Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHAI THÁC, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ. (Trang 52)

III. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng thị trường

1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là một việc làm có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Trước đây do phát triển kinh tế theo cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, chúng ta chủ trương chỉ hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa nên chỉ xuất khẩu lao động chủ yếu sang các quốc gia Đông Âu. Ngày nay khi xu hướng hội nhập toàn cầu ngày càng cao, nền kinh tế của nước ta phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thị trường xuất khẩu lao động đã được mở rộng trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Mặc dù vậy kết quả xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay còn hạn chế, chưa tận dụng hết nguồn lực trong nước cũng như chưa nắm bắt kịp thời các cơ hội từ bên ngoài. Vì thế mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là một việc làm cần thiết trong tình hình nước ta hiện nay.

Tuy nhiên khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động và chuyên gia ở nước ta còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ảnh hưởng của các yếu tố này là rất lớn, tác động của chúng có thể tạo thuận lợi nhưng nhiều khi lại chính là nguyên nhân cản trở hoạt động xuất khẩu lao động của chúng ta.

1.1. Nhu cầu về nhập khẩu lao động ở các nước trên thế giới

Hiện nay trên thế giới nhu cầu về lao động là rất lớn, hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển đều có nhu cầu lao động ngoài nước. Tại một số nước do dân số ít, các ngành công nghiệp phát triển, thiếu hụt lao động trong nước, vì vậy ở các nước này nhu cầu nhập khẩu lao động với số lượng lớn. Chẳng hạn ở Hàn Quốc nhu cầu nhập khẩu lao động hiện nay khá cao so với các nước trên thế giới. Các doanh nghiệp của Hàn Quốc chủ yếu tập trung trong lĩnh vực chế tạo, giao thông vận tải, kho hàng và thông tin, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần thêm khoảng 141.000 lao động. Trong đó nhu cầu lao động trong ngành công nghiệp sản xuất chế tạo

là lớn nhất, mỗi năm khoảng 79.000 lao động, tiếp đó là giao thông vận tải, kho hàng và thông tin cần thêm khoảng 23.000 lao động, thương mại bán buôn và bán lẻ, nhà hàng, khách sạn cần khoảng15.000 lao động, tài chính, bảo hiểm và dịch vụ bất động sản cần thêm khoảng 11.000 lao động. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc cần thêm khoảng 133.000 lao động, chiếm 94,4% tổng số nhu cầu đang thiếu hụt tại nước này. Trong khi đó các doanh nghiệp lớn chỉ cần thêm khoảng 8.000 lao động, chiếm 5.4%

tổng số lao động đang thiếu hụt.6

Ở Nhật Bản hiện nay nhu cầu nhập khẩu lao động cũng rất cao, hàng năm cần khoảng 60.000 lao động ngoài nước làm việc dưới nhiều hình thức khác nhau, nhiều nhất là dưới hình thức tu nghiệp sinh nhằm chuyển giao công nghệ, kiến thức và kĩ năng chuyên môn góp phần vào việc phát triển nguồn nhân lực tại các nước đang phát triển, mục đích chính là giúp các nước này đẩy nhanh việc phát triển kinh tế xã hội của các nước này. Tuy nhiên chương trình này cũng nhằm thu nhận lao động nước ngoài nhằm bù đắp sự thiếu hụt lao động trong nước, nhất là nhân lực giản đơn, chi phí thấp. Hiện nay Nhật Bản thu nhận tu nghiệp sinh của các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Indonexia, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ,

Philipin, trong đó có cả Việt Nam.7

Qua số liệu trên ta thấy nhu cầu nhập khẩu lao động của các nước là rất nhiều. Đây là cơ hội rất tốt cho các nước xuất khẩu lao động nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng nhu cầu lao động hiện nay của các nước tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, vào các ngành đòi hỏi lao động có những kĩ năng nhất định. Đây lại là một thách thức cho hoạt động xuất khẩu lao động của chúng ta. Mặc dù

6 Theo số liệu trong bài “ chính sách lao động việc làm của Hàn Quốc”- Thành Vinh/tạp chí Việc làm ngoài nước số 1 năm 2004.

