I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh củaTổng công ty
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1 Quá trình hình thành
Tổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO) ra đời ngày 11 tháng 2 năm 1988 theo Quyết định số 63NN-TCCB/QĐ của Bộ Công nghiệp và Nông nghiệp thực phẩm, nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn trên cơ sở hợp nhất các đơn vị có quan hệ sản xuất chế biến và xuất khẩu rau quả của ba bộ: Nông nghiệp, Công nghiệp thực phẩm và Ngoại thương, đó là các đơn vị: Liên hiệp các xí nghiệp công nghiệp Phủ Quì, Tổng công ty rau quả Trung ương và Tổng công ty xuất nhập rau quả. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một chặng đường thăng trầm của ngành rau quả, trên đường vươn tới khẳng định mình với tư cách là một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Trước ngày thành lập VEGETEXCO ngành rau quả được phân làm 3 khối: Khối sản xuất rau quả (Tổng công ty rau quả TW-Bộ Nông nghiệp quản lý), khối xuất nhập khẩu (Do các Công ty xuất nhập khẩu rau thuộc Bộ Ngoại thương đảm nhiệm) và khối chế biến rau quả (Liên hiệp các xí nghiệp công nghiệp Phủ Quì, do Liên hiệp các xí nghiệp đồ hộp-Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý).
Điểm nổi bật của ngành rau quả thời kỳ này là: Gắn liền với cơ chế bao cấp, có thị trường ổn định và quá mức thời gian hoạt động trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Song đây là thời kỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo lập cho ngành một cơ sở vật chất kỹ thuật cùng đội ngũ các chuyên gia, các cán bộ kỹ thuật và lãnh đạo làm nòng cốt cho ngành trong giai đoạn hiện nay. Nhìn khái quát, sản phẩm xuất khẩu của ngành trong giai đoạn này có lúc tăng, lúc giảm.
Kể từ năm 1986 tới trước lúc thành lập Tổng công ty rau quả Việt Nam nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, đồng thời chịu tác động do những biến động về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu. Ngành rau quả đã lâm vào tình trạng hết sức khó khăn, hầu hết các chỉ tiêu giao hàng sang Liên Xô (Cũ).
Một thị trường ổn định và lớn nhất trong những năm trước đây, đều không thực hiện đầy đủ. Khó khăn này do nhiều nguyên nhân trong đó nổi lên vấn đề kết cấu tổ chức của ngành chưa phù hợp. Ngành bị chia cắt thành 3 khối độc lập do 3 Bộ quản lý. Điều đó vừa không phù hợp logic phát triển của ngành với tính chất là một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, vừa hạn chế khả năng thích ứng của ngành trước những đòi hỏi đa dạng, khắt khe của cơ chế thị trường. Sự bất hợp lý ấy thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Cả 3 khối sản xuất, chế biến và xuất khẩu đều nhằm vào một sản phẩm chung là rau quả, vì thế quan hệ giữa 3 khối này là quan hệ trong một chỉnh thể, vừa hết sức gắn bó, vừa phối hợp nhịp nhàng thì mới có khả năng mang lại hiệu quả cao. Bởi vậy, việc tách chỉnh thể này thành 3 khối độc lập trên thực tế đã hạn chế rất nhiều khả năng phối hợp hỗ trợ thích ứng của cả 3 khu vực. Mặt khác còn làm cho các bộ phận này có khi mâu thuẫn, cạnh tranh lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu chung tới lợi ích của toàn ngành.
- Để thu hút vốn đầu tư nhằm phát triển ngành rau quả nếu duy trì hiện trạng cũ của ngành thì rất khó tạo được sự hấp dẫn với nước ngoài bởi họ phải làm việc với 3 đối tác. Ngược lại. nếu chỉ làm việc đầu tư cho khối sản xuất rau quả thì họ ngại, bởi xưa nay đầu tư vào nông nghiệp là một việc làm rất mạo hiểm.
- Trong cả 3 khu vực sản xuất rau quả giữ vai trò nền tảng. Song trên thực tế, khu vực này thường phải gánh nhiều thua thiệt, rủi ro nhất do ảnh hưởng của thời tiết, do đặc thù của sản phẩm rau quả là loại thu hoạch theo thời vụ, khó bảo quản. Bởi vậy, để tăng khối lượng, chủng loại hàng rau quả xuất khẩu cần thiết phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ về mặt tài chính cũng như thu mua kịp thời về khu vực này. Nhưng nếu ngành bị chia cắt thì khó thực hiện.
