0
Tải bản đầy đủ (.doc) (156 trang)

Dịch vụ và ứng dụng

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÍCH HỢP MẠNG CỐ ĐỊNH – DI ĐỘNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 113 -121 )

Song song với việc đẩy nhanh tiến trình phát triển mạng BCVT Việt nam tới mạng thế hệ sau theo định hướng đã ban hành, TCT cũng đang lên kế hoạch triển khai dịch vụ mới trong mạng NGN đến năm 2010. Và kế hoạch triển khai dịch vụ đến năm 2005 đã xác định và đang được triển khai và thử nghiệm trên mạng VT quốc gia.

Giai đoạn 2005 đến năm 2010 là giai đoạn bùng nổ về dịch vụ, nhiều loại hình dịch vụ băng hẹp, băng rộng, dịch vụ giá trị gia tăng trên thoại cố định,

di động, Internet sẽ được đưa vào khai thác đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của khách hàng.

Các dịch vụ: Tiếp tục phát triển các dịch vụ hiện tại như thoại cơ bản, thoại qua IP, di động, Internet, các dịch vụ trả trước, các dịch vụ gia tăng,… sẽ phát triển dịch vụ băng rộng tốc độ cao như dịch vụ sử dụng công nghệ xDSL; truy nhập Internet, VOD, truyền hình, các dịch vụ theo yêu cầu, VoDSL…, mạng riêng ảo VPN, dịch vụ chứng thực điện tử, thuê kênh tốc độ cao, các dịch vụ thông minh IN trên mạng di động, cung cấp dịch vụ 3G cho di động như truy nhập Internet tốc độ cao cho di động, Video Streaming, nhắn tin đa phương tiện MMS…đặc biệt cần đầu tư phát triển các dịch vụ IN đối với mạng thoại PSTN để cung cấp các dịch vụ thông minh cho thuê bao cố định là mạng hiện đang có số lượng thuê bao lớn.

Sự thúc đẩy mạnh mẽ của các nhà cung cấp dịch vụ mạng truyền thống đã cung cấp phương tiện truyền thông tin dựa trên cơ sở thị trường rộng lớn giữa những người sử dụng đầu cuối, với các khả năng sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng khác nhau. Các dịch vụ này hướng tới các cuộc gọi thoại băng hẹp, với kết nối đơn điểm-điểm cho mỗi cuộc gọi. Dù sao, sự nhìn nhận về các dịch vụ làm thay đổi nhanh chóng đến kinh tế thế giới, và đang trở nên tin cậy vào thông tin như là tài nguyên cơ sở.

Trong khi các dịch vụ đang tồn tại sẽ vẫn giữ nguyên là một phần trong trong việc cung cấp của các nhà cung cấp dịch vụ. Các mong muốn của khách hàng sẽ hướng đến các dịch vụ multimedia băng rộng và các dịch vụ mang nhiều thông tin. Các người sử dụng đầu cuối sẽ tương tác với nhau thông qua mạng theo CPE thông minh, và có thể chọn từ phạm vi rộng chất lượng dịch vụ và dải tần. Trong tương lai, mạng thông minh sẽ không chỉ liên quan đến các đường kết nối thông minh dựa trên cơ sở dữ liệu đơn giản mà còn có thể mang lại nhiều giá trị rộng lớn (Ví dụ: quản lý phiên đa phương

tiện, phối hợp các kết nối đa công nghệ, điều khiển/quản lý thông minh, bảo mật cao, các dich vụ chỉ dẫn trực tuyến, các tác tử giám sát ...).

Sự phát triển hiện tại của các dịch vụ truyền thông hướng đến thế giới mà ở đó các nhà cung cấp dịch vụ sẽ có sự mềm dẻo để có thể phục vụ được cả thị trường lớn và nhỏ. Các quyết định về việc cung cấp dịch vụ của họ có thể có nhiều vấn đề phải giải quyết như giá cả, việc đóng gói, tiếp thị và sự thuận tiện như là các dịch vụ thực tế họ cung cấp. Khi có nhiều phương tiện truyền tin, nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung cấp thiết bị và các doanh nghiệp thương mại khác tất cả phối hợp để cung cấp các dịch vụ cho người sử dụng đầu cuối, liên mạng và các hệ thống thương mại sẽ trở nên càng quan trọng.

Mục đích chính là cho phép người sử dụng có thể lấy thông tin họ muốn ở bất kỳ dạng nào, trong bất kỳ điều kiện nào, tại bất kỳ thời điểm nào, tại bất kỳ đâu. Dựa trên cơ sở các xu hướng đề cập đến ở trên, dưới đây là trình bày tổng kết một số đặc trưng dịch vụ quan trọng trong môi trường NGN:

• Liên lạc thông tin rộng khắp, thời gian thực, đa phương tiện - đảm bảo

độ tin cậy, thân thiện trong việc liên kết mọi người, truy nhập tốc độ cao và truyền tải thông tin với bất kỳ phương tiện nào, bất kỳ thời gian nào, bất kỳ đâu, và bất kỳ kích cỡ nào.

