2005 -2008
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại
- Năng lực và thiết bị công nghệ kém đồng bộ, chưa huy động hết công suất của máy móc thiết bị.
- Một số nguyên phụ liệu chính phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu vì nguồn nguyên liệu trong nước chất lượng chưa đáp ứng và sản lượng thấp chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nguyên liệu. Trong 10 năm qua thị trường thế giới có nhiều biến động về giá nguyên liệu cho may mặc đã tác động xấu, gây nhiều bất lợi cho ngành dệt may nói chung và Công ty cổ phần Dệt May Nam Định nói riêng.
- Công tác đầu tư, nghiên cứu thiết kế mẫu mốt thời trang quần áo chưa được quan tâm đúng mức để phát triển phục vụ cho ngành may chuyển từ gia công sang xuất khẩu sản phẩm trực tiếp.
- Đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng còn hạn chế chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng đào tạo. Đặc biệt chưa có sự đầu tư cho việc mở các văn phòng đại diện tại nước ngoài để có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, do đó chưa nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp lỡ mất cơ hội trong kinh doanh.
- Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, lực lượng lao động đông nhưng số lượng công nhân kỹ thuật trình độ bậc thợ cao, giỏi còn ít. Đội ngũ quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp còn ít và đang làm quen dần với phong cách quản lý mới, đặc biệt là kinh nghiệm giao dịch xuất nhập khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới còn chưa cao. Công ty cần phải chú trọng và có phương pháp đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề công nhân nữa, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đồng thời đầu tư máy móc thiết bị để nâng cao nghiệp vụ xuất khẩu và khả năng ngoại ngữ của cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu của công ty.
Mặt khác do cơ chế quản lý kinh doanh của Nhà nước còn cồng kềnh và không đồng bộ, điều đó thể hiện trong thủ tục xuất khẩu còn rườm rà. Hiện nay công tác kiểm hoá còn rất chậm chạp chi phí cao. Bên cạnh đó công
ty cũng gặp nhiều khó khăn trong thủ tục vay vốn để có thểđầu tư cho sản xuất kinh doanh kịp thời. Với một số mặt hàng trọng điểm là điểm mạnh của công ty thì số lượng quota xuất khẩu mà Bộ Thương mại phân cho nhiều khi thiếu nên đã lãng phí năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Cuối cùng là do trên thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường Nga, Đức, Nhật Bản công ty gặp nhiều đối thủ cạnh tranh nặng ký như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore tất cả những sản phẩm của họđều có chất lượng, mẫu mã, chủng loại hơn ta, giá thành của những sản phẩm này thấp do chi phí sản xuất được giảm nhẹ nhờ áp dụng công nghệ hiện đại… Không những thế họ còn luôn thay đổi mẫu mã, chủng loại để phù hợp với thị hiếu khách hàng và những nhu cầu mới phát sinh của họ.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY NAM ĐỊNH.
3.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần Dệt May Nam Định trong giao đoạn 2010 – 2015.
3.1.1.Phương hướng phát triển.
Tiếp tục phát triển kinh doanh, đa ngành nghề, đa sở hữu trên cơ sở các lĩnh vực sản xuất chủ yếu bao gồm: Sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm Sợi - May mặc tiêu thụ nội địa và xuất nhập khẩu trực tiếp các loại sản phẩm Sợi - May mặc; Thiết bị - Phụ tùng - Nguyên phụ liệu phục vụ nhu cầu sản xuất Sợi - May mặc. Kinh doanh du lịch, Vận tải, Xây dựng, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu và xuất khẩu lao động; phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh; ứng dụng Công nghệ tin học trong quản lý và kinh doanh, phát triển thương mại điện tử và tìm kiếm giải pháp phát triển những ngành nghề kinh doanh mới mà pháp luật không cấm.
Tăng cường hội nhập quốc tế cùng với việc duy trì phát triển thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.
* Về cơ cấu tổ chức: Tổng Công ty cổ phần định hướng phát triển theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Tổng Công ty sẽ xây dựng hệ thống quy chế hoạt động nội bộ về quản trị, tài chính minh bạch, công khai để phù hợp với mô hình mới. Đồng thời, Tổng Công ty sẽ sắp xếp lại hệ thống Công ty con theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả cao. Các Công ty con chuyên môn hoá sẽ dần được hình thành thông qua sáp nhập các Công ty con có cùng lĩnh vực hoạt động, cùng thị trường, cùng sản phẩm.
- Dựán đầu tư nâng cấp công đoạn kéo sợi với tổng số vốn: 25,741 tỷđồng (Bao gồm: 12 máy chải thô, 04 máy ghép)
- Dựán đầu tư chiều sâu và mở rộng công đoạn dệt vải bao gồm: + Mở rộng: 10,027 tỷđồng (16 máy thổi khí)
+ Chiều sâu: 1,012 tỷđồng (máy khám cuộn vải, máy đánh ống, đánh suốt tựđộng)
- Bổ sung thiết bị cho dây chuyền kéo sợi len: Dự kiến 1,50 tỷđồng.
