- Tăng tích luỹ, phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty
- Góp phần thiết thực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- Chấp hành mọi quy đinh, các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư tài sản, nguồn lực thể hiện hạch toán kinh tế đảm bảo duy trì và phát triển vốn ngân sách đúng quy định
- Tăng cường đầu tư chuyên sâu, không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ tăng năng suất lao động
- Xây dựng các phương án kinh doanh và phát triển theo kế hoạch mục tiêu, chiến lược của Công ty
- Đầu tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đào tạo đội ngũ công nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi, đặc biệt đội ngũ nhân viên thị trường
- Bảo vệ uy tín của doanh nghiệp, thực hiện đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước
- Thực hiện phân phối theo lao động, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên của Công ty
- Tăng cường công tác kiểm tra hướng dẫn hoạt động nhằm hạn chế thất thoát. - Cổ phần hóa doanh nghiệp, nâng cao quyền làm chủ của các cá nhân trong Công ty song vẫn giữ vững và phát triển các chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tiếp theo.
- Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại sản xuất, tổ chức tại các phòng ban xí nghiệp thành viên cho hợp lý, triệt để tiết kiệm trong tất cả các khâu
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị
2.1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
* Trước khi cổ phần hoá
Nhà máy thực hiện chế độ một thủ trưởng. Đứng đầu Nhà máy là Giám đốc nhà máy cũng chính là tổng giám đốc tổng Công ty thực phẩm Miền Bắc.
Nhà máy có 4 Phó giám đốc bao gồm:
- Phó giám đốc kinh doanh: chuyên phụ trách về các hoạt động có liên quan đến thị trường đầu vào, đầu ra, tìm nguồn hàng và lên kế hoạch lập kênh tiêu thụ.
- Phó giám đốc tổ chức- lao động: phụ trách các vấn đề về tổ chức, quản lý nguồn lao động, ra các quyết định và ký kết các hợp đồng lao động với công nhân.
- Phó giám đốc tài chính- kế toán: là người phụ trách các hoạt động kinh tế của nhà máy.
- Phó giám đốc kỹ thuật: là người giám sát hoạt đông sản xuất, những chương trình thiết kế, chế thử sản phẩm mới, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi vấn đề liên quan đến sản xuất như: chất lượng, số lượng, chủng loại sản phẩm, định mức tiêu hao, kế hoạch sản xuất.
Công ty gồm 7 phòng chức năng, đó là: Phòng Kế hoạch- Vật tư, Phòng Tài chính- Kế toán, Phòng thị trường, Phòng KCS, Phòng kỹ thuật, Phòng Tổ chức- lao động tiền lương, Phong cơ điện. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng như sau:
+ Phòng Kế hoạch- Vật tư: nghiên cứu, tìm hiểu thị trường đầu vào, đầu ra qua đó cân đối với khả năng thực tế của nhà máy để từ đó lập các kế hoạch về nguyên vật liệu, bao bì, xây dựng kế hoạch tiêu thụ, lập kế hoạch nghiên cứu,sản xuất sản phẩm mới.
+ Phòng tổ chức- lao động tiền lương: Nhiệm vụ của phòng là tín toán lương, thưởng cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy, thực hiện tuyển dụng lao đông, giám sát tình hình lao động, phụ trách về an toàn lao động.
+ Phòng thị trường: có chức năng tìm kiếm thị trường tiêu thụ,phân phối sản phẩm theo các kênh đã có, nắm chắc giá cả, lợi thế và hạn chế của các sản phẩm, thiết kế các hình thức quảng cáo, tiếp thị, chiết khấu nhằm hỗ trợ công tác bán hàng.
+ Phòng Tài chính- Kế toán: chức năng cơ bản là viết và thu thập các hoá đơn, số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của Giám đốc nhà máy. Đảm bảo thực hiện thu chi tài chính đúng chế độ hiện hành của Nhà nước và quy định về thuế, BHXH,BHYT và các nghĩa vụ đối với nhà nước bên cạnh đó phòng còn có chức năng đề xuất các biện pháp tiết kiệm chi phí, tăng doanh lợi, bảo toàn và tăng vốn kinh doanh của nhà máy.
+ Phòng KCS: Là phòng được tách ra từ phòng kỹ thuật, có nhiệm vụ chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm trước, trong và sau khi sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểm tra theo ISO 9001.
+ Phòng kỹ thuật: Nhiệm vụ chính của phòng là xác định định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm đồng thời có nhiệm vụ là kết hợp với phòng Thị trường và Phòng Kế hoạch để nắm bắt nhu cầu thị trường về từng loại sản phẩm để dự tính kế hoạch sản xuấ.
+ Phòng cơ điện: có nhiệm vụ là phụ trách các vấn đề về điên, sửa chữa máy móc, thiết bị văn phòng đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục.
Bộ máy quản lý đã có sự thay đổi để phù hợp với xu hướng phát triển chung và nâng cao trình độ quản lý, tăng hiệu suất làm việc, đồng thời nêu cao tính thực thi của công tác quản lý tại Nhà máy.
Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu nghị sau khi cổ phần hoá xong có vốn điều lệ là 22.500.000.000 đồng VN
Cơ cấu vốn như sau:
Bảng1: Cơ cấu vốn của Công ty
Cổ đông Tỷ lệ sở hữu Thành tiền(VNĐ)
1. Nhà nước 51,40% 11.563.000.000 2. CBCNV Công ty 27,60% 6.214.000.000 3. Bán đấu giá ra bên ngoài 21,00% 4.723.000.000 Tổng cộng 22.500.000.000
Vốn điều lệ của Công ty được sử dụng cho các hoạt động sau:
- Mua sắm TSCĐ và các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động kinh doanh hoặc mở rộng quy mô hoạt động của Công ty.
- Cung cấp vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinhdoanh - Góp vốn liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh tế
- Mua cổ phiếu, trái phiếu của các đơn vị kinh tế khác - Kinh doanh theo phạm vi sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty không sử dụng vốn điều lệ để chia cho các cổ đông dưới bất kỳ hình thức nào. Vốn điều lệ của Công ty được điều chỉnh theo từng thời kỳ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và bảo đảm quyền lợi của cổ đông. Việc tăng giảm vốn điều lệ do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
Vốn điều lệ của Công ty là 22.500.000.000 đồng và được chia thành 2.250.000 cổ phần. Mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng Việt Nam ( Mười nghìn đồng)
Sau khi cổ phần hoá, các phòng ban trực thuộc của nhà máy vẫn giữ nguyên chức năng và nhiệm vụ.
Công ty cổ phần bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và ban kiển soát
- Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết,là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ như: Thông qua định hướng phát triển của Công ty. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát. Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đước ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm ……….