• Nhiều cá thể thông minh được phân bố trên toàn mạng. Ta có thể hiểu

nó như các tác tử thông minh thay mặt cho các cá nhân trên mạng.

• Nhiều mạng thông minh được phân bố trên toàn mạng. Các phần tử

mạng thông minh phân tán trên toàn mạng. Nó bao gồm các ứng dụng cho phép truy nhập và điều khiển các dịch vụ mạng. Nó cũng có thể thực hiện các chức năng cụ thể thay mặt cho nhà cung cấp dịch vụ hoặc mạng. Ta có thể hiểu nó như một tác tử quản lý mà nó có thể giám sát tài nguyên mạng, tập hợp các số liệu hay sử dụng, cung cấp việc gỡ rối, hoặc môi giới các dịch vụ mới từ các nhà cung cấp khác...

• Dễ dàng sử dụng. Nó cho phép dễ dàng sử dụng và truy nhập các dịch vụ mạng, bao gồm giao diện người sử dụng cho phép tương tác giữa người và mạng một cách tự nhiên, cung cấp các thông tin, trợ giúp, lựa chọn động theo ngữ cảnh, quản lý một cách trong suốt các tương tác đa dịch vụ, và cung cấp môi trường thống nhất cho tất cả các dạng truyền thông.

• Quản lý và chế tạo các dịch vụ cá nhân: Nó bao gồm khả năng của

người sử dụng để quản lý các thông tin cá nhân của họ, các dịch vụ mạng cung cấp, giám sát thông tin sử dụng và tính cước.

• Quản lý thông tin thông minh: Nó giúp người sử dụng quản lý tình

trạng quá tải thông tin bằng việc đưa khả năng tìm kiếm, sắp xếp, và lọc các bản tin hoặc dữ liệu.

Với kiến trúc mạng NGN có giao diện mở API-nó cho phép người dùng tự định nghĩa và kiến tạo dịch vụ riêng, dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ cũng độc lập với phần cứng của mạng, đồng nghĩa với việc sẽ có đa dạng và phong phú các dịch vụ hơn trong môi trường mạng mới NGN. Danh sách các dịch vụ có thể được triển khai trên NGN được liệt kê ra trong tài liệu FGNGN-OD-00067 của nhóm làm việc 1 cuộc họp lần thứ 4, tại hội nghị FGNGN, Geneva, Switzerland, 30 November - 3 December 2004. Trong tài liệu này cũng trình bày các cách phân loại các dịch vụ được đưa ra trong “Release 1” của NGNs. Các dịch vụ được cung cấp ở đây là để minh họa và không có tính chất bao quát hết các khía cạnh dịch vụ mạng NGN. Theo FGNGN-OD-00067, các dịch vụ “Release 1” trên NGN – Phân loại theo TBD bao gồm:

• Các dịch vụ trên cơ sở tương tác (Interactive-based services):

o Dịch vụ đàm thoại thời gian thực

o Collaborative interactive communication

o Dịch vụ Push to talk trên NGN (PoN)

o Instant messaging (IM)

o Các dịch vụ PSTN/ISDN đang tồn tại

o Dịch vụ thông tin dữ liệu

o Các ứng dụng phục hồi dữ liệu

o Các ứng dụng trực tuyến

o Các dịch vụ Speech-enabled

o Các dịch vụ bản tin SMS, MMS, …vv.

• Các dịch vụ trên cơ sở không tương tác (Non Interactive-based

services):

o Content delivery services

o Các dịch vụ mạng Sensor

o Push services

o Remote control/tele-action services

o Các dịch vụ quảng bá Broadcast/Multicast

o Over-the-Network Device Management

• Các dịch vụ hỗn hợp tương tác và không tương tác:

o Mạng riêng ảo (VPN)

o Hosted and transit services for enterprises (IP Centrex, etc.)

o Information services

o Presence and general notification services

• Các dịch vụ mạng - Network Services

o Basic Transport Service (BTS)

o Enhanced Transport Service (ETS)

• Các dịch vụ quy định: có tính chất phục vụ xã hội bắt buộc

o Emergency Telecommunication Services

o Lawful Intercept Services

o Public Emergency Services

o Broadcast Emergency Alerting Services

Bảng dưới là một cách phân loại khác các dịch vụ trong môi trường NGN Bảng 5-2 – Bảng phân loại dịch vụ NGN

Loại dịch vụ Ví dụ loại dịch vụ

Truy nhập băng rộng Cố định (xDSL, FTTx)

Di động (3G,B3G) Không dây (802.x)

Truyền thông IP Centrex, Video Centrex

VoIP VPN, Video Telephony Presence/Location/Messaging

Dịch vụ tin nhắn (Unified Messaging, Video mail)

Thông tin Thương mại điện tử, tải thông tin, học từ xa

Giải trí Chò trơi trực tuyến, TV trực tuyến

Một sự khác nhau của các dịch vụ, một số đã và đang tồn tại, một số khác thì vẫn còn ở mức khái niệm, đã được kết nối đến các bước khởi đầu NGN và được xem xét đưa vào ứng dụng. Trong khi một vài trong số các dịch vụ này

có thể được cung cấp trên nền mạng đang tồn tại, các dịch vụ khác mang lại lợi ích từ các khả năng về báo hiệu, quản lý và điều khiển tiên tiến của NGN. Mặc dầu các dịch vụ mới đang nổi lên có vẻ như mạnh nhất cho NGN, nhưng phần lớn các lợi ích ban đầu có thể từ việc đóng gói các dịch vụ truyền thống. Thực vậy đóng gói được các dịch vụ truyền thống sẽ làm cho mạng nơi mà các dịch vụ đang nổi lên sẽ kích thích sự phát triển.

