Thông tin khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NN và PTNT thành phố Hà Tĩnh potx (Trang 65 - 69)

Ngân hàng đã cố gắng trong việc thu thập thông tin qua nhiều biện pháp trực tiếp và gián tiếp, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào báo cáo tài chính, và các báo cáo khác của chủ đầu tư. Trong đó các báo cáo này không thể thoát khỏi độ trễ về thời gian. Đó là chưa nói đến các báo cáo của doanh nghiệp chưa được thống nhất thực hiện kiểm toán bắt buộc. Nhiều doanh nghiệp chưa có đủ báo cáo , thường thiếu, gây khó khăn cho cán bộ thẩm định trong việc tổng hợp số liệu.

Ngân hàng đã có sự tiếp cận làm tăng lượng khách hàng truyền thống tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu thập thông tin. Tuy nhiên cần phải cải tiến chính sách lựa chọn khách hàng, lựa chọn đối tác đầu tư có trọng điểm không tràn lan. Nhiều dự án là mới mẻ đối với ngân hàng, việc tìm hiểu khách hàng và dự án là không hề dễ dàng. Ngân hàng cần đi học hỏi thêm ở các ngân hàng bạn trong những lĩnh vực này. Tìm hiểu khách hàng thì tài sản thế chấp chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ để an toàn trong tín dụng là phương án kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp có uy tín và được tín nhiệm trong thương trường.

Theo quy định của pháp luật thì khách hàng vay có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin tài liệu một cách trung thực liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin tài liệu. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật. Tuy nhiên không một tổ chức tín dụng nào muốn chấm dứt hợp đồng và thu nợ trước hạn. Ngân hàng không thể phủ nhận trên thực tế có doanh nghiệp đã không sòng phẳng trong việc cung cấp

66

các báo cáo tài chính. Cho nên ngân hàng cần thu hút khách hàng, khai thác thông tin chính xác. Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp đều được ứng dụng tin học, việc lập báo cáo định kỳ là không có gì trở ngại. Hình thức yêu cầu khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng là rất tốt. Tuy nhiên việc thanh toán này chưa được phổ biến và bản thân doanh nghiệp cũng không muốn bị kiểm tra nguồn thu chi của mình. Đây cũng là một thách thức đối với ngân hàng.

Xây dựng một chiến lược khách hàng có sức cạnh tranh là một mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Để làm được điều đó thì ngân hàng phải nghiên cứu các mặt thị trường , đối thủ và chính mình. Về phía ngân hàng, do cạnh tranh với nhau để chiếm thị phần đầu tư vốn vào các doanh nghiệp cho nên nhiều trường hợp ngân hàng cho vay đã dễ dãi với doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, báo cáo tài chính. Nếu ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tài liệu theo đúng chế độ thì bị xem là “đòi hỏi” so bì với ngân hàng khác.

III. KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CẤP TRÊN

1. Nhà nước:

a) Cải thiện môi trường kinh tế:

Các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện nên thường có sự điều chỉnh. Nhiều doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh đã không theo kịp nên bị động, dự báo nhu cầu không sát nên dẫn đến phát triển tràn lan như : thép, mía đường, gốm sứ...

Việc ban hành một số chủ trương chính sách kinh tế của chính phủ do không dự đoán được trước những khó khăn vướng mắc khi triển khai thực hiện dự án nên đã tạo ra những rủi ro không dự đoán được. Đã có không ít doanh nghiệp bị thua lỗ do không theo kịp chính sách quản lý kinh tế mà hậu quả là các ngân hàng cho vay phải chịu.

67

Nhà nước cần đưa ra chính sách phát triển hợp lý, tránh những tình trạng xấu cho việc thực hiện hành động của các tổ chức kinh tế, gây thiệt hại cho cả chủ đầu tư và nền kinh tế.

b) Cải thiện môi trường pháp lý:

Hành lang pháp lý là công cụ quản lý của nhà nước đối với các thành phần kinh tế. Tuy nhiên hệ thống pháp lý ở Việt nam cần phải được hoàn thiện hơn nữa để điều chỉnh không chỉ hoạt động của ngân hàng mà của cả khách hàng.

