Đánh giá vật liệu:

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Tiến Minh (Trang 52 - 54)

Đánh giá vật liệu là việc xác định trị giá vật liệu theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu chân thực, thống nhất. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định kết quả kinh doanh (Lãi, lỗ) và xác định giá trị tài sản hiện còn của doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin cần thiết giúp cho việc phân tích chi phí, giá thành sản xuất, giá vốn hàng bán được đúng đắn, tạo cơ hội cho các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định hợp lý. Nhận thức rõ vai trò, vị trí của công tác đánh giá vật liệu , các cán bộ nhân viên kế toán cũng như quản lý của công ty đã rất coi trọng công tác này và luôn quán triệt nguyên tắc giá gốc trong đánh giá vật liệu.

•Đối với vật liệu nhập kho: do vật liệu của dn toàn bộ là mua từ bên ngoài, nên giá thực tế của vật liệu nhập kho bao gồm giá mua cộng với chi phí thu mua. ở đây ta chia làm 2 trưòng hợp:

- Trường hợp1: Trong hợp đồng mua bán ký kết giữa công ty và khách hàng quy định chi phí vận chuyển bên bán chịu, trong giá mua đã có cả chi phí vận chuyển thì giá thực tế vật liệu nhập kho là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế giá trị gia tăng.

VD: Ngày 20/1/2008, công ty mua 200 tấn xi măng Nghi Sơn PCB 40 của công ty thương Mại Thành An, với tổng giá trị thanh toán là 193.200.000 đồng, trong đó giá trị chưa thuế là 175.636.364 đồng, thuế GTGT là

17.563.636 đồng. Như vậy thực tế 200 tấn xi măng Nghi Sơn PCB 40 nhập kho sẽ là 175.636.364 đồng.

- Trường hợp 2: Trong hợp đồng mua bán quy định người mua hàng tự thuê phương tiện vận chuyển, thì giá thực tế vật liệu nhập kho sẽ là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế cộng với chi phí vận chuyển.

VD: ngày 31/1/2008, công ty mua 3807m3 cát vàng qua sàng của xí nghiệp khai thác và kinh doanh VLXD Hà Nội, giá chưa có thuế GTGT là 399.735.000 đồng, chi phí vận chuyển đơn vị thuê là 50.406.584 đồng. Vậy giá thực tế cát vàng qua sàng là: 112.394.061 + 5.0406.584 = 162.800.645đ

• Đối với vật liệu xuất kho:

Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để xác định trị giá thực tế vật liệu xuất kho trong cả tháng. Theo phương pháp này trị giá vật liệu xuất kho được tính dựa trên đơn giá bình quân và số lượng vật liệu xuất kho.

Trong đó: để xác định số lượng vật liệu xuất kho của từng loại, kế toán phải chờ đến cuối kỳ khi có kết quả kiểm kê vật liệu xác định được số lượng vật liệu tồn cuối kỳ do công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Số lượng vật liệu xuất kho được tính như sau:

Số lượng VL xuất kho = Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳ - Số lượng VL tồn cuối kỳ Đơn giá = Trị giá VL tồn đầu kỳ + Trị giá VL nhập trong kỳ

Số lượng VL tồn đầu kỳ + Số lượng VL nhập trong kỳ

Việc tính đơn giá bình quân, số lượng vật liệu xuất kho và giá trị vật liệu xuất kho đều được lập trình cài đặt trong phần mềm kế toán công ty áp dụng, cuối tháng chỉ cần căn cứ vào biên bản tồn kho vật liệu , kế toán lập dữ liệu, máy sẽ tự động tính và ghi các bút toán, xử lý.

VD : trong Tháng 1/2008

Xi măng Nghi Sơn PCB40:Tồn đầu kỳ Số lượng 9,07 tấn

Thành tiền: 8.761.620 đ

Nhập trong kỳ Số lượng 2.424 tấn

Thành tiền: 2.341.584.000 đ

Tồn cuối kỳ Số lượng: 194.07 tấn

Số lượng XM Nghi Sơn xuất trong kỳ = 9,07 + 2.424 - 194,07 =2.239 tấn Đơn giá B/q=(8.761.620+2.341.584.000)/(9,07+2.424) =966.000đ

Giá thực tế XM Nghi Sơn xuất trongT1/08 = 2.239 x 966.000 = 2.162.874.000đ Với việc sử dụng giá thực tế để đánh giá vật liệu đã cho phép phản ánh chính xác trị giá vật liệu nhập kho và xuất sử dụng, giúp công ty hạch toán đầy đủ chính xác chi phí và giá thành, phản ánh trung thực tình hình tài sản hiện có, đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Tiến Minh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w