Định hướng phát triển ngành công nghiệp Hà Nội đến năm

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1997-2007 và dự đoán đến năm 2009 (Trang 57 - 66)

C. Biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội theo thời gian: phương pháp hồi quy theo thời gian

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp Hà Nội trong giai đoạn từ 2008

3.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp Hà Nội đến năm

3.1.1.Quan điểm, mục tiêu phát triển công nghiệp Hà Nội đến năm 2010 và 2020

- Ngành công nghiệp Hà Nội phát triển nhanh, giữ vị trí và vai trò hàng đầu của vùng Bắc Bộ nói riêng và cả nước nói chung.

- Phát triển bền vững, có chú trọng bảo vệ môi trường. - Phát triển công nghiệp có hiệu quả.

- Xây dựng và phát triển một cơ cấu công nghiệp đa dạng, linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của thị trường và có sức cạnh tranh cao.

Mục tiêu:

Tốc độ tăng bình quân hàng năm của GDP công nghiệp trong thời kỳ 2001-2010 khoảng 12-14%/năm; trong đó thời kỳ 2006-2010 khoảng 13-14%/ năm. Cả thời kỳ từ 2001 đến 2010 ngành công nghiệp đóng góp khoảng 38-40% vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu trong cả thời kỳ này của sản phẩm công nghiệp khoảng 20%, đạt khoảng 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn thành phố.

Thời kỳ này thu hút thêm khoảng 160000 đến 170000 lao động vào sản xuất trong ngành, tương ứng chiếm khoảng 30% số lao động thu hút thêm vào nền kinh tế quốc dân của thành phố.

Về môi trường: Bảo vệ môi trường không khí, nước và môi trường do chất rắn của công nghiệp gây ra.

3.1.2. Cơ cấu và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Cơ cấu:

- Cơ cấu sản xuất công nghiệp Hà Nội phân theo ngành như sau: Ngành công nghiệp khai thác: năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 2,5%; năm 2010 chiếm tỷ trọng khoảng 1,8%

Ngành công nghiệp chế biến: năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 87,6%; năm 2010 chiếm tỷ trọng khoảng 88,1%

Ngành công nghiệp điện, nước, gas, khí đốt: năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 9,9%; năm 2010 chiếm tỷ trọng khoảng 10,1%.

- Cơ cấu sản xuất công nghiệp Hà Nội theo các thành phần kinh tế:

Khu vực công nghiệp trong nước: năm 2005 chiếm tỷ trọng 65%; năm 2010 chiếm tỷ trọng 62%

Khu vực công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: năm 2005 chiếm tỷ trọng 35%; năm 2010 chiếm tỷ trọng 38%

- Cơ cấu sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành chủ lực (gồm ngành điện tử- công nghệ thông tin; ngành cơ khí; ngành hoá chất, hoá dược và mỹ phẩm; ngành chế biến thực phẩm và đồ uống; ngành dệt may, da giầy; ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp) năm 2005 chiếm tỷ trọng khoảng 62,5%/ GDP công nghiệp nhưng đến năm 2010 nó chiếm tỷ trọng khoảng 73,9%/ GDP công nghiệp.

Định hướng

Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đưa ra các phương án phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghiệp Hà Nội. Theo đó, phương hướng chính để phát triển ngành công nghiệp, phát triển các khu vực tập trung công nghiệp là:

- Công nghiệp sạch, không gây ô nhiễm môi trường - Giải quyết việc làm cho nhiều người lao động

- Công nghệ sản xuất cao

- Giá trị cao.

3.1.3.Những nội dung chủ yếu của quy hoạch phát triển công nghiệp Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

a) Ngành điện tử- công nghệ thông tin

Xây dựng ngành công nghiệp điện tử- công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển. Phấn đấu để thành phố Hà Nội trở thành một trung tâm của cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng về thiết kế sản phẩm, sản xuất phần mềm, sản xuất linh kiện, thiết bị và các dịch vụ điện tử- tin học trên cơ sở phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.

Tiếp tục phát triển phương thức lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học, tiếp nhận công nghệ và đáp ứng nhu cầu sản phẩm điện tử trong nước và tham gia xuất khẩu; đồng thời tăng cường liên kết với các tập đoàn điện tử, tin học lớn trên thế giới để tiếp nhận công nghệ hiện đại và tăng năng lực sản xuất linh kiện trong nước, kể cả những linh kiện điện tử chính như các chíp điện tử, màn hình…; khẩn trương nâng cao tỷ lệ nội điạ hoá các thiết bị điện tử- tin học. Tập trung nâng cao chất lượng, mở rộng thị phần các thiết bị điện, điện tử, dây dẫn và vật liệu cho ngành điện do Hà Nội sản xuất. Khuyến khích sản xuất các sản phẩm điện tử- tin học mang thương hiệu Hà Nội.

b) Ngành cơ khí

Đối với ngành này ưu tiên phát triển sản xuất các loại động cơ nhỏ, các sản phẩm điện cơ, cơ khí chính xác, dụng cụ học tập, các chi tiết máy hiện đại, các sản phẩm tiêu dùng cao cấp, máy móc, thiết bị văn phòng. Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế tạo khuôn mẫu cung cấp cho nhu cầu sản xuất của thủ đô, các địa phương trong nước và xuất khẩu.

