Khái quát chung về dãy số thời gian

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1997-2007 và dự đoán đến năm 2009 (Trang 26 - 27)

 Khái niệm, cấu tạo, tác dụng của dãy số thời gian (DSTG) - Khái niệm: Dãy số thời gian là dãy các số liệu của một hay một số chỉ tiêu thống kê thuộc hiện tượng nghiên cứu được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

- Cấu tạo: Một DSTG gồm 2 phần: thời gian và các trị số của chỉ tiêu thuộc hiện tượng nghiên cứu.

Thời gian thường dùng là: ngày, tuần, tháng,quý năm. Và độ dài giữa hai thời gian liền nhau trong dãy số là khoảng cách thời gian.

Trị số của chỉ tiêu: là những số liệu về hiện tượng, có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là các mức độ của dãy số.

- Tác dụng: DSTG cho phép phân tích đặc điểm, quy luật biến động của hiện tượng qua thời gian.

Phân loại dãy số thời gian

Dựa vào các mức độ của dãy số thì người ta chia thành: dãy số tuyệt đối, dãy số tương đối và dãy số bình quân

Dãy số tuyệt đối: được chia nhỏ hơn, gồm dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm

Dãy số thời kỳ: là DSTG mà các mức độ của nó là những số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh quy mô( khối lượng) của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định

Dãy số thời điểm: là DSTG mà các mức độ là những số tuyệt đối thời điểm, phản ánh quy mô của hiện tượng tại những thời điểm nhất định

Dãy số tương đối: là dãy số mà các mức độ là các số tương đối được sắp xếp theo thứ tự thời gian.

Ví dụ: cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương qua một số năm Dãy số bình quân: các mức độ của dãy số là số bình quân

Ví dụ: Năng suất lao động bình quân của công nhân trong một doanh nghiệp trong một số năm.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê để phân tích giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 1997-2007 và dự đoán đến năm 2009 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w