Hạch toán kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNN&PTNT Láng Hạ (Trang 46 - 51)

• Kế toán thu nợ (gốc)

Việc thu nợ của kế toán cho vay là hoạt động diễn ra thờng xuyên, bởi việc cho vay đã đợc xác định kì hạn trả nợ, kì hạn đó đợc xác định trên khế ớc hoặc giấy nhận nợ. Đến kì hạn trả nợ, ngời vay phải có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng khi đến hạn và việc trả nợ có thể đợc thực hiện một hoặc nhiều lần. Nếu đơn vị không chủ động trích tài khoản tiền gửi., nộp tiền mặt... trả nợ cho Ngân hàng thì kế toán sẽ tự động trích tài khoản của đơn vị hoặc gửi giấy báo nhờ thu để trả nợ.

- Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, việc thu nợ đợc tiến hành với sự phối hợp chặt chẽ giữa kế toán cho vay và cán bộ tín dụng. Cụ thể: kế toán cho vay căn cứ vào kì hạn trả nợ trên hợp đồng tín dụng, lập giấy báo nợ đến hạn theo mẫu quy định gửi cho bộ phận tín dụng chuyên quản để đôn đốc thu nợ.

Giấy báo nợ phải đợc lập và gửi tới khách hàng trớc kì hạn trả nợ tối thiểu 10 ngày (kì hạn trả nợ là các phân kì trả nợ hoặc ngày trả nợ cuối cùng ghi trong hợp đồng tín dụng).

- Hạch toán trên tài khoản cho vay

+ Thu nợ trực tiếp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ: Cơ sở để hạch toán thu nợ (ghi có trên tài khoản cho vay) là các chứng từ hợp lệ, hợp pháp do khách hàng hoặc Ngân hàng lập, kèm theo hợp đồng tín dụng, chứng từ thu nợ phải gửi cho khách hàng 1 liên.

Căn cứ vào chứng từ nh: giấy nộp tiền, uỷ nhiệm chi từ tài khoản tiền gửi hoặc giấy báo có liên hàng, kế toán hạch toán:

Nợ: Tài khoản tiền mặt 1011.01 (Nếu trả bằng tiền mặt)

Tài khoản ngân phiếu 1012.021 (Nếu trả bằng ngân phiếu) Tài khoản thanh toán giữa các Ngân hàng (TK 52)

Có: Tài khoản cho vay thích hợp

+ Thu nợ thông qua tổ chức tín dụng lu động: cơ sở hạch toán thu nợ là phiếu thu của khách hàng và bảng kê thu nợ kèm theo là phiếu thu tổng số tiền thu nợ của tổ chức tín dụng lu động. Cũng căn cứ vào phiếu thu hợp lệ, hợp pháp của tổ chức tín dụng lu động chuyển đến kèm phiếu thu của khách hàng. Kế toán hạch toán:

Nợ: Tài khoản thích hợp (1011.01; 1012.01; 52) Có: Tài khoản cho vay thích hợp

- Công việc theo dõi và quản lí trên hợp đồng tín dụng;

+ Trờng hợp thu nợ trực tiếp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ: kế toán căn cứ chứng từ trả nợ của khách hàng, ghi đầy đủ các yếu tố ở mục theo dõi thu nợ trên phụ lục hợp đồng tín dụng của khách hàng và NHNo

(số chứng từ, ngày trả nợ, số tiền trả nợ, số d nợ) và kí tên vào nơi quy định, lấp chữ kí xác nhận của khách hàng.

+ Trờng hợp thu nợ qua tổ chức tín dụng lu động: kế toán căn cứ vào số tiền thu nợ (gốc) của từng khách hàng trên bảng kê thu nợ kèm phiếu thu do tổ chức tín dụng lu động thanh toán để đối chiếu vơí hợp đồng tín dụng lu tại Ngân hàng Láng Hạ, ghi đầy đủ các yếu tố ở mục theo dõi thu nợ trên phụ lục hợp đồng tín dụng (ngày trả nợ, chứng từ ghi sổ, số tiền trả nợ, số d) và kí tên vào nơi quy định.

- Đối với khách hàng vay vốn mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ có nợ quá hạn, hoặc nợ vay thu trớc hạn (do vi phạm hợp đồng tín dụng), cán bộ kế toán cho vay phải thờng xuyên theo dõi và phối hợp với bộ phận tín dụng để tiến hành thu nợ khi tài khoản tiền gửi có số d. Hiện nay, tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, với l- ợng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, khách hàng kinh doanh xuất nhập khẩu, có nhu cầu về vốn ngoại tệ cũng nh nội tệ là rất lớn, quan hệ của khách hàng này với Ngân hàng đều thực hiện thông qua chuyển khoản, tức là ngoài tài khoản tiền vay, khách hàng còn mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Do vậy, việc hạch toán khi các khoản nợ đến hạn có nhiều thuận lợi, giảm đợc chi phí, tiết kiệm thời gian, giúp Ngân hàng có khả năng kiểm soát tốt tình trạng tài chính của khách hàng.

• Kế toán thu lãi.