7 Số liệu trong bài “Nhật Bản- thị trường xuất khẩu lao động đầy tiềm năng”/ Đặng Ngọc Tùng- tạp chí Việc làm ngoài nước số 6 năm2003.

dân số nước ta là rất lớn, trên 80 triệu dân, nguồn lao động dồi dào, nhưng hạn chế của lao động nước ta là trình độ tay nghề không cao, số lao động có nghề nghiệp chiếm tỷ lệ không nhiều. Thêm vào đó chủ yếu số lao động thất nghiệp và bán thất nghiệp lạii là những lao động ở nông thôn, không nghề nghiệp, ít tiếp cận với các thiết bị hiện đại, kỉ luật làm việc không cao, nhiều khi còn là vô kỉ luật. Chính vì thế đây lại là thách thức lớn cho chúng ta.

1.2. Cạnh tranh gay gắt giữa các nước xuất khẩu lao động

Mặc dù nhu cầu lao động nhập khẩu trên thế giới là lớn, nhưng số lượng các nước xuất khẩu lao động cũng tăng lên, thêm vào đó có rất nhiều nước lớn trong lĩnh vực xuất khẩu lao động thường chiếm ưu thế trên thị trường thế giới. Do đó để có thể mở rộng thị trường chúng ta cần phải nghiên cứu về các đối thủ cạnh tranh mà ở đây là các nước cùng tham gia xuất khẩu lao động. Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh xuất khẩu lao động hiện nay của nước ta gồm có các nước xuất khẩu lao động ở cùng thị trường hiện tại, ngoài ra muốn mở rộng thị trường thì việc tất yếu là nghiên cứu các đối thủ hiện có tại thị trường đó. Chỉ khi xác định rõ được các vấn đề trên chúng ta mới có cơ hội thâm nhập vào thị trường mới và có được kế hoạch hành động để khai thác và phát triển tại thị trường đó lâu dài.

Chúng ta phải xác định được các vấn đề chính sau: - Những đối thủ nào là chính?

- Số lượng các đối thủ cạnh tranh? - Khu vực nào là thị trường của họ?

- Các hình thức đưa lao động, ngành nghề chính của các lao động và số lượng lao động họ xuất khẩu?

- Điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì?

Hiện nay đối thủ cạnh tranh của chúng ta rất nhiều, họ chiếm không ít ưu thế trên các thị trường. Các nước tham gia xuất khẩu lao động ngày càng nhiều, mức độ cạnh tranh của họ ngày rất gay gắt, chúng ta phải đối đầu với rất nhiều các “đại gia” trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. Một trong các đối thủ lớn của chúng ta hiện nay là người hàng xóm Trung Quốc. Đây là một nước có tiềm lực rất lớn về lao động, cả lao động phổ thông và cả lao động có tay nghề. Vì thế mà khả năng xuất khẩu lao động của chúng ta cũng bị ảnh hưởng lớn bởi nước này. Ngay cả các nước có nền kinh tế phát triển như Mĩ hiện nay cũng tham gia xuất khẩu lao động, tuy nhiên hình thức xuất khẩu của khác với các nước đang phát triển. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia xuất khẩu lao động vừa là động lực vừa là rào cản đối với các nước xuất khẩu lao động.

1.3. Môi trường pháp lý, phong tục tập quán của nước nhập khẩulao động lao động

Đây là một yếu tố rất quan trọng có tính chất quyết định tới hoạt động xuất khẩu lao động của các nước xuất khẩu. Bất kể là nước nào, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nào thì luật pháp của nước sở tại rất quan trọng. Hiện nay nhiều nước lấy hệ thống luật pháp làm công cụ để thể hiện chủ trương của mình. Trong hoạt động xuất khẩu lao động cũng vậy, khi một nước cần nhiều lao động nhập khẩu thì những quy định của họ sẽ đơn giản hơn, các thủ tục nhanh gọn, các yêu cầu sẽ ít phức tạp. Tuy nhiên trong các thị trường khó tính thì hệ thống pháp luật lại là một rào cản cho các nước xuất khẩu lao động. Vì vậy muốn thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động thì một yếu tố không thể thiếu được là nghiên cứu luật pháp của các nước sở tại.

