ruồi đục quả...). Đã hình thành một số vùng chuyên canh như xoài cát Hoà Lộc ở Tiền Giang, thanh long ở Bình Thuận, vải thiều ở Bắc Giang, dứa ở Tiền Giang, Long An, Kiên Giang... nhưng khối lượng hàng hoá chưa lớn.
1.3. Hoa và cây cảnh:
Diện tích trồng hoa ước đạt 1.600 ha, chiếm 0,02% đất nông nghiệp. Sản lượng hoa ước đạt 0,3 tỷ cành. Các tỉnh có diện tích trồng hoa lớn là Hà Nội: 500 ha, Hải Phòng 320 ha, TP. Hồ Chí Minh 200 ha, Đà lại 75 ha, các loại hoa chủ yếu là: hồng, cúc, layơn, phong lan... Hiện nay hoa và cây cảnh để tiêu thụ nội địa là chính, xuất khẩu không đáng kể 9nawm 1997 xuất khẩu khoảng 5 triệu USD) nguyên nhân do kỹ thuật nhân giống, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu (chủ yếu dựa và kinh nghiệm) nên chất lượng, năng suất thấp, chủng loại đơn giản.
2. Chế biến và bảo quản.
Hiện nay việc thu hái, lựa chọn, bảo quản vẫn tiến hành thủ công là chính, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch lên tới 20 - 25%, công nghệ bảo và phương tiện vận chuyển còn thiếu và lạc hậu, chất lượng thấp, giá thành cao, sản phẩm chưa có sức cạnh tranh trong xuất khẩu.
Tỷ lệ chế biến rau quả chiếm khoảng 5-7%, trong đó có khoảng 60 nhà máy và xưởng với tổng công suất khoảng 150.000 tấn/năm. Nhưng phần lớn công nghệ, thiết bị lạc hậu, không đồng bộ, chất lượng sản phẩm thấp, chưa có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, còn có các xưởng chế biến thủ công của nhân dân với quy mô nhỏ và chất lượng kém.
Công nghiệp bao bì, đóng gói của nước ta chưa hoàn chỉnh: Nhìn chung, sản phẩm còn nghèo nàn, hình thức không đẹp, chủng loại đơn điệu, giá thành cao.
3. Tiêu thụ.
Hiện nay, sản lượng bình quân đầu người về rau quả của ta còn thấp: - Rau: 60 - 65 kg/năm.
- Quả: 55- 60 kg/năm.
Với mức tăng trưởng kinh tế 5 -10%/năm; mức tiêu thụ bình quân tăng 10%/năm thì vào khoảng năm 2010 dự đoán sản lượng tiêu thụ bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 80-90 kg/rau/năm, 60-70 kg/quả/năm.
Đời sống của nhân dân sẽ không ngừng được cải thiện, do vậy nhu cầu về rau quả có chất lượng cao ngày càng tăng. Vài năm gần đây một số hoa quả như táo, lê, cam, nho từ Trung Quốc, Mỹ, Newzealand và Nam Phi... đã vào thị trường Việt Nam (ước tính khoảng 12-15 triệu USD/năm).
Lượng rau quả xuất khẩu còn rất ít: Năm 1997 mới xuất khẩu được 38.000 tấn quả (chiếm 1,3& sản lượng hiện có) ở dạng tươi và chế biến. Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là dứa hộp, dưa chuột hộp, vải nhãn sấy khô, thanh long tươi... Thị trường xuất khẩu rau quả ta khoảng 40 nước (nhưng sản lượng nhỏ và không ổn định) như Trung Quốc, úc, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Mỹ...
4. Đánh giá chung.
- Chưa có quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành rau quả. Chưa điều tra khảo sát toàn bộ diện tích cho cả nước và từng vùng sinh thái đối với ngành rau, hoa quả nước ta.
- Giống rau quả đang sử dụng hầu hết là các giống địa phương, đã thoái hoá quy trình canh tác không hợp lý, năng suất thấp, chất lượng kém, sâu
bệnh nhiều. Sản xuất phân tán, giá thành cao chưa tạo được lượng sản phẩm hàng hoá lớn, không thuận lợi cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu.
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học (chọn giống, nhân giống...) và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong trồng trọt còn quá ít. Hoạt động khuyến nông còn yếu; Hệ thống quản lý cung cấp giống cây trồng cho nông dân chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chưa được quan tâm đầy đủ.
- Trình độ công nghệ và thiết bị chế biến lạc hậu; Cơ sở hạ tầng còn yếu và thiếu. Vận chuyển lưu thông trong nước chưa kịp thời, gây lãnh phí lớn. Sản phẩm, bao bì còn đơn điệu, nghèo nàn, giá thành cao chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
- Chưa tìm kiếm và tạo được thị trường xuất khẩu ổn định.
- Chưa có hệ thống chính sách hợp lý, đồng bvộ, chưa lồng ghép được các chương trình để khuyến khích đầu tư phát triển và tận dụng nguồn vốn trong và nước ngoài.
5. Phương hướng mục tiêu.
Đáp ứng nhu cầu rau hoa quả có chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước nhất là các vùng dân cư tập trung (đô thị, khu công nghiệp...) và xuất khẩu. Phấn đấu đạt mức tiêu thu bình quân đầu người 85kg rau/năm và 65kg quả/năm. Kim ngạch xuất khẩu 1,1 tỷ USD vào năm 2010.
Tổng diện tích trồng rau hoa quả: 1,31 triệu ha, Trong đó: Loại cây trồng Năng suất (T/ha) Cây trồng hiện có
phải cải tạo Cây trồng mới Tổng cộng
Diện tích (ngàn ha) Sản lượng (ngàn tấn) Diện tích (ngàn ha) Sản lượng (ngàn tấn) Diện tích (ngàn ha) Sản lượng (ngàn tấn) Rau 20 377,0 7.540,0 173,0 3.460,0 550,0 11.000,0 Quả 12 425,0 5.100,0 325,0 3.900,0 750,0 9.000,0 Hoa 1,60 0,3 tỷ cành 8,40 3,2 tỷ cành 10,0 3,5 tỷ cành Cộng 803,60 12.640,0 và 0,3 tỷ cành 506,40 7.360,0 và 3,2 tỷ cành 1.310,0 20.000,0 và 3,5 tỷ cành
- Tổng sản lượng rau quả sản xuất đạt 20 triệu tấn, tổn thất sau thu hoạch 15% (tương đương 3 triệu tấn), sản lượng tiêu thụ thực tế: 17 triệu tấn và 3,5 tỷ cành hoa. Bao gồm:
+ Nội tiêu : 8,0 triệu tấn rau ; 6,0 triệu tấn quả và 2,5 tỷ cành hoa. + Xuất khẩu : 1,4 triệu tấn rau ; 1,6 triệu tấn quả và 1,0 tỷ cành hoa. - Giá trị tổng sản lượng rau hoa quả đạt : 53.850 tỷ đồng. - Giá trị kim ngạch xuất khẩu : 1,1 tỷ USD Trong đó:
+ Sản lượng rau : 702.000 tấn ; giá trị: 690 triệu USD + Sản lượng quả : 717.000 tấn ; giá trị: 350 triệu USD + Sản lượng hoa : 1 tỷ cành ; giá trị: 60 triệu USD