Kế hoạch tổng hợp Phòng kế hoạch tài vụ

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh (Trang 35 - 38)

- Phòng kế hoạch tài vụ - Tổ chức lao động - Phòng hành chính Phòng kinh doanh - Phòng kinh doanh I - Phòng kinh doanh II Các Công ty kinh doanh - Công ty XNK nông lam khoáng sản - Công ty XNK miền Đông - Công ty XNK tổng hợp - Công ty dịch vụ - du lịch Bạch Đằng Xí nghiệp sản xuất kinh doanh - XN chế biến hàng XK Yên Hưng - XN thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Các chi nhánh ban đại diện - Chi nhánh TP Hà Nội - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh - Ban đại diện Hải

Ninh - Ban đại diện Hải

Nhiệm vụ và chức năng cụ thể:

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty và bao

gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền thảo luận, thông qua và quyết định các vấn đề của Công ty đã được đưa vào chương trình đại hội.

Hội đồng quản trị bao gồm: Một chủ tịch, một phó chủ tịch và 3 thành

viên, được bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín tại đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh và các công việc của Công ty trong phạm vi nhiệm vụ của mình. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những vấn đề thuộc thảm quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát giám đốc và các cán bộ quản lý khác của Công ty.

Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm chức giám đốc của Công ty.

Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do đại hội đồng cổ đông bầu bằng hình

thức bỏ phiếu kín. Ban kiểm soát có quyền: chỉ định, bãi nhiệm đơn vị kiểm toán, các vấn đề liên quan đế kế toán và kiểm toán của Công ty, kiểm tra báo cáo tài chính. Ban kiểm soát kiểm tra tính hợp lý và hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép và lập sổ sách kế toán, báo cáo tài chính. Kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến việc điều hành Công ty.

Ban giám đốc gồm:

Giám đốc: Được hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước hội đồng quản trị. Giám đốc có quyền quyết định việc điều hành của Công ty theo đúng kế hoặc, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Vì vậy, giám đốc phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, đồng thời phải hỗ trợ tạo điều kiện cho các phòn ban chức năng thuộc Công ty thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc và các phòng ban sau:

Phó giám đốc: giám sát điều hành một số lĩnh vực công tác của Công ty như lao động, tiền lương, khen thưởng, kỉ luật, làm tham mưu cho giám đốc về

đầu tư kinh doanh và điều hành mọi công việc của Công ty khi giám đốc đi vắng.

Các phong ban chức năng:

Phòng kế hoạch tổng hợp: Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất tiêu thụ, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục.

Phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tìm và phát hiện nhu cầu, giới thiệu sản phẩm của Công ty trên thị trường, cung cấp cho nha quản lý những thông tin cập nhật trong việc ra quyết định.

Phòng kế toán tài vụ: nhập, xử lý và đưa ra các thông tin tài chính giúp cho việc quản lý và giám sát một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Phòng tổ chức cán bộ: Quản lý các cán bộ về trình độ, năng lực của họ để

phân công công việc.

Phòng tổ chức hành chính tổng hợp: Có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lao động

trong Công ty về số lượng, trình độ nghiệp vụ … Xây dựng kế hoạch đào tạo cho cán bộ công nhân viên, tập hợp các định mức lao động, tổ chức kí kết các hợp đồng lao động.

2. Đặc điểm sản xuất kinh kinh doanh của Công ty.

Từ những ngày đầu mới thành lập nhiệm vụ chính của Công ty được Bộ giao là tổ chức sản xuất khai thác thu mua hàng xuất khẩu giao cho các Tổng công ty thuộc Bộ Ngoại Thương buôn bán trao đổi hàng hoá xuất nhập khẩu với tỉnh Quảng Đông ( Trung Quốc ). Trong thời kì này các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là lâm sản, hải sản, khoáng sản, và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ các ngành sản xuất, tiêu dùng trong nước và an ninh quốc phòng.

Trong các giai đoạn tiếp theo Công ty ngày càng mở rộng sản xuất, Công ty không chỉ xuất nhập khẩu hàng hoá với một nước mà luôn tìm kiếm các thị trường khác, xuất khẩu ngày càng nhiều mặt hàng với số lượng ngày càng tăng.

Cùng với cả nước trong thời kỳ phát triển, Công ty cũng luôn luôn nỗ lực tìm ra cho mình những hướng đi, cách làm phù hợp trong từng giai đoạn, và

trong thực tế trải qua các thời kì với nhiều tên gọi khác nhau, Công ty luôn phát triển vững chắc và là một doanh nghiệp luôn khẳng định được vị trí của mình trong đời sống kinh tế - văn hoá – xã hội ở Quảng Ninh nói riêng và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng quê hương đất nước Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần đầu tư và xuất nhập khẩu Quảng Ninh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w