Hầu hết các dịch vụ truyền thống liên quan đến các dịch vụ dựa trên cơ sở truy nhập /truyền tải/ định tuyến/ chuyển mạch, dựa trên cơ sở khả năng kết nối/tài nguyên và điều khiển phiên, và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. NGN có khả năng cung cấp phạm vi rộng các loại dịch vụ, bao gồm:

• Các dịch vụ tài nguyên chuyên dụng. (ví dụ cung cấp và quản lý các bộ

chuyển mã, các cầu nối hội nghị đa phương tiện đa điểm, các thư viện nhận dạng tiếng nói .v.v.).

• Các dịch vụ lưu trữ và xử lý (ví dụ như cung cấp và quản lý các đơn vị

lưu trữ thông tin về thông báo, file servers, terminal servers, OS platforms, .v.v.)

• Các dịch vụ trung gian-middleware(ví dụ như môi giới, bảo mật, bản

quyền, .v.v.)

• Các dịch vụ ứng dụng cụ thể (ví dụ như các ứng dụng thương mại, các

ứng dụng thương mại điện tử, .v.v.)

• Các dịch vụ cung cấp nội dung mà nó có thể cung cấp hoặc môi giới

nội dung thông tin. (ví dụ như đào tạo, các dịch vụ xúc tiến thông tin, .v.v.)

• Các dịch vụ tương tác, tương tác với các ứng dụng khác, các dịch vụ

khác, các mạng khác, các giao thức hoặc các định dạng khác.

• Các dịch vụ quản lý bảo dưỡng, vận hành và quản lý các dịch vụ và

Sự hứa hẹn về các loại dịch vụ có thể cung cấp bởi IMS đã tạo ra nhu cầu sử dụng các dịch vụ này trước khi IMS được thực sự triển khai. Sự đòi hỏi nhà khai thác phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng có nghĩa là khi một dịch vụ được xem xét triển khai, các đề xuất triển khai ban đầu sẽ không theo kiến trúc mạng đích; và hậu quả là ngày một leo thang của các dịch vụ tương tự như các dịch vụ IMS nhưng không theo mô hình IMS. Ngoài ra, lộ trình chuyển đổi cũng là một vấn đề cần phải quan tâm vì chưa chắc là việc chuyển đổi sẽ hoàn toàn dễ dàng và tốt đẹp.

Khi các dịch vụ đầu cuối tới đầu cuối theo mô hình IMS được triển khai, mức độ phức tạp của mạng sẽ tăng do yêu cầu liên vận giữa dịch vụ IMS và các dịch vụ phi IMS tương tự trong mạng. Bên cạnh đó, do các dịch vụ như thế này thường phụ thuộc vào thiết bị cầm tay, việc chuyển đổi cũng sẽ đòi hỏi thay thế thiết bị mạng và cả thiết bị cầm tay đầu cuối.

Bên cạnh lợi nhuận có thể có được từ những dịch vụ mới cho NGN, các nhà khai thác còn có thể tăng lợi nhuận mà không cần phải bổ sung dịch vụ mới. Để làm được việc này, thiết bị điều khiển phải có khả năng chọn lọc các cuộc gọi có cước phí cao, đặc biệt trong các giờ cao điểm. Ví dụ của các cuộc gọi loại này là cuộc gọi của khách hàng doanh nghiệp có SLA hoặc không có SLA, cuộc gọi quốc tế. Các cuộc gọi có cước thấp là cuộc gọi vòng, gọi trả trước,… Bằng cách này, nhà khai thác có thể tạo ra doanh thu trước khi triển khai các dịch vụ mới.

Môi trường kiến tạo dịch vụ cũng là một yếu tố đem lại lợi thế cạnh tranh cho nhà khai thác. Việc chuẩn hoá công cụ kiến tạo dịch vụ đem lại sự thuận lợi nhưng lại không tạo sự khác biệt giữa các nhà phát triển dịch vụ. Vì vậy, nhà cung cấp thiết bị cần cung cấp công cụ kiến tạo dịch vụ cho thiết bị của mình (mặc dù vẫn dựa trên chuẩn mở). Yêu cầu đối với các công cụ này là:

• cho phép kết hợp các khối chức năng dịch vụ theo một cách hoàn toàn mới.

Một phần của tài liệu LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TÍCH HỢP MẠNG CỐ ĐỊNH – DI ĐỘNG CHO MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM (Trang 113 -121 )

×