Phát triển cơ khí chế tạo thiết bị đồng bộ, các thiết bị điện, cơ điện tử, tự động hoá phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng, đáp ứng phần lớn yêu cầu của thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.

Chú trọng phát triển khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới theo hướng gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa các viện, trường với doanh nghiệp; gắn các trương trình nghiên cứu quốc gia với phát triển các sản phẩm trọng điểm.

c) Ngành hóa chất, hoá dược và mỹ phẩm

Hà Nội là một thị trường lớn, đồng thời có một đội ngũ cán bộ có trình độ, có khả năng phát triển ngành công nghiệp dược và công nghiệp hoá mỹ phẩm. Do vậy ưu tiên phát triển ngành hoá dược và hoá mỹ phẩm thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, đi ngay vào công nghệ hiện đại. Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại phục vụ nghiên cứu cơ bản cho công nghiệp hoa dược. Kết hợp tốt công nghệ sản xuất tiên tiến với hiện đại hoá sản xuất các sản phẩm đông dược.

Ngành sản xuất hoá chất cơ bản nói chung là ngành có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao, đồng thời là ngành tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường vì vậy không phát triển các cơ sở sản xuất mới trên địa bàn Hà Nội. Đẩy mạnh công tác

nghiên cứu, tiến tới sản xuất một số loại hoá chất tinh khiết, quy mô phòng thí nghiệm, phục vụ cho bào chế thuốc, nghiên cứu và giảng dạy.

Không đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới. Khuyến khích xây dựng các tổ hợp chế biến rác kết hợp sản xuất phân hữu cơ sinh học tại các khu tập trung rác của thành phố.

d) Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống

Ngành này sẽ phát triển theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và trong vùng, đồng thời tăng nhanh sản lượng xuất khẩu.

Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của nhân dân thủ đô và các tỉnh thành trong cả nước. Cần chú trọng tới việc phát triển các sản phẩm truyền thống, nổi tiếng của thủ đô phục vụ cho khách du lịch. Kết hợp với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ để phát triển các vùng nguyên liệu và bố trí nhà máy chế biến phù hợp với quy hoạch vùng, tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

e) Ngành dệt may, da giầy

Đối với hai ngành này sẽ phát triển các trung tâm cung cấp dịch vụ, trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu thời trang cao cấp, làm tổng đại lý. Ngành dệt may phát triển chủ yếu theo chiều sâu, hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng để mở rộng , phát triển sản xuất. Định hướng sau năm 2010, ngành dệt may không phát triển thêm các cơ sơ may thông thường , định hướng chuyển dịch sang các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương…nơi có quy hoạch tập trung cho ngành dệt may. Với phân ngành dệt cần cần tập trung vào sản xuất sản phẩm cao cấp theo công nghệ mới, hiện đại không gây ô nhiễm môi trường.

Đối với phân ngành da- giầy sẽ hướng vào 3 nhóm sản phẩm chính là giầy thể thao, giày dép da và túi cặp. Tập trung đầu tư máy móc thiết bị chuyên dùng, công nghệ hiện đại,, coi trọng thiết kế mẫu mã để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cạnh tranh được cả trong nước và thế giới tiến tới thay thế hàng nhập khẩu.

Ngành dệt may- da giầy Hà Nội cần đẩy mạnh hợp tác liên kết với các tỉnh lân cận để phát huy thế mạnh về lao động, đất đai, giao thông của các địa phương; đồng thời chuyển giao máy móc thiết bị của Hà Nội về các vùng lân cận.

f) Ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp

Ngành này đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp phục vụ xây dựng và trang trí nội thất như: vật liệu nhẹ, tấm kết cấu 3D, sản phẩm ốp lát, gốm sứ xây dựng; các loại vật liệu mới ứng dụng công nghệ nano như kính chống va đập, kính chống mờ…

3.2. Giải pháp giúp nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp Hà Nội trong thời gian tới

3.2.1. Đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo trong những ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân như: Sản xuất công nghiệp, vận tải đường sắt, hàng không...

Vì vậy việc sắp xếp lại, chuyển những doanh nghiệp nhà nước không cần giữ 100% vốn sang cổ phần hoá, nhằm tập trung vốn đầu tư cho các doanh nghiệp còn lại, mặt khác tạo môi trường cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả cao hơn .

Hướng sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cần thực hiện nghiêm túc theo quyết định của chính phủ, nhưng chủ yếu là cổ phần hoá rộng rãi hơn , để đẩy nhanh quá trình này.

Những ngành mà doanh nghiệp nhà nước cần giữ lại là : Sản xuất, phân phối điện, nước, phân bón, thuốc chữa bệnh và một số ngành khác có giá trị cao và thu nộp ngân sách lớn.