Nguồn vốn dự kiến: Từ nguồn khấu hao để lại và/hoặc vay vốn Ngân hàng, đồng thời sử có hiệu quả nguồn vốn bằng cách quay vòng vốn nhanh và chỉ phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn khi không thể vay vốn từ ngân hàng nhằm tránh áp lực về cổ tức.
* Về phát triển sản phẩm: Tổng Công ty định hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa, áp dụng công nghệ cao. Tổng Công ty xác định ngành Dệt May, sản xuất công nghiệp may, đầu tư và kinh doanh bất động sản, kinh doanh xuất nhập khẩu là các lĩnh vực then chốt và sẽ đẩy mạnh sản xuất công nghiệp để tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp. Tổng công ty tập trung xây dựng một hệ thống các Công ty con chuyên môn hóa¸ để phục vụ nhu cầu phát triển của Tổng Công ty và hướng tới những sản mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà Tổng Công ty có lợi thế.
Lĩnh vực đầu tư tài chính được Tổng Công ty xác định là lĩnh vực quan trọng và được tập trung triển khai ngay sau khi Tổng Công ty cổ phần ra đời theo hướng xây dựng một Công ty tài chính để hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn sản xuất kinh doanh giữa Công ty mẹ với các Công ty con và tham gia vào thịtrường tiền tệ.
* Về thị trường: Ngoài thịtrường xuất khẩu truyền thống, Tổng Công ty tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động trên cảnước để chiếm lĩnh thịtrường nội địa, phát triển các kênh bán lẻđặc biệt là thành phố Hà Nội- thành phố Hồ Chí Minh,
các tỉnh miền Trung và khu vực phía Bắc; mở rộng thị trường ra nước ngoài thông qua việc đổi mới các hình thức xuất khẩu trong đó có cả xuất khẩu lao ®ộng, mở rộng việc liên doanh liên kết với các đơn vịtrong và ngoài nước.
* Về nguồn nhân lực: Tổng Công ty chú trọng tới công tác đào tạo, đào tạo lại, xây dựng đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân lành nghề phục vụ sự phát triển của Tổng Công ty và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; kể cả việc đào tạo mới theo ngành nghề kinh doanh mới.
* Về thương hiệu: Tổng Công ty nâng cao thương hiệu “Dệt May Nam Định” trên thị trường trong nước và quốc tế gắn liền với việc phát huy và nâng cao truyền thống văn hóa doanh nghiệp tương xứng với truyền thống dệt may lâu đời của Thành phố Dệt Nam Định (cái nôi của ngành dệt may Việt nam).
* Về hội nhập quốc tế: Tổng Công ty thực hiện chiến lược hội nhập quốc tế và khu vực thông qua nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tếnước ngoài, từng bước tham gia xây dựng thương hiệu nổi tiếng của ngành Dệt May trên thị trường trong khu vực và quốc tế.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Là tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Tổng Công ty về sản phẩm Sợi - May mặc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu; từng bước đầu tư mở rộng các lĩnh vực kinh doanh phù hợp với khảnăng nội tại hoặc liên doanh - liên kết để mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận trên vốn cho các Cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đóng góp ngân sách cho Nhà nước và phát triển Tổng Công ty ngày càng lớn mạnh. Phấn đấu thực hiện đạt và vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty giai đoạn năm 2007 - 2010 với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Bảng 8: Dự kiến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từnăm 2010 đến 2014
Chỉ tiêu ĐVT Năm2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm2014
Vốn điều lệ Tỷđồng 136 160 180 200 Doanh thu Tr. Đồng 632.000 700.000 800.000 920.000 Kim nghạch XK Tr. USD 4,30 5.50 6,20 7,00 Sản phẩm chủ yếu - Sợi - Vải - Khăn - Quần áo TÊn 1.000m2 1.000 cái 9.500 29.000 25.000 1.100 9.800 32.000 27.000 1.750 10.000 35.000 28.000 2.000 11.500 38.000 30.000 2.300
Lợi nhuận sau thuế Tỷđồng 13,6 19,2 23,4 30,0
Nộp ngân sách Tr.đồng 15,050 17,500 19,50 21,00
Lao động Người 4.500 5.000 5.300 5.500
Thu nhập bình quâ Đồng/ng/th 1.250.000 1,500.000 1.650.000 1.800.000
Cổ tức thực hiện % 10 12 13 15
Nguồn: Công ty
Các năm tiếp theo đến sau năm 2014 phấn đấu thực hiện đạt mức tăng trưởng bình quân 15% - 20%/năm.
3.2. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty cổ phần Dệt may Nam Định.