Bên cạnh luật pháp thì phong tục tập quán của nước sở tại, của địa phương nhập khẩu lao động cũng có vai trò hết sức quan trọng. Trước khi đưa lao động sang làm việc ở nước ngoài phải giáo dục cho người lao động ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng phong tục tập quán cũng như biết những kĩ năng giao tiếp cơ bản khi sang làm việc tại nước đó. Muốn vậy doanh nghiệp cần có chính sách giới thiệu sơ qua về luật pháp, phong tục tập quán của nước sở tại để người lao động có thể chủ động hòa nhập vào môi trường khi sang làm việc tại nước đó.

2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong Trung tâm

2.1. Nguồn lực cho công tác xuất khẩu lao động còn hạn chế

Số lượng nhân viên phục vụ công tác xuất khẩu lao động của Trung tâm còn hạn chế. Tổng số cán bộ công nhân viên của Trung tâm gồm 15 người, trong đó số ngành nghề kinh doanh của Trung tâm rất đa dạng, vì vậy việc tập trung nguồn nhân lực cho hoạt động xuất khẩu lao động còn gặp nhiều khó khăn. Vì thế trong công tác mở rộng thị trường xuất khẩu lao động của Trung tâm chưa phát huy được hết khả năng vốn có của mình. Hầu hết nhân viên của Trung tâm làm việc ở trong nước, số lượng nhân viên được cử sang làm việc trực tiếp tại các thị trường là rất ít. Các hợp đồng xuất khẩu lao động của Trung tâm Hợp tác Quốc tế được ký kết chủ yếu là do các đơn vị cá nhân môi giới cung cấp. Do đó số lượng lao động và chuyên gia được xuất khẩu sang các nước còn hạn chế.

2.2. Còn thiếu kinh nghiệm trong khai thác mở rộng thị trường

Nhìn chung hoạt động xuất khẩu lao động của cả nước nói chung và của Trung tâm Hợp tác Quốc tế nói riêng có ít kinh nghiệm trong việc khai thác và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động. Đối với Trung tâm, do hầu hết các nhân viên chỉ tập trung làm việc trong nước, thời gian tiếp xúc với

thị trường các nước rất ít, thêm vào đó là thời gian Trung tâm hoạt động xuất khẩu lao động chưa nhiều nên kinh nghiệm và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu lao động còn hạn chế. Trong khi đó môi trường xuất khẩu lao động trên thế giới luôn biến động, có rất nhiều thách thức. Đây là một thách thức rất lớn đối với Trung tâm Hợp tác Quốc tế.

2.3. Do ngành nghề kinh doanh của Trung tâm còn đa dạng

Hiện nay ngành nghề kinh doanh của Trung tâm Hợp tác Quốc tế bao gồm nhiều lĩnh vực như xuất khẩu lao động, kinh doanh các thiết bị phát thanh, truyền hình, kinh doanh du lịch lữ hành, môi giới việc làm trong và ngoài nước… Vì vậy nguồn lực tập trung cho hoạt động xuất khẩu lao động còn hạn chế, ảnh hưởng đến công tác mở rộng thị trường của trung tâm, đặc biệt trong thời kì hiện nay, công tác khai thác mở rộng thị trường cần tập trung nhiều nguồn lực để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Chương III.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

