Hạch toán lao động và các hình thức trả lương cho cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI (Trang 26 - 30)

viên

* Báo cáo với cơ quan cấp trên về quỹ lương

Là một công ty thuộc Tổng công ty Thiết bị – kỹ thuật điện, hàng quý công ty phải báo cáo với cơ quan cấp trên về số lao động, quỹ lương để Tổng công ty quản lý và chỉ đạo.

Căn cứ vào quy trình sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh Công ty chế tạo Điện cơ Hà Nội đã áp dụng cả hai hình thức này đều là hình thức tiền lương có thưởng.

Hình thức tiền lương sản phẩm là hình thức tiền lương chủ yếu trong công ty và được áp dụng để tính trả lương cho bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào sản xuất.

Nhân viên làm việc tại các phòng ban và các phân xưởng, không trực tiếp tạo ra sản phẩm, được tính toán trả lương theo hình thức thời gian.

Trong quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, việc hạch toán lao động của công ty được thực hiện rất rõ ràng, chính xác và kịp thời.

2.2.1.1. Hạch toán số lượng lao động

Phòng Tổ chức lao động theo dõi số lượng lao động thông qua “Sổ danh sách cán bộ công nhân viên” của toàn công ty. Trong đó ghi rõ số lượng công nhân viên, nghề nghiệp, công việc, mức lương hiện hưởng và trình độ tay nghề (hoặc cấp bậc kỹ thuật). Số lượng công nhân viên được theo dõi theo từng phân xưởng, phòng ban. Tổ chức lao động phảI thường xuyên cập nhập số lượng, sự biến động về nhân sự trong công ty và lý do sự biến động đó. Cuối tháng, phòng tổ chức lao động có trách nhiệm lập bảng tổng hợp danh sách cán bộ công nhân viên toàn công ty.

STT Đơn vị Nam Nữ Tổng cộng % Nam % Nữ

1. Ban lãnh đạo 2 2 7 71% 29% 2. Phòng tổ chức 18 16 24 75% 25% 3. Phòng TCKT 1 5 6 17% 83% 4. Phòng kế hoạch 5 0 5 100% 0% 5. Phòng kinh doanh 24 11 35 64% 31% 6. Phòng QLCL 15 0 18 83% 17% 7. Phòng kỹ thuật 15 8 22 64% 36% 8. Xưởng cơ khí 20 4 24 83% 17%

9. Xưởng lắp ráp 34 31 65 52% 48% 10. TTKTMTB 3 3 35 91% 9% 11. Xưởng đúc dập 42 9 51 82% 18% 12. Xưởng CTBT 50 13 63 79% 21% 13. Cơ sở 2 50 10 60 83% 17% Tổng cộng 310 105 415 75% 25%

2.2.1.2. Hạch toán thời gian lao động

Hạch toán thời gian lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận trong công ty tại mỗi một bộ phận sử dụng lao động theo dõi thời gian lao động của công nhân viên qua “Bảng chấm công”.

* Đối với lao động gián tiếp

Bảng chấm công gồm có lương đi làm và lương khoán là công khoán. Công đi làm là số ngày công do nhà nước quy định 22. Công khoán là công đi làm thực tế trong tháng. Tổ trưởng sản xuất hoặc trưởng các phòng ban là người trực tiếp ghi bảng chấm công. Các lý do vắng mặt đều được ghi bằng các ký hiệu riêng trên Bảng chấm công để tiện theo dõi và tính lương.

* Đối với lao động trực tiếp sản xuất

Ngoài bảng chấm công để theo dõi người lao động, công ty còn căn cứ vào phiếu xác nhận hoàn thành sản phẩm, biên bản nghiệm thu sản phẩm, phiếu nhập kho của cá nhân đó từ đó làm cơ sở để tính lương.

Phiếu nghỉ hưởng BHXH dùng cho trường hợp công nhân viên ốm đau, thai sản, tai nạn lao động … Chứng từ này do cơ quan hoặc bệnh viện cấp và được ghi vào bảng chấm công theo những ký hiệu nhất định.

Cuối tháng, quản đốc, trưởng phòng ban tập hợp số liệu “Bảng tổng hợp ngày công lao động” của bộ phận mình gửi về phòng Tổ chức lao động.

Hạch toán thời gian lao động là cơ sở để tính lương đối với từng bộ phận công nhân viên hưởng lương thời gian.

2.2.1.3. Hạch toán kết quả lao động

* Đối với lao động gián tiếp

Việc hạch toán lao động căn cứ vào bảng chấm công, nếu công đi làm nhiều hơn công nhà nước quy định sẽ được những ngày công chênh lệch đó được tính vào lượng Q3 (trình bày cụ thể vào mục tính lương).

* Đối với lao động trực tiếp

Công ty tiến hành hạch toán lao động theo khối lượng công việc hoàn thành, là các chi tiết sản phẩm động cơ điện trong từng công đoạn sản xuất tại các phân xưởng.

Mỗi tháng công ty giao chỉ tiêu với từng phân xưởng sản xuất theo kế hoạch của công ty. Căn cứ vào phiếu khoán sản phẩm đó mà đơn vị tiến hành sản xuất theo kế hoạch và báo cáo số lượng sản phẩm hoàn thành. Phòng kế toán căn cứ vào bản báo cáo và biên bản nghiệm thu sản phẩm từ đó áp giá tính tổng lương cho từng phân xưởng. Phân xưởng có trách nhiệm tính trả lương cho từng người lao động. Nếu đơn vị hoàn thành đúng kế hoạch và chất lượng sản phẩm tốt sẽ được khen thưởng để động viên kích thích người lao động, ngược lại nếu đơn vị không hoàn thành đúng kế hoạch tuỳ vào điều kiện, thời gian cụ thể để áp dụng phạt hợp lý.

Kết quả lao động của công nhân được theo dõi, ghi chép trên “phiếu báo công”. Hết ca làm việc trước khi nhập kho sản phẩm nhân viên KCS kiểm tra chất lượng sản phẩm có đảm bảo tiêu chuẩn hay không. Nếu đảm bảo chất lượng nhân viên KCS, tổ trưởng và công nhân ký xác nhận số lượng sản phẩm đã hoàn thành vào phiếu báo công.

Tên đơn vị (cá nhân): Cuối tháng, nhân viên thống kê của phân xưởng có nhiệm vụ tập hợp phiếu xác sản phẩm của từng người trong phân xưởng và căn cứ vào bảng chấm công để lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho phân xưởng.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÔNG TY CHẾ TẠO ĐIỆN CƠ HÀ NỘI (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w