Lãi cho vay là nguồn thu nhập lớn nhất của Ngân hàng, vừa để nuôi sống đợc bộ máy hoạt động Ngân hàng và hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách nhà nớc, với khách hàng gửi vốn vào Ngân hàng. Do vậy việc tính và hạch toán thu lãi tiền vay một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng sẽ giúp cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đợc thực hiện trôi chảy, đấp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cá nhân một cách nhanh chóng giúp họ tận dụng đợc thời cơ trong kinh doanh.

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ việc thực hiện thu lãi đợc tiến hành theo các kì hạn khác nhau (hàng tháng, hàng quý), lãi hàng tháng đợc thu vào một ngày nhất định (ngày 26 hàng tháng).

Có 2 phơng thức tính lãi đợc áp dụng tại Ngân hàng:

- Tính lãi theo món: áp dụng trong trờng hợp thu lãi phù hợp với số tiền thu nợ gốc.

- Tính lãi theo tích số: áp dụng trong trờng hợp thu lãi theo theo tháng, hoặc theo định kì.

Xác định thời gian tính lãi:

- Thời gian tính lãi đợc xác định theo ngày.

- Thời gian tính lãi đợc tính từ ngày vay mà không tính ngày trả nợ.

- Ngày lễ, ngày nghỉ số d tính lãi là số d của ngày làm việc hôm trớc.

- Trờng hợp vay trả trong ngày thời gian tính lãi đợc xác định là 1 ngày. Công thức tính lãi:

- Tính theo món

Tiền lãi = Gốc x Lãi suất x Số ngày Trong đó:

- Gốc: Số tiền trả nợ của khách hàng

- Lãi suất: lãi suất tháng / 30 ngày hoặc lãi suất năm /360 ngày

- Số ngày: Đợc tính từ ngày vay mà không tính ngày trả nợ + Tính lãi theo phơng pháp tích số

Tiền lãi = Tổng tích số x Lãi suất Trong đó:

- Lãi suất: lãi suất tháng /30 ngày, lãi suất năm /360 ngày

Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, do quan hệ với khách hàng chủ yếu là thông qua tài khoản. Sau khi kí hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể rút tiền, trả tiền thờng xuyên, liên tục nhiều lần (trong tháng thậm chí trong ngày có từ 2 lần trở lên vay vốn hoặc trả nợ). Do vậy, việc thu lãi Ngân hàng thực hiện hàng tháng theo phơng pháp tích số.

Công thức tính:

M*i*n L = ---

30 Trong đó: L: Lãi phải thu

i: lãi suất cho vay theo tháng M: Mức d nợ

n: số ngày

Căn cứ vào số lãi tính đợc, kế toán lập chứng từ và hạch toán Nợ: Tài khoản thích hợp

Có: Tài khoản "thu lãi Ngân hàng”

Đồng thời kế toán cho vay ghi ngày thu lãi, số chứng từ, số tiền thu lãi (trong hạn, quá hạn) vào phụ lục hợp đồng tín dụng (số vay vốn) và cập nhật dữ liệu trên máy vi tính.

Các hợp đồng tín dụng trả hết nợ (gốc, lãi), kế toán cho vay kiểm tra số lãi đã thu trên phụ lục hợp đồng tín dụng trớc khi tính và thu lãi còn lại trên hợp đồng tín dụng, đảm bảo tổng số lãi đã thu trên hợp đồng tín dụng phải bằng số lãi phải trả tính trên hợp đồng tín dụng. Xung quanh vấn đề thu lãi vay tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ thể hiện qua bảng số sau:

Tình hình thu lãi cho vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 1999 2000 2001

Thu hoạt động kinh doanh 29.401 45.455 53.026

Thu lãi cho vay 22.092 40.889 50.040

Lãi cho vay cha thu đợc 8.654 15.654 15.012

Lãi cha thu đợc/ lãi thu đợc 39% 38,2% 30%

Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 1999 - 2001

Nhận thấy lãi cha thu còn chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây là một nguyên nhân làm giảm quỹ thu nhập của Ngân hàng trong năm 2001. Khi xảy ra tình trạng lãi cha thu, cán bộ kế toán phải tiến hành nhập tài khoản ngoại bảng "lãi cha thu - TK 94" đồng thời phải theo dõi chính xác tài khoản ngoại bảng để tránh thất thoát các loại lãi, đảm bảo cho thu nhập của Ngân hàng ổn định.

Từ tháng 7/2001, Chi nhánh cũng nh các Ngân hàng thơng mại khác tiến hành việc hạch toán tiền lãi vay, lãi tiền gửi theo phơng pháp cộng dồn dự thu, dự trả. Phơng pháp này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Cụ thể; với số d trên tài khoản "lãi cộng dồn dự thu" vào cuối niên độ kế toán (thờng là cuối năm) giúp Ngân hàng có căn cứ để đa ra biện pháp kinh doanh triển khai xuống các bộ phận có liên quan nh kế toán, tín dụng thực hiện việc thu hồi khoản "lãi dự thu" nhng cha thu đợc đó, và thông qua số d đó phần nào đánh giá đợc năng lực quản trị tín dụng, đầu t, tài chính của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHNN&PTNT Láng Hạ (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w