I. Các giải pháp vĩ mô

1. Tăng cường công tác giáo dục đào tạo nghề cho người lao động

Do yêu cầu của thị trường nhập khẩu lao động hiện nay cần những lao động có tay nghề chuyên môn cao, vì thế chúng ta phải có chiến lược phát triển nguồn lao động trong tương lai theo xu hướng tăng tỷ trọng lao động có tay nghề chuyên môn trong tổng số lao động của cả nước, vừa phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, vừa phục vụ cho công tác xuất khẩu lao động trong tương lai. Đây là chiến lược mang tính chất quốc gia, không thể chỉ do một đơn vị đơn lẻ có thể làm được nhưng lại đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các thành viên trong xã hội. Để công tác giáo dục đào tạo nghề cho người lao động có hiệu quả, trước hết Nhà nước phải có

chính sách phát triển cụ thể, mở rộng số lượng các trường dạy nghề, đồng thời phải có sự quy hoạch về số lượng các nghề cần đào tạo, số lượng lao động cho từng ngành nghề, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, ồ ạt, thiếu quy hoạch dẫn đến hiện tượng vừa thừa lại vừa thiếu. Trong hoạt động đào tạo nghề này thì công tác thông tin tuyên truyền để cho người dân hiểu và tham gia là rất quan trọng. Phải cho họ thấy được lợi ích của việc học nghề trong môi trường việclàm hiện nay cũng như trong hoạt động xuất khẩu lao động sang các nước khác. Chỉ có nghề nghiệp thì cơ hội việc làm trong nước và khả năng đi làm việc ở nước ngoài sẽ cao hơn. Chất lượng đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động xuất khẩu lao động hiện nay cần được kiểm duyệt nghiêm túc, tránh những hiện tượng tuyển trọn lao động không thỏa mãn yêu cầu của đối tác, gây ra những sai phạm, làm giảm uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và của Nhà nước nói chung, ảnh hưởng đến công tác xuất khẩu lao động của cả nước.

2. Quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động ở nước ngoài

Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở trong nước, tránh tình trạng để tồn tại một số doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, không tuân thủ pháp luật, làm ảnh hưởng đến tình hình chung của cả nước. Đối với các doanh nghiệp này cần thu hồi giấy phép kinh doanh, nếu vi phạm pháp luật cần nghiêm khắc xử lý.

Một trong những vướng mắc lớn nhất của công tác quản lý lao động ở nước ngoài là chưa hình thành được một cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa các cơ quan quản lý của Nhà nước và các doanh nghiệp. Trong thời gian tới cần nhanh chóng thiết lập một cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp với bộ ngoại giao và các cơ quan đại diện ở nước ngoài, giữa các cơ quan đại diện của ta với nước sở

tại. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần thông báo định kỳ cho các cơ quan đại diện danh sách những người lao động, ngành nghề, nơi làm việc, cập nhật tình hình sinh sống, việc làm của người lao động… để các cơ quan này có thể chủ động thực hiện quản lý và bảo hộ khi cần thiết. Khi đó sẽ kịp thời ngăn chặn những sai phạm do người lao động gây ra, đồng thời cũng kịp thời bảo vệ người lao động.

Bên cạnh việc phối hợp giữa các bên trong hoạt động xuất khẩu lao động, cần tăng cường giáo dục nhận thức cho người lao động, kể cả giáo dục trong và ngoài nước về quyền lợi và nghĩa vụ để người lao động tự giác chấp hành sự quản lý của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý của nhà nước. Người lao động trước khi đến nơi làm việc cần được thông báo cụ thể địa chỉ của cơ quan đại diện, bộ phận quản lý lao động của cơ quan đại diện và địa chỉ của đại diện doanh nghiệp để liên hệ, tiếp xúc và giải quyết các vấn đề khi cần thiết. Cần có các chế tài quy định cụ thể trách nhiệm quản lý lao động của các doanh nghiệp.

Tùy tình hình, yêu cầu cụ thể ở mỗi địa bàn để có hình thức phối hợp hoạt động với chính quyền, doanh nghiệp nước sở tại trong công tác quản lý lao động nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, của các doanh nghiệp Việt Nam và củng cố thị trường.

3. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHAI THÁC, MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM HỢP TÁC QUỐC TẾ. (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w