- Tổng giám đốc Công ty là do hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc là ngườ
2.2.2.1. Khái quát cơ cấu tài sản lưu động vào nguồn tài trợ cho tài sản lưu động của công ty
tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản. Năm 2003 chiếm 58,72%. Năm 2004 chiếm 64,48%. Năm 2005 chiếm 66,38%. Năm 2006 chiếm 66,54%. Năm 2007 chiếm 68,92%.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng điều đặn qua các năm. Năm 2005 tăng so với năm 2004 là 9474,8 triệu đồng tương ứng tăng 22,53%. Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1875,77 triệu đồng tương ứng tăng 3,64%. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2669,59 triệu đồng tương ứng tăng 5%.
Đối với một doanh nghiệp vừa sản xuất, vừa kinh doanh như Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thì tỷ trọng vốn lưu động hiện tại là khá lớn, đòi hỏi công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động phải thật hợp lý ví nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, cũng như lợi nhuận của công ty.
2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
2.2.2.1. Khái quát cơ cấu tài sản lưu động vào nguồn tài trợ cho tài sản lưu độngcủa công ty của công ty
Căn cứ vào cách phân loại tài sản lưu đông, cơ cấu tài sản lưu động của Công ty qua một số năm ngần đây được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 6: Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007
1. Vốnbằng bằng tiền 2811.79 6,69 6031,85 11,71 8710,41 16,31 12894,11 23 2. Các khoản phải thu 10191,1 24,24 13386,25 26 16017,53 30 12260,25 21,87 3. Hàng tồn kho 27924,22 66,42 31312,55 60,78 28180,26 52,78 29971,17 53,46 4. Tài sản lưu động khác 1114,09 2,65 785,35 1,52 485,8 0,91 936,23 1,67 5. Tổng tài sản lưu động 42041,2 100 51516 100 53391,77 100 56061,36 100 Nguồn: Phòng kế toán
Qua số liệu trên ta thấy tổng số vốn lưu động năm 2005 tăng 9474,8 triệu đồng so với năm 2004 với mức tăng 22,54%. Nguyên nhân là do sự gia tăng của tất cả các loái vốn lưu động trong Công ty. Sự gia tăng này biểu hiện ở mhững bước phát triển lớn mạnh về quy mô kinh doanh mà biểu hiện của nó là quy mô vốn lưu động. Để đánh giá đúng về sự thay đổi này ta xem xét về sự thay đổi tỷ trọng cũng như mức tăng giảm của từng loại vốn lưu động.
Trong năm 2004 thì lượng vốn lưu động bằng tiền là 2811,79 triệu đồng chiếm 6,69% tổng số vốn lưu động trong Công ty, năm 2005 con số này đã tăng lên đến 6031,85 tr.Đ chiếm 8,45% tổng số vốn lưu động. Năm 2006 đã là 8710,41 tr.Đ
chiếm 16,31% tổng số vốn lưu đông và năm 2007 là 12894,41 tr.Đ chiếm 23% tổng số vốn lưu đông. Số vốn bằng tiền chiếm tỷ không cao trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Nhưng qua các năm từ 2004 đến năm 2007 đã ngày càng chiếm tỷ lệ cao hơn. Cụ thể về vốn bằng tiền, năm 2005 tăng 3220,06 tr.Đ so với năm 2004, tương ứng tămg thêm 114,5%; năm 2006 tăng 2678,56 tr.Đ so với năm 2005 tương ứng tăng 44,4%; năm 2007 tăng 4183,7 tr.Đ so với năm 2006, tương ứng tăng 48,03%. Điều này cho thấy rằng tăng lượng vốn băng tiền là một dấu hiệu tốt về sự tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy Công ty cần phát hhuy hơn nữa để đẩy nhanh tốc độ tăng của loại vốn lưu động này trong những năm tiếp theo.
Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động mà Công ty bị khách hàng, các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ Công ty càng bị chiếm dụng về vốn lớn. Trong năm 2004 khoản phải thu số tiền là 10191,1 tr.Đ chiếm 24,24% trong tổng số vố lưu động tại Công ty. Đến năm 2005 khoản phải thu số tiền đã tăng lên 13386,25 tr.Đ chiếm 26% tổng số vố lưu động. Năm 2006 là 16017,53 tr.Đ chiếm 30% tổng số vốn lưu đông và đến hết năm 2007 con số này là 12260,25 tr.Đ chiếm 21,87% tổng số vốn lưu đông. So sánh giữa các năm về khoản phải thu có thể thấy năm 2005 tăng 3195,15 tr.Đ so với năm 2004, tương ứng tăng thêm 31,35%. Năm 2006 tăng thêm 2631,25 tr.Đ so với năm 2005, tương ứng tăng thêm 19,65%. Năm 2007 khoản phải thu đã giảm hơn so với năm 2006 là 3757,25 tr.Đ ,tương ứng giảm 23,46%. Các khoản phải thu này tăng là do doanh nghiệp mở rộng sản xuất, và thị phần của doanh nghiệp ngày càng tăng trên thị trường tiêu thụ. Qua sự phân tích trên ta thấy vốn của công ty bị chiếm dụng không phải là ít. Chính vì vậy công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có những biện pháp khắc phục, có các chính sách phù hợp sao cho thu được các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn của Công ty bị chiếm dụng.
Đối với lượng hàng hoá tồn kho, ở Công ty thì hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm. Năm 2004 có 27924,22 tr.Đ chiếm tỷ trọng 66,42%, sang đến năm 2005 thì
trị giá hàng tồn kho tăng lên 31312,55 tr.Đ chiếm 60,78%. Năm 2006 trị giá hàng tồn kho là 28180,26 tr.Đ chiếm 52,78 %. Và đến hết năm 2007 trị giá hàng tồn kho là 29971,17 tr.Đ chiếm 53,46%. Hàng tồn kho đã giảm qua các năm về cả mặt giá trị và tỷ trọng. Điều này đã thể hiện xu hướng biến đổi tốt về cơ câu vốn lao động của Công ty và chứng tỏ Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc giảm tỷ trọng hàng tồn kho. Tuy nhiên hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Nguyên nhân la do lượng thành phẩm của công ty nhập quá nhiều nguyên vật liệu.
Một số tài sản lưu động khác, đây là loại vốn lưu động không thuộc các loại vốn nên có trong cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp nên nó chiếm một tỷ trọng nhỏ. Trong năm 2004 là 1114,09 tr.Đ, chiếm tỷ trọng 2,65%, năm 2005 là 785,35 tr.Đ chiếm khoản 1,52%. Năm 2006 là 485,8 tr.Đ chiếm 0,91%. Năm 2007 là 936,23 tr. Đ chiếm 1,67%.