Sự rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đã là rủi ro lớn nhất trong mọi hoạt động kinh doanh, nhưng rủi ro ngân hàng ở Việt nam còn bị nhân lên bởi vì: điều kiện hành lang pháp lý vừa thiếu vừa không ổn định, đôi khi lại không rõ ràng, hoặc có luật rồi mà không thực hiện được. Bên cạnh đó một số chủ trương chính sách của ngành ngân hàng lại luôn bị thay đổi, thậm chí chỉ trong thời gian ngắn nhiều vấn đề thực tế đã xảy ra nhưng lại chưa được quy định bổ xung kịp thời.

Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống các văn bản pháp quy để đủ khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc thực hiện luật ngân hàng, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả và năng động, an toàn.

2. Ngân hàng cấp trên

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đặc biệt trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp lại hệ thống ngân hàng, kiện toàn và củng cố lại, tập trung phát triển theo định hướng của ngân hàng về vai trò chủ đạo của ngân hàng quốc doanh là rất cần thiết. Bên cạnh đó cần tích cực tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành nâng cao sự hiểu biết hợp tác giữa các chi nhánh. Trong năm tới , ngân hàng nông nghiệp phấn đấu trở thành ngân hàng số 1 Viêt Nam về khả năng huy động vốn và khả năng thu hồi vốn

68

Hỗ trợ nguồn nhân lực cho các thành viên của ngân hàng. Tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt cho các chi nhánh hoạt động đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước và phù hợp với vai trò của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh .

Ngân hàng nhà nước có những chiến lược phát triển mới cho toàn ngành ngân hàng, đảm bảo sự phát triển bình đẳng giữa các ngân hàng. Đồng thời tạo điều kiện cho sự hợp tác hoạt động giữa các ngân hàng đối với những dự án quy mô lớn. Việc này sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng trong việc thẩm định dự án đầu tư.

IV. VỀ PHÍA ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ

Khách hàng vay vốn-chủ đầu tư- là người trực tiếp chịu trách nhiệm về dự án vay vốn cần chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng quy định của pháp luật.

Sự hợp tác của chủ đầu tư đảm bảo 90% thành công của công tác thẩm định cho vay đầu tư của ngân hàng. Kết quả thẩm định là cơ sở để chủ đầu tư có thể thu hút vốn từ phía ngân hàng. Việc xem xét đánh giá kỹ lưỡng dự án đầu tư trên các mặt: thị trường, kỹ thuật, tài chính vừa có lợi cho chủ đầu tư và ngân hàng. Đồng thời chủ đầu tư cần đảm bảo thực hiện đầu tư đúng với nội dung và mục đích được phê duyệt, tránh lãng phí nguồn vốn. Khách hàng tạo điều kiện cho ngân hàng tiến hành xem xét đánh giá dự án trong khuôn khổ cho phép như : cung cấp các thông tin báo cáo trung thực làm cơ sở cho ngân hàng quyết định có bỏ vốn cho dự án hay không. Đây là nguồn vốn rất hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Mặt khác khi ngân hàng đã biết rõ về khách hàng thì điều kiện vay vốn cũng dễ dàng hơn, thậm chí khách hàng có thể còn được hưởng ưu đãi đặc biệt trong quan hệ tín dụng tại ngân hàng như lãi suất ưu đãi, đảm bảo thế chấp...

69

Có thể thấy hoạt động thẩm định của ngân hàng là một hoạt động phức tạp, tổng hợp tư duy của nhiều lĩnh vực. Do đó cần phải có sự hợp tác giữa các ban ngành nhà nước để hoạt động này có hiệu quả hơn trong nền kinh tế thị trường, giữ đúng vai trò của nó trong hoạt động của ngân hàng cũng như của công cuộc đầu tư.

KẾT LUẬN

Công tác thẩm định DAĐT không chỉ quan trọng đối với các NHTM mà còn có ý nghĩa đối với cả các chủ đầu tư. Công tác thẩm định DAĐT có tốt thì mới giảm thiểu được những rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH cũng như đảm bảo cho thành công của dự án.

Qua một thời gian thực tập tại agribank Hà Tĩnh, nhận thấy được những mặt mạnh cũng như những mặt hạn chế còn tồn tại trong công tác thẩm định DAĐT, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như đã nêu trên nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác thẩm định dự án tại Agribank Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Luận văn: Công tác thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng NN và PTNT thành phố Hà Tĩnh potx (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)