ty TNHH ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin AIT
1. Giải pháp khuyến khích các thành viên trong kênh
- Việc khuyến khích các thành viên kênh cần thực hiện tới tất cả các trung gian kênh ở tất cả các cấp khác nhau tạo điều kiện cho dòng chảy sản phẩm thông suốt hàng hoá tiêu thụ nhanh hơn
- Thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên kênh, phổ biến cho họ biết để các thành viên kênh thực hiện tốt
- Có các hình thức khen thưởng kịp thời, như thưởng thêm phần trăm , doanh số, thanh toán nhanh, động viên quan tâm về mặt tinh thần với các đại lý, cửa hàng coi họ như là một phần của Công ty
- Công ty nên có các chính sách thích hợp và linh động nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thành viên kênh như có thể cho trả vốn chậm, cung cấp hàng để trưng bầy, tư vấn về các vấn đề tiêu thụ…
- Xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh, hỗ trợ cho nhau nhằm tạo nên một mạng lưới phân phối đồng bộ nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Nhân các dịp lễ tết Công ty nên tổ chức các cuộc đi thăm các thành viên trong kênh nhằm tiếp thu ý kiến của họ và trao đổi những vần đề mà Công ty và các thành viên trong kênh còn có những bất đồng
- Thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình kinh doanh tiêu thụ của các thành viên kênh nhằm nắm bắt tình hình để có các giải pháp thích hợp giúp các thành viên kênh hoạt động tốt hơn tăng cường khả năng tiêu thụ sản phẩm - Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên kênh trong việc lấy hàng và vận chuyển hàng
2. Sử dụng hệ thống Marketing- Mix để quản lý kênh
Một trong những mục tiêu của AIT là phát triển thêm sản phẩm mới và cải tiến sản phẩm cũ. Cùng với thực hiện mục tiêu này, hàng loạt các công tác khác phải đồng loạt tiến hành như: giới thiệu sản phẩm, định giá sản phẩm, dự báo chu kỳ sống của sản phẩm, bán sản phẩm và kích thích tiêu thụ sản phẩm. Các công tác này đều là những công việc cụ thể phục vụ chung cho mục tiêu phát triển kênh phân phối, và dường như toàn bộ công việc này đều thực hiện qua kênh phân phối. Vì thế mà tính hiệu quả của cả hệ thống Marketing-Mix sẽ được tạo ra bởi sự kết hợp tối ưu giữa các chức năng của kênh phân phối.
Các biến số trong hệ thống Marrketing-Mix sẽ tăng tỷ lệ thuận theo tính năng đa dạng của sản phẩm mà AIT cung ứng và bao phủ thị trường. Nhằm đảm bảo tốt hơn việc sử dụng các biến số này , AIT cần tiêu chuẩn hoá các đơn vị của biến số Marketing-Mix theo nhóm sản phẩm và theo tính chất của các cung đoạn thị trường
Cần phải cụ thể hoá những giải pháp sau:
- Đảm bảo sản phẩm luôn có để các thành viên kênh cung ứng ra thị trường
- Cần phối hợp đồng bộ các chiến lược để hỗ trợ cho các thành viên kênh tạo sức cạnh tranh cho kênh phân phối nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất cho Công ty
- Theo dõi chặt chẽ các hoạt động của thành viên kênh. Cần phân tích về đối thủ cạnh tranh tiềm tàng, triển khai các chương trình kiểm soát hiệu quả hơn
- Cần có những chính sách hợp lý về giá cả, khuyếch trương sản phẩm và tiếp thị sản phẩm nhằm tạo ra được uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng
3. Hoàn thiện bộ máy giám sát quản lý
Quá trình hoạt động của các kênh phân phối thành viên là rất khác nhau và rất đa dạng chính vì vậy hình thành một bộ máy giám sát quản lý là điều cấp thiết nhằm điều chỉnh kịp thời những biến đổi tiêu cực trong hệ thống kênh. Bộ máy giám sát quản lý này cần phải được xây dựng từ những thành viên trong Công ty có năng lực kỹ thuật tốt, có kinh nghiệm, và có tài quản lý chính vì vậy cần phải thường xuyên khảo sát và hoàn thiện hơn bộ máy quản lý này cho kịp với những biến đổi của môi trường. Bộ máy giám sát quản lý này có trách nhiệm quản lý hệ thống kênh phân phối đi theo mục tiêu và chiến lược mà Công ty đã định, thu thập thông tin về các thành viên kênh về các chỉ tiêu như: tình hình tiêu thụ trong tháng, doanh thu, số lượng mặt hàng tiêu thụ, quy mô hoạt động, kế hoạch hoạt động,… từ đó có những phân tích, đánh giá và đưa ra những phương án thích hợp cho mỗi thành viên kênh nhằm phát huy được sức mạnh của mỗi thành viên kênh.