- Nhận thức được những bất hợp lý trên và để mở ra những khả năng để ngành rau quả thực sự trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật, đủ khả năng thích ứng với cơ chế thị trường, phát huy được tiềm năng về rau quả nhiệt đới của đất nước, tháng 2/1988, Chính phủ đã quyết định hợp nhất 3 khối trên về 1 đầu mối, đó là Tổng công ty rau quả Việt Nam.
1.2. Quá trình phát triển:
Là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp. sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nằm trong quỹ đạo của chương trình hợp tác rau quả Việt Xô ( 1986 - 1990). Do vậy kinh ngạch XNK của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn. Chẳng hạn như xuất nhập khẩu rau quả tươi và chế biến sang thị trường Liên Xô chiếm 97,7% kim ngạch XNK và ngược lại 26,52% số vật tư thời kỳ này được nhập từ Liên Xô để phục vụ chương trình hợp tác Việt Xô. Về nông nghiệp thì diện tích gieo trồng hàng năm bị giảm dần nên năng suất về sản xuất nông nghiệp không cao mỗi năm giá trị tổng sản lượng tăng 10% nhưng chủ yếu do tăng: cam (16276 tấn), dứa (57.774 tấn), chè búp khô (1218 tấn). Còn khối lượng sản xuất công nghiệp đạt tới 84.790 tấn. bình quân mỗi năm sản xuất được 28260 tấn, năm cao nhất đạt 30100 tấn.
1.2.2 Giai đoạn 1990 - 1995
Đây là thời kỳ cả nước bước vào hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Mặc dù chương trình hợp tác Việt Xô không còn nữa nhưng Tổng công ty vẫn cố gắng duy trì sản xuất để tiếp tục phát triển. Nhưng do ảnh hưởng của tình hình chung nên tổng sản lượng của Tổng công ty giảm. Tuy vậy cũng phải thừa nhận rằng nhờ có sự thay đổi trong phương hướng hoạt động làm cho Tổng công ty đã đưa những vật tư thiết bị cần thiết chứ không nhập khẩu như trước kia.
Về sản xuất nông nghiệp; Thực hiện chính sách khoán ruộng đất đến từng hộ gia đình nên diện tích gieo trồng đã được tăng dần, bình quân tăng 3,5% mỗi năm và giá trị tổng sản lượng cũng tăng tương ứng. Nhờ đó các nhà máy cũng được cung cấp nguồn nguyên liệu đầy đủ.
Về sản xuất công nghiệp: Do các trang thiết bị của nhà máy lạc hậu nên chất lượng sản phẩm và mẫu mã chưa phù hợp dẫn đến chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Nên khối lượng sản phẩm thời kỳ này chỉ đạt 61712 tấn, bình quân mỗi năm 12340 tấn.
1.2.3 Giai đoạn 1996 -nay :
Bắt đầu từ năm 1996 Tổng công ty hoạt động với mô hình mới theo quyết định 90 CP. Trong giai đoạn này Tổng công ty đã xác định phương hướng hoạt động, từng bước ổn định và phát triển.
Về nông nghiệp hầu hết các nông trường đã được bàn giao về địa phương quản lý, Tổng công ty chỉ còn lại 4 nông trường. Việc giao khoán vườn cây, đất của nông trường còn lại cho người lao động vẫn được duy trì và củng cố, diện tích gieo trồng và sản lượng thu hoạch hàng năm tăng 10 - 12%
Về công nghiệp; Vẫn còn gặp nhiều khó khăn, máy móc thiết bị trong tình trạng lạc hậu chưa được đổi mới, nguyên liệu cho sản xuất thiếu do vùng tài liệu chưa quy hoạch tập trung, giá nguyên liệu tăng giảm thất thường, các yếu tố đầu vào khác đều tăng giá làm giá thành sản phẩm tăng. Ngoài ra giá các sản phẩm tương tự trên thị trường quốc tế tiếp tục giảm làm cho khối lượng sản phẩm công ty đạt mức thấp ( năm 1996 là 9470 tấn, năm 1997 là 11321 tấn).
Về hoạt động xuất nhập khẩu, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ của các nước trong khu vực đã gây khó khăn cho hoạt động XNK, biến động tăng tỷ giá đồng USD trong nước đã làm cho khả năng nhập khẩu bị hạn chế. Kim ngạch trả nợ Nga giảm dần ( năm 91-95 là 40,2%, năm 1997 là 17,4%). Tổng kim ngạch XNK thời kỳ này bình quân mỗi năm là 4,96 triệu USD tăng 24% bình quân 10 năm hoạt động của công ty.
Tổng công ty đã đẩy mạnh hoạt động liên doanh với đối tác nước ngoài. Tổng công ty có 3 liên doanh mới và 2 dự án Liên hiệp quốc tài trợ, 2 hợp đồng hợp tác, lập 7 dự án kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.