3.2.2.Đầu tư vốn cho phát triển công nghiệp

Vốn đầu tư là yếu tố có tính chất quyết định để kết hợp các yếu tố sản xuất. Nó trở thành nhân tố có vị trí quan trọng hàng đầu đối với mọi dự án đầu tư. Nó có vai trò quyết định cho sự hình thành và phát triển của các ngành công nghiệp trong từng thời kỳ.

Có thể nói thiếu vốn là một trong những hạn chế lớn nhất của phát triển doanh nghiệp hiện nay. Giải pháp để giải quyết khó khăn về vốn phải là giải pháp mang tính

tổng hợp của nhiều giải pháp nhỏ như: Giải pháp về thị trường vốn, chính sách tận dụng nguồn vốn trong nước, chính sách khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong nước, đặc biệt là giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn vay ưu đãi và viện trợ không hoàn lại.

Luật doanh nghiệp ban hành và có hiệu lực từ năm 2000, đã đánh dấu bước đột phá về khuyến khích đầu tư trong khu vực tư nhân. Nhà nước cần tiếp tục tháo gỡ những rào cản về đất đai, thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh, trong xuất nhập khẩu và có quy hoạch rõ ràng, thì triển vọng huy động vốn trong khu vực tư nhân còn rất lớn.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài chủ yếu vào ngành công nghiệp và đã có vị trí ngang với khu vực doanh nghiệp nhà nước về vốn, tài sản và giá trị sản xuất. Nhà nước cần điều chỉnh chính sách đầu tư nước ngoài cởi mở hơn, tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng hơn, đó sẽ là biện pháp tốt để nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế nói chung và khu vực công nghiệp nói riêng.

Nhà nước cũng cần hoàn thiện cơ chế huy động vốn cho đầu tư phát triển, tạo thị trường vốn lành mạnh, hấp dẫn đảm bảo cung cấp đủ vốn cho các doanh nghiệp vay hoạt động.

Đồng thời với các biện pháp tạo vốn, cho vay vốn, thì vấn đề sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả vốn đầu tư phải được coi là giải pháp nóng, nhằm khắc phục tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản do lãng phí, tham ô, tham nhũng (chủ yếu khu vực DNNN và nguồn vốn đầu tư, vốn tín dụng ưu đãi từ nhà nước) và hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Ở giác độ nào đó, thì tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có tầm quan trọng và tính khả thi hơn là các biện pháp tăng vốn.

3.2.3. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là nhân tố cơ bản để tăng khả năng cạnh tranh và làm tăng hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên trình độ kỹ thuật, công nghệ của ngành công nghiệp Hà Nội nói chung còn thấp. Đảng bộ và chính quyền thành phố cần có những biện pháp thiết thực nhất để khuyến khích, phát triển khoa học công nghệ như đầu tư kinh phí cho các công trình khoa học, cho các tác giả có những phát

minh sáng chế…mà có ý nghĩa thực tiễn đối với các ngành kinh tế nói chung cũng như ngành công nghiệp nói riêng.

3.2.4.Đào tạo, phát huy nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá

Có thể nói phát triển nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng. Đây là một yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh trong thời đại hiện nay khi mà khoa hoc-kỹ thuật-công nghệ phát triển như vũ bão.

Thực trạng hiện nay có tới trên 50% số lao động trong doanh nghiệp chưa qua đào tạo có hệ thống, đây là trở ngại lớn cho việc tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật công nghệ mới và hạn chế đến năng suất, chất lượng , hiệu quả sản xuất. Không ít các ngành nghề đang rất thiếu lao động có tay nghề cao, trong khi cả nước đang dư thừa một đội ngũ lao động trẻ, khoẻ rất lớn. Bởi vậy giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động là hết sức cần thiết và cấp bách. Các trường phải phối hợp đào tạo để phát triển nguồn nhân lực có trình độ và nâng cao tay nghề kỹ thuật công nghiệp, tự động hoá. Khuyến khích các doanh nghiệp và nhà máy phối hợp với các trường đại học, cao đẳng cũng như trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề trong đào tạo nghề hoặc đào tạo trực tiếp, tại chỗ.

Nhưng song song với vấn đề đào tạo là vấn đề giải quyết việc làm, mà trước hết là việc làm cho công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề và sinh viên mới ra trường. Có những chính sách phù hợp thu hút các chuyên gia giỏi, các nhà quản trị tài ba vào các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn như công nghiệp điện tử, cơ khí, luyện kim…

3.2.5. Có những phương án thiết thực, cụ thể để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các tụ điểm công nghiệp

Việc hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong huy động và sử dụng khoa học công nghệ có kỹ thuật cao, áp dụng nguyên tắc chuyên môn hoá sâu, hiệp tác hoá rộng trong sản xuất công nghiệp, các ngành có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau trong quy trình sản xuất sản phẩm như sợi-dệt-may-xuất khẩu…Tuy nhiên việc quy hoạch phải có chính sách nhất quán, phải chú trọng đến

môi trường và văn hoá đô thị, tránh tình trạng khu công nghiệp phân bố tại trung tâm thành phố.

3.2.6. Xây dựng cơ chế, chính sách, quản lý nhà nước cho phát triển công

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1997-2007 và dự đoán đến năm 2009 (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w