3.2.1.Giải pháp từ phía Doanh nghiệp
3.2.1.1. Duy trì thị trường cũ và thực hiện tốt công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường mới.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang hoạt động trên thương trường việc duy trì và mở rộng thị trường có ý nghĩa sống còn bởi nó sẽ cho doanh nghiệp thấy sản phẩm của họ có chỗ đứng như thế nào trên thị trường. Nghiên cứu thị trường là vấn đềđặt ra với mọi hoạt động kinh doanh ở mọi cấp khác nhau, từ quản lý Nhà nước đến tổ chức hoạt động của các doanh nghiệp ở các quy mô lớn nhỏ, vì thị trường là xuất phát điểm của mọi hoạt động trong nền kinh tế hàng hoá. Nghiên cứu thị trường để thích ứng với thị trường luôn biến động là biện pháp quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp may mặc xuất khẩu nào. Chú trọng công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường nhiều khi là yếu tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Một trong những khó khăn tồn tại của Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định hiện nay là sự yếu kém trong công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Bởi vậy, ngay từ bây giờ Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định cần quan tâm hơn đến công tác này là phải đặt thành nội dung quan trọng trong chiến lược kinh doanh của mình. Từ đó Công ty có kế hoạch, biện pháp tổ chức và đầu tư thích đáng.
Công tác nghiên cứu thị trường được thực hiện ở hai mức độ khác nhau. Trước tiên Công ty cần nghiên cứu khái quát thị trường, các nhân tố ảnh hưởng: môi trường cạnh tranh, môi trường chính trị pháp luật, khoa học công nghệ, môi trường văn hoá xã hội… sau đó tiến hành nghiên cứu chi tiết thị trường để có những thông tin cụ thể hơn. Trong bước này Công ty cần thực hiện phân đoạn thị trường theo các tiêu thức khác nhau như: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, tập quán tiêu dùng… nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của từng đoạn thị trường khác nhau đối với sản phẩm của Công ty, hành vi mua sắm của họ cũng như nhân tốảnh hưởng đến hành vi đó để có cách ứng xử thích hợp.
Muốn nắm bắt thông tin và tìm bạn hàng, Công ty cần duy trì tốt các mối quan hệ với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước cũng như phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Dệt may Việt nam, Hiệp
hội may Thương vụ của ta tại các nước… đồng thời, bằng các mối quan hệ năng động như các mối liên kết với Việt Kiều tạinước ngoài, các văn phòng và nhiều cơ quan khác ở nước ngoài để khai thác nắm bắt thông tin của các thị trường khác nhau.
Vì kinh phí còn hạn hẹp, ngoài các mối quan hệ trên Công ty còn phải làm tốt công tác thông tin quảng cáo coi đó là nghiệp vụ quan trọng trong chiến lược Marketing. Bằng các hình thức như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Để giới thiệu về Công ty, Công ty cần phối hợp với các cơ quan chức năng để tham gia các hội chợ triển lãm hàng dệt may quốc tế tại Việt nam và các nước. Tuy vậy Công ty vẫn cần phải tính toán sao cho việc tham dự có hiệu quả nhất như lựa chọn hội chợ mà Công ty đã có vị trí tương đối thu hút khách hàng, mặt hàng giới thiệu phải được lựa chọn kỹ càng về mẫu mốt và chất lượng sản phẩm, việc thuê và thiết kế gian hàng để trưng bày sao cho rẻ, đẹp và phù hợp…
Ngoài ra Công ty cũng cần phải tiến tới thành lập các văn phòng đại diện ở nước ngoài, các văn phòng này sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về thị trường tiêu thụ, thị trường giá cả và dự báo những thông tin về nhu cầu thị trường để Công ty có những bước xử lý chính xác và ra quyết định kịp thời. Nó còn có nhiệm vụ thay mặt Công ty đàm phán, giao dịch, chào hàng, giới thiệu mặt hàng xuất khẩu của Công ty tới các khách hàng, các Công ty nước ngoài để làm cơ sở cho Tổng Giám đốc ký kết các hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả.
Để làm tốt công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường Công ty cần quan tâm nhiều hơn đến bộ phận chức năng chuyên làm công tác thị trường sao cho bộ phận này trở thành một trợ thủ đắc lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty phải thực sự đề cao vai trò của công tác này, biến nó thành một hoạt động mang tính thường xuyên và có chính sách đầu tư thích đáng cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi chuyên có trách nhiệm nghiên cứu và tiếp cận thị trường với chức danh và đãi ngộ một cách thoả đáng.
Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nếu quan tâm đúng mức và chú trọng thích đáng chắc chắn Công ty sẽ cải thiện được những yếu kém về công tác nghiên cứu và tiếp cận thị trường như hiện nay góp phần đưa Công ty Cổ phần Dệt May Nam Định trở thành một doanh nghiệp có kinh nghiệm trên thương trường từ đó đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu của Công ty.
3.2.1.2. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu.
Quy trình xuất khẩu là một vấn đề quan trọng. Nếu có một quy trình xuất khẩu tốt và hợp lý thì sẽthúc đẩy hoạt động xuất khẩu phát triển. Đồng thời tạo được nhiều lợi ích cho công ty. Trong quy trình xuất khẩu hiện nay của công ty còn khuyết hai nhiệm vụ: “Thuê tàu” và “mua bảo hiểm”. Đó là khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu. Cơ sở vật chất của Việt Nam còn kém, cụ thểlà đội tàu nên các công ty xuất khẩu chọn cơ sở giao hàng là “Giao lên tàu FOB”. Với điều kiện này thì công ty sẽ ít mạo hiểm, ít rủi ro về tổn thất hàng hoá nhưng công ty lại mất một khoản lợi lớn từ nghiệp vụ bổ trợ này.