II. Biện pháp phát triển thương mại Việt Nam trong điều kiện tham
2. Xây dựng chính sách bảo hộ sản xuất trong nước một cách hợp lý
điều kiện tự do hoá thương mại.
Các nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa quen dựa vào chính sách bảo hộ được áp dụng trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Nghĩa là bảo hộ
thông qua việc cấm hoặc hạn chế nhập khẩu, hoặc nâng thuế nhập khẩu lên rất cao. Nhà nước cũng còn dung dưỡng nhiều cho tư tưởng đó thông qua các
chính sách ban hành, hậu quả là các nhà sản xuất ít quan tâm đến nâng cao
khả năng cạnh tranh, tính hiệu quả, khả năng tiêu thụ sản phẩm mà mình làm ra. Các nhà quản lý không thể cứ chạy theo chính sách bảo hộ khi mà kinh tế đất nước đã chuyển hướng sang hội nhập và chịu sự tác động không thể cưỡng lại của xu thế tự do hoá thương mại.
Do vậy một vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi tham gia AFTA, cần phải
xây dựng một chính sách bảo hộ đúng đắn sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu của CEPT/AFTA đặt ra vừa bảo đảm cho các ngành sản xuất trong nước
thích nghi quen dần với môi trường kinh doanh không có sự bảo hộ theo kiểu
- Cần xác định một cách cụ thể yêu cầu, mức độ, thời gian bảo hộ cho
từng ngành sản xuất phù hợp với chiến lược ưu tiên phát triển đã hoạch định. Quan điểm chung là chỉ bảo hộ đối với những ngành có lợi thế cạnh tranh
(lợi thế trước mắt và lợi thế tiềm năng).
- Trên cơ sở xác định hướng phát triển cho từng ngành, xây dựng tiến
trình cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm nằm trong danh mục loại trừ
tạm thời theo hướng sao cho sản phẩm cần được bảo hộ sẽ được đưa vào
giảm sau, yêu cầu bảo hộ càng cao thì đưa vào cắt giảm càng muộn để có
thời gian củng cố và phát triển sản xuất.
- Kết hợp giữa tiến trình cắt giảm thuế với tiến trình loại bỏ hàng rào phi thuế quan, đa dạng hoá các chính sách phi thuế quan để bảo hộ hợp lý và phù hợp với thông lệ quốc tế.