0
Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Cấu hình mạng hội tụ

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÍCH HỢP MẠNG CỐ ĐỊNH – DI ĐỘNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 152 -156 )

Sau khi mạng cố định đã tuân thủ ETSI TISPAN NGN Release 1 và mạng di động đã tuân thủ 3PP Release 7 (cho phần mạng UMTS) và 3GPP2 MMD (cho phần mạng cdma2000) thì việc hội tụ đã hoàn tất. Mạng hội tụ khi đó sẽ có cấu hình như trên Hình 6-9.

Hình 6 - 9 – Cấu hình mạng hội tụ với mỗi công ty vận hành một vùng IMS riêng biệt Trong cấu hình này, mỗi công ty vùng và di động sẽ vận hành một vùng mạng IMS riêng biệt. Mỗi vùng mạng bao gồm mạng truy nhập băng rộng cố định và băng rộng vô tuyến cho các công ty vùng hoặc mạng truy nhập băng rộng vô tuyến và mạng di động RAN cho các công ty di động, các media gateway, và các phần tử điều khiển IMS. Tuy nhiên, các công ty này sẽ không có phần tử HSS và Server ứng dụng. Việc tập trung HSS và Server ứng dụng cho phép triển khai các dịch vụ trên phạm vi toàn quốc một cách nhanh chóng thuận tiện và nhất quán.

Hình 6-10– Cấu hình mạng hội tụ với hai vùng IMS

6.3. KẾT LUẬN

Phần này đã xem xét các yêu cầu chung cho mạng NGN cố định và di động, từ đó đưa ra đề xuất tiêu chuẩn phù hợp cho yêu cầu của từng loại mạng.

Tiếp theo trình bày các phương án hội tụ mạng cố định – di động cho mạng viễn thông của Việt Nam và gồm các phần sau: Phần đầu tiên sẽ đặt ra một số yêu cầu đối với phương án hội tụ. Phần tiếp theo trình bày các phương án hội tụ cũng như lộ trình phát triển riêng của phần mạng cố định và di động, có cân nhắc đến sự tác động qua lại giữa sự phát triển mạng cố định và di động. Mục đích chủ đạo của phương án hội tụ này không phải để xây dựng một hệ thống điều khiển chung cho cả phần mạng cố định và di động mà để xây dựng một mạng gồm nhiều hệ thống điều khiển hoạt động với nhau một cách nhịp nhàng thông suốt, cho phép nhà khai thác cung cấp các dịch vụ hội tụ đồng thời cho cả thuê bao cố định, thuê bao di động và thuê bao “cố định và di động” sử dụng mọi loại thiết bị đầu cuối.

Chương 7

KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ

Mạng di động của Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt với 6 nhà cung cấp dịch vụ di động và số lượng thuê bao di động ngày càng tăng. Cạnh tranh giữa các nhà cung cấp di động hiện chủ yếu dựa vào giá cước mà chưa chú trọng đúng mức đến phát triển dịch vụ. Dịch vụ của mạng cố định và di động của các nhà cung cấp dịch vụ vẫn được phát triển riêng rẽ, và thuê bao của mạng cố định không sử dụng được dịch vụ của mạng di động. Để tăng nguồn thu cho nhà cung cấp mạng cố định cũng như bổ sung dịch vụ có sẵn trên mạng cố định cho các thuê bao di động, hội tụ cố định – di động là một định hướng quan trọng.

Mạng hội tụ là mạng có kiến trúc nhiều lớp với IMS sử dụng giao thức báo hiệu SIP. Sử dụng một cơ sở hạ tầng truyền tải chung IP và môi trường kiến tạo dịch vụ mở có khả năng tương thích cao, cung cấp khả năng điều khiển mạng cố định và mạng di động dựa trên một kiến trúc điều khiển duy nhất là phân hệ đa phương tiện IP(IMS) của tổ chức 3GPP cho phần lõi IMS. Bên cạnh đó, kiến trúc NGN này còn được bổ sung một số hệ thống con khác cần thiết cho mạng cố định như hệ thống mô phỏng hay simulation PSTN (PSTN emulation & simulation). Dựa trên các yêu cầu phát triển mạng NGN trong tương lai ở Việt Nam, với các thông tin của các hãng cung cấp thiết bị, việc lựa chọn bộ tiêu chuẩn ETSI TISPAN NGN Release 1 cho mạng cố định và 3GPP Release 5+ cho mạng di động tại thời điểm này là hợp lí và tiến tới trong tương lai là ETSI TISPAN NGN Release 2 cho mạng cố định và 3GPP Release 7 hoặc mới hơn nữa khi sản phẩm thương mại đã sẵn sàng.

Việc xây dựng các tiêu chuẩn cho mạng NGN vẫn đang được tiến hành. Bộ tiêu chuẩn hiện thời, mặc dù đã chỉ ra được kiến trúc mạng cũng như giải pháp cho nhiều vấn đề liên quan, nhưng vẫn chưa giải quyết hết mọi vấn đề cần thiết. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục nghiên cứu các

Release mới nhất của 3GPP, ETSI và ITU-T để hoàn thiện phương án hội tụ, đảm bảo tính khả thi của phương án đặt ra.

Do còn hạn chế về trình độ và thời gian nên đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] 3rd Generation Partnership Project, "3G Security; Security architecture

(Release 6)," TS 33.102 V6.4.0, September 2005.

[2] 3rd Generation Partnership Project, "3G security; Access security for

IP-based services (Release 6)," TS 33.203 V6.8.0, September 2005.

[3] 3rd Generation Partnership Project 2, "IP Network Architecture Model

for cdma2000 Spread Spectrum Systems," TSG-S.R0037-0 v2.0, May 2002.

[4] DSL Forum, "News Release," September 2005.

[5] Đỗ Mạnh Quyết, "Nghiên cứu công nghệ chuyển mạch Nhãn đa giao

thức MPLS và đề xuất các kiến nghị áp dụng công nghệ MPLS trong mạng thế hệ sau (NGN) của Tổng công ty," Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện MS: 005-2001-TCT-RDP-VT-01, 2002.

[6] Nguyễn Việt Anh, "Nghiên cứu, đề xuất định hướng phát triển các dịch

vụ mới trên mạng NGN của TCT đến năm 2010," Viện KHKT Bưu điện 2004.

[7] R. Yavatkar, et al., "A Framework for Policy-based Admission

Control," RFC 2753, January 2000.

[8] S. Kent and R. Atkinson, "Security Architecture for the Internet

Protocol," RFC 2401, November 1998.

[9] S. Kent and R. Atkinson, "Security Architecture for the Internet

Protocol," RFC 2401, November 1998. [10] http://www.vietnamnet.vn

[11] http://www.vnexpress.net

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÍCH HỢP MẠNG CỐ ĐỊNH – DI ĐỘNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 152 -156 )

×