Công ty cần phải có sự đầu tư thích hợp cho bộ phận này vì chỉ khi bộ phận này hoạt động có hiệu quả thì hệ thống kênh phân phối của Công ty mới đạt được những mục tiêu của Công ty đề ra
tin cũng như cung cấp những thông tin cần thiết cho các thành viên kênh để các thành viên này có những giải pháp phù hợp cho những mục tiêu sắp tới phù hợp với mục tiêu chung của toàn Công ty
4. Những giải pháp hỗ trợ khác
a. Chuyên môn hoá và nâng cao năng lực đội ngũ quản lý
Thành lập bộ phận chuyên trách về quản trị hệ thống kênh phân phối với trình độ chuyên môn cao. Xây dựng và tạo cơ chế nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động của các cán bộ công nhân viên làm việc trong công tác này.
Kết quả của bất cứ một hoạt động nào của doanh nghiệp, suy cho cùng là do con người quyết định. Yếu tố này ngày càng được khẳng định khi xã hội phát triển và đang bước vào thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Như đã được phân tích rất nhiều về vai trò của hệ thống kênh phân phối và tính phức tạp của nó, và cũng đã được phân tích trong các phần trước về sự yếu kém trong chuyên môn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các tồn tại trong các tổ chức và quản lý kênh phân phối hiện nay của Công ty. Chỉ có cải tổ bộ máy tổ chức và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ mới là phương án giải quyết triệt để các tồn tại này
Theo tính chất yêu cầu hiện nay, chức năng của bộ phận chuyên trách về hệ thống kênh phân phối chủ yếu là:
- Thu thập và cập nhật đầy đủ các thông tin về hoạt động của hệ thông kênh phân phối
- Lập kế hoạch, chiến lược phát triển hệ thống kênh phân phối
- Xây dựng các quy trình, quy định về nghiệp vụ quản lý và điều hành hệ thống kênh phân phối.
- Tổ chức quản lý và điều hành các hoạt động hỗ trợ hệ thông kênh phân phối
b. Công tác hoạch định
Đưa toàn bộ các hoạt động liên quan đến hệ thống kênh phân phối thành một nội dung trong kế hoạch dài hạn, trung hạn, và ngắn hạn của Công ty. Tiến hành các hoạt động tổ chức và quản lý hệ thống kênh phân phối theo các nguyên tắc chủ động và có kế hoạch
Tính tự phát trong quá trình hình thành và phát triển hệ thống kênh phân phối hiện nay của Công ty AIT đã tạo ra rất nhiều tồn tại. Việc sử dụng mô hình quản lý kế hoạch, chiến lược trong nghiệp vụ quản trị hệ thống kênh phân phối là tiền đề để giải quyết dứt điểm các tồn tại đó và thực sự giúp cho Công ty AIT chủ động thực hiện một cách hiệu quả các mục tiêu phát triển của mình cụ thể,
- Xác định chính xác mục tiêu của hệ thống kênh phân phối phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường
- Xác định được yêu cầu cụ thể đối với hệ thống kênh phân phối và đối với từng kênh cấu thành của hệ thống kênh
- Tạo dựng cơ cấu hợp lý của kênh để nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống kênh phân phối.
- Làm chủ được tình hình phân phối sản phẩm và qua đó tạo ra sức ép để chi phối , kiểm soát các dòng chuyển động trong hệ thống kênh phân phối.
Công tác hoạch định được đưa ra nhằm điều chỉnh tất cả các hoạt động từ khâu thu thập thông tin đến khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kế hoạch nên thực sự cần có đội ngũ chuyên môn cao.