Thông thường các header mở rộng được xử lý tại đích. Header mở rộng Hop-by-Hop được xử lý tại mọi router mà gói tin đi qua.
Các dạng header mở rộng:
Thứ tự đặt header mở rộng trong gói tin là cần thiết:
Hop-by-Hop
Hop-by-Hop là header mở rộng được đặt đầu tiên ngay sau header cơ bản. Header này được sử dụng để xác định những tham số nhất định tại mỗi hop trên đường truyền dẫn gói tin từ nguồn tới đích. Do vậy sẽ được xử lý tại mọi router trên đường truyền dẫn gói tin.
Destination
Destination header được sử dụng để xác định các tham số truyền tải gói tại đích liền kề hoặc đích cuối cùng.
- Nếu có routing header, thì sẽ mang thông tin tham số xử lý tại mỗi đích tới. - Nếu không có routing header, thông tin là tham số xử lý tại đích cuối cùng.
Routing
Routing header đảm nhiệm xác định đường dẫn định tuyến. Node IPv6 nguồn có thể sử dụng routing header để xác định tuyến, liệt kê địa chỉ của các router mà gói tin phải đi qua. Địa chỉ thuộc danh sách sẽ được dùng làm địa chỉ đích của gói tin IPV6 theo thứ tự được liệt kê và gói tin sẽ được gửi từ router này đến router khác.
Fragment
Header mở rộng Fragment mang thông tin hỗ trợ cho quá trình phân mảnh và tái tạo gói tin IPv6. Fragment header được sử dụng khi nguồn IPV6 gửi đi gói tin lớn hơn Path MTU. Trong IPV4, mọi router trên đường dẫn cần tiến hành phân mảnh gói tin theo giá trị của MTU đặt cho mỗi giao diện. Tuy nhiên, chu
trình này áp đặt một gánh nặng lên router. Bởi vậy trong địa chỉ IPV6, router không thực hiện phân mảnh gói tin. Việc này được thực hiện tại đầu cuối.
Node nguồn IPV6 sẽ thực hiện thuật toán tìm kiếm Path MTU, là giá trị MTU nhỏ nhất trên toàn bộ một đường dẫn nhất định, và điều chỉnh kích thước gói tin tuỳ theo đó trước khi gửi chúng. Nếu ứng dụng tại nguồn áp dụng phương thức này, nó sẽ gửi dữ liệu có kích thước tối ưu, và sẽ không cần thiết xử lý tại tầng IP. Tuy nhiên, nếu ứng dụng không sử dụng phương thức này, nó phải chia nhỏ gói tin có kích thước lớn hơn Path MTU. Trong trường hợp đó, những gói tin này phải được chia tại tầng IP của node nguồn và Fragment header được sử dụng.
Authentication and ESP
IPSec là phương thức mã hóa bảo mật dữ liệu tại tầng IP. Trong thế hệ địa chỉ IPv4, khi có sử dụng IPsec, thông tin hỗ trợ bảo mật và mã hóa được đặt trong trường Option.
Trong địa chỉ IPv6, thực thi IPsec được coi là một đặc tính bắt buộc. Tuy nhiên, IPsec có thực sự được sử dụng trong giao tiếp hay không tùy thuộc vào từng trường hợp. Khi IPsec được sử dụng, trong gói tin IPv6 sẽ cần các header mở rộng Authentication và ESP. Authentication header dùng để xác thực và bảo mật tính đồng nhất của dữ liệu, ESP header dùng để xác định những thông tin liên quan đến mã hoá dữ liệu.
Chương 3- HOẠT CỦA ĐỊA CHỈ IPv6 – CÁC THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN