PHẦN NỘI DUNG
hình tại Đài Truyền hình Việt Nam
- Tất cả các đơn vị trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam có sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước, nguồn quảng cáo và thu dịch vụ khác, nguồn viện trợ, tài trợ, đặt hàng, vốn tín dụng trong nước, nước ngoài, ngoại tệ, lệ phí, học phí… đều phải chấp hành quy chế quản lý tài chính áp dụng cho toàn Đài Truyền hình Việt Nam.
- Đài Truyền hình Việt Nam quản lý, thực hiện chế độ kế toán, phân bổ và điều động các nguồn vốn, kinh phí cho các đơn vị trong Đài theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Toàn bộ các khoản thu của Đài phải được quản lý tập trung tại tài khoản tiền gửi do Tổng Giám đốc làm chủ tài khoản, mở tại Kho bạc Nhà nước Trung ương.
- Các khoản thu, chi của Đài phải được xác định trong dự toán để quản lý. Kinh phí chỉ sử dụng trong mức khoán, không bù cho những khoản giảm thu, vượt chi. Tổng Giám đốc quyết định việc điều chỉnh kinh phí cho các đơn vị trực thuộc nếu tăng thu và giảm chi, không toạ chi tại các đơn vị thu. Trường hợp đặc biệt, Đài báo cáo Bộ Tài chính xem xét quyết định
4.2. Cơ chế quản lý tài chính
4.2.1. Dự toán thu chi
Dự toán thu được lập ra trên cơ sở kế hoạch công tác, khả năng hoạt động quảng cáo, dịch vụ, các khoản thu, lệ phí và tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước, đơn vị lập dự toán thu hàng năm. Từ đó căn cứ dự toán thu hàng năm đã được phê duyệt, các đơn vị lập dự toán thu hàng quý.
Dự toán chi được lập ra căn cứ vào kế hoạch sản xuất chương trình, quỹ tiền lương, tình hình thực hiện kế hoạch năm trước và nhu cầu chi thực
hiện nhiệm vụ trong năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán chi trình Tổng Giám đốc phê duyệt. Từ đó các đơn vị lập dự toán chi hàng quý (có chia từng tháng).
Dự toán thu, chi năm được lập vào tháng 10 hàng năm. Dự tháng thu, chi quý (có chia ra từng tháng) được lập vào ngày 20 tháng cuối quý. Ngoài ra việc điều chỉnh dự toán có thể được thực hiện vào tháng 10 hàng năm.
4.2.2. Cấp phát kinh phí hoạt động
Việc cấp phát kinh phí cho hoạt động của các đơn vị trực thuộc Đài dựa trên các căn cứ sau:
- Số dư tài khoản tiền gửi của Đài Truyền hình Việt Nam tại kho bạc Nhà nước;
- Dự toán kinh phí quý
- Bản giao chỉ tiêu kế hoạch quỹ tiền lương quý, năm.
- Đối với hoạt động sản xuất chương trình: Bảng tổng hợp giao kế hoạch sản xuất chương trình năm của Đài (chi tiết cho từng đơn vị); Bảng tổng hợp giao kế hoạch sản xuất chương trình hàng quý của Ban Thư ký biên tập.
- Đối với việc mua và đổi bản quyền các chương trình truyền hình: Kế hoạch mua và đổi bản quyền chương trình truyền hình đã được phê duyệt; Phê duyệt về nội dung của các cấp có thẩm quyền về việc mua, đổi bản quyền; Hợp đồng mua và đổi bản quyền (đối với các chương trình lớn và các chương trình đặc biệt).
- Đối với việc mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phương tiện làm việc, sửa chữa lớn và xây dựng nhỏ: Dự toán mua sắm, sửa chữa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp mua sắm, xây dựng, sửa chữa phải thực hiện đấu thầu); Phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá, dịch vụ, thông báo giá về xây dựng, sửa chữa của cơ quan có thẩm quyền (không đấu thầu); Hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ.
4.2.3. Quản lý thu
Trước năm 2001, nguồn kinh phí chủ yếu của Đài là Ngân sách nhà nước, hoạt động theo chế độ sự nghiệp Nhà nước không thu. Đến năm 2000, Thủ tướng chính phủ ban hành nghị quyết 87/TTg cho phép khoán thu chi tài chính đối với hoạt động của Đài THVN tạo ra động lực và bước đột phá trong mọi hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam, các nguồn thu của Đài cũng phong phú hơn rất nhiều:
- Kinh phí Ngân sách cấp - Thu từ hoạt động quảng cáo
- Thu từ trao đổi quảng cáo lấy kinh phí sản xuất chương trình và bản quyền chương trình
- Thu từ dịch vụ sản xuất chương trình quảng cáo - Thu hoạt động dịch vụ truyền hình Cáp
- Các khoản phí, lệ phí
- Các hoạt động dịch vụ khác: in, sang băng, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ đào tạo…)
Đối với hoạt động thu quảng cáo, các đơn vị lập báo cáo chi tiết thu theo mẫu biểu quy định gồm: Thời lượng quảng cáo (chi tiết theo khung giờ, số lần quảng cáo có xác nhận của Ban Thư ký biên tập); doanh thu quảng cáo; tình hình phải thu, đã thu và đã nộp doanh thu hoạt động quảng cáo.
Đối với hoạt động trao đổi quảng cáo để lấy bản quyền chương trình hoặc kinh phí sản xuất chương trình, đơn vị chủ trì phải cung cấp gửi Ban tài chính Kế toán các tài liệu sau: Bảng kê tổng hợp kèm hoá đơn tài chính của nhà tài trợ, hoá đơn của đơn vị (bản sao có đóng dấu sao y bản chính); biên bản bàn giao chương trình cho đơn vị sử dụng; hợp đồng với nhà tài trợ, đối tác trao đổi bản quyền và các bên liên quan.
Đối với dịch vụ sản xuất chương trình và các dịch vụ khác, báo cáo chi tiết thu theo các nội dung: Thể loại dịch vụ thực hiện trong kỳ; các khoản thu, đã thu và nộp doanh thu hoạt động dịch vụ.
Các đơn vị có thu trực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam là đơn vị được Tổng Giám đốc uỷ nhiệm thu, có trách nhiệm mở đầy đủ sổ sách theo dõi chặt chẽ các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp đầy đủ, kịp thời các khoản thu về tài khoản tiền gửi của Đài mở tại Kho bạc Nhà nước sau khi trừ đi mức khoán chi theo quy định. Thời hạn nộp vào ngày 5,15,25 hàng tháng. Hàng quý, Ban Tài chính Kế toán căn cứ số phát sinh trên tài khoản tiền gửi của Đài có trách nhiệm đối chiếu các khoản phải thu, đã thu và đã cấp phát báo cáo Tổng Giám đốc.
4.2.4. Quản lý chi
Các khoản chi của Đài Truyền hình Việt Nam bao gồm: chi thực hiện nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao, chi hoạt động quảng cáo, hoạt
động dịch vụ khác và các khoản chi khác có liên quan theo quy định hiện hành. Đài Truyền hình Việt Nam được phép chủ động bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ chi trong phạm vi nguồn tài chính của Đài. Đài được hạch toán vào chi phí hoạt động sự nghiệp truyền hình các nội dung chi sau:
- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương: Thực hiện theo quy chế trả lương của Đài và các quy định hiện hành của Nhà nước. Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch quỹ tiền lương được giao, căn cứ vào bảng báo cáo về thời lượng, thể loại chương trình đã sản xuất được Ban Thư ký biên tập xác nhận, đơn vị lập bảng thanh toán lương thời gian và thanh toán lương định mức.
- Các khoản chi nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn: Yêu cầu các đơn vị phải có hồ sơ thanh toán chi sản xuất chương trình (bao gồm phiếu sản xuất, hồ sơ sản xuất chương trình, phiếu nghiệm thu chương trình). Những khoản chi cho người lao động, cộng tác viên, kịch bản, chọn nhạc phải được chi trực tiếp. Trường hợp ở xa không thể ký nhận trực tiếp từ tài vụ đơn vị thì phải có giấy biên nhận. Các khoản chi thuê mướn phải có đầy đủ hợp đồng, hoá đơn, chứng từ hợp pháp, chi theo bảng kê chi tiết.
- Mua sắm vật tư, hàng hoá, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác.
- Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sự nghiệp truyền hình của Đài. Mức khấu hao theo quy định hiện hành áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
- Chi nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định hiện hành, trừ số thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh từ các hoạt động quảng cáo trên truyền hình và các hoạt động dịch vụ khác.
- Các khoản chi khác: công tác phí; chi tiêu hội nghị; trang bị phương tiện thông tin điện thoại, máy fax…
Trong trường hợp tăng thu, tiết kiệm chi, Đài Truyền hình Việt Nam được phép sử dụng các khoản đó cho các nội dung:
- Tăng tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, nhuận bút, các khoản đóng góp đối với người lao động.
- Mua sắm trang thiết bị, tăng cường cơ sở vật chất của Đài.
- Trích 2 quỹ khen thưởng, phúc lợi tối đa bằng 3 tháng tiền lương, tiền công thực tế bình quân của cán bộ, công nhân viên Đài.
- Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác truyền hình (đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên, hỗ trợ sáng tác kịch bản truyền hình, thưởng cho các chương trình truyền hình đạt giải tại các cuộc liên hoan).
- Chi hỗ trợ thêm ngoài chế độ Nhà nước quy định về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức dôi ra do thực hiện sắp xếp lại tổ chức, tăng năng suất lao động.
Mức chi cụ thể cho các nội dung nêu trên do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam quyết định. Số kinh phí do tăng thu, tiết kiệm chi nếu không chi hết trong năm được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Sáu tháng một lần, các đơn vị có thu kê khai toàn bộ các khoản thu thuần và thuế (có xác nhận của Cục thuế sở tại) báo cáo Lãnh đạo Đài để
trình Bộ Tài chính làm thủ tục ghi thu. Căn cứ báo cáo quyết toán và kết quả thẩm định báo cáo quyết toán của các đơn vị, Ban Tài chính Kế toán tổng hợp các khoản chi báo cáo Tổng Giám đốc để trình Bộ Tài chính làm thủ tục ghi chi.
4.2.5. Quản lý các quỹ 4.2.5.1. Trích lập các quỹ:
Hàng năm, căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải toàn bộ chi phí hoạt động và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật, số chênh lệch (nếu có) giữa phần thu và phần chi tương ứng, Đài Truyền hình Việt Nam được trích lập các quỹ: Quỹ dự phòng ổn định thu nhập, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
Việc trích lập các quỹ này do Tổng Giám đốc Đài Truyền hình quyết định sau khi thống nhất với Công đoàn và thực hiện theo quy định sau:
- Trích lập Quỹ dự phòng ổn định thu nhập với tỷ lệ 10% chênh lệch thu chi.
- Trích lập Quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa không vượt quá 3 tháng lương thực tế bình quân
- Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp sau khi đã trích lập 3 quỹ trên.
Riêng các Trung tâm tại các khu vực, Đài sẽ cấp phát quỹ khen thưởng, phúc lợi vào tài khoản của đơn vị căn cứ vào số lượng biên chế và tiền lương bình quân chung, đơn vị thực hiện chi theo quy định hiện hành.
- Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp nguồn thu bị giảm sút.
- Quỹ khen thưởng được dùng để chi khen thưởng cho cá nhân, đơn vị có thành tích xuất sắc khi thực hiện nhiệm vụ Đài giao và do Tổng Giám đốc quyết định sau khi thống nhất với Công đoàn.
- Quỹ phúc lợi được dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi; chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động kể cả những trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức. Chi thêm cho người lao động trong biên chế khi thực hiện tinh giảm biên chế. Các khoản chi từ Quỹ phúc lợi phải có sự thống nhất của Lãnh đạo và Công đoàn. - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp dùng để đầu tư, phát triển nâng
cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ; trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức trong đơn vị. Việc sử dụng Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp vào các mục đích trên do Tổng Giám đốc và Giám đốc các Trung tâm Truyền hình Việt Nam các khu vực phân cấp sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
4.3. Hạch toán kế toán- Thống kê và các hoạt động tài chính khác
4.3.1. Chế độ kế toán
Đài Truyền hình Việt Nam và các đơn vị trực thuộc Đài thực hiện chế độ kế toán và quyết toán theo quy định tại Quyết định số 99-TC/CĐKT ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ
Kế toán hành chính sự nghiệp, thông tư 103/1998/BTC-TT ngày 18/07/1998 về việc hướng dẫn việc lập, chấp hành và quyết toán Ngân sách Nhà nước; và các quy định pháp luật khác. Các đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo quyết toán năm, thuyết minh tình hình thực hiện thu, chi gửi về Đài để tổng hợp quyết toán trình Bộ Tài chính đúng thời hạn quy định.
Hồ sơ báo cáo quyết toán bao gồm: - Bảng cân đối tài khoản
- Tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí; Bảng tổng hợp kinh phí; Chi tiết chi Ngân sách theo mục lục ngân sách.
- Báo cáo chi tiết các tài khoản.
- Báo cáo thu (chi tiết theo loại hình dịch vụ).
- Báo cáo chi tiết chi sản xuất chương trình (có xác nhận của Ban Thư ký biên tập).
- Bản kiểm kê tồn quỹ tiền mặt định kỳ.
- Bảng đối chiếu hạn mức kinh phí và/ hoặc số dư các loại tài khoản tiền gửi (có xác nhận của kho bạc hoặc ngân hàng).
- Báo cáo tăng giảm lao động và quỹ tiền lương. - Báo cáo tăng giảm tài sản cố định.
- Báo cáo kiểm kê tài sản cố định hiện có đến ngày 31/12 hàng năm.
4.3.2. Chế độ thống kê
Hàng tháng, quý, năm, Ban Thư ký biên tập và các đơn vị có trách nhiệm lập báo cáo gửi Đài Truyền hình Việt Nam (Ban Kế hoạch, Ban
Tài chính- Kế toán) các nội dung: Thống kê chương trình và thời lượng phát sóng trên các kênh của VTV (chi tiết sản xuất mơi, khai thác, phát lại…); thống kê tổng hợp số giờ chương trình phát sóng.
Hàng năm, Ban Kế hoạch có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đầy đủ các mẫu biểu theo yêu cầu của Tổng cục thống kê.
4.3.3. Quản lý sử dụng tài sản
Việc quản lý, sử dụng tài sản của Đài được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 14/1998/NĐ-CP ngày 06/03/1998 của Chính phủ về quản lý tài sản Nhà nước, Quyết định số 20/1999/QĐ-BTC ngày 25/02/1999 của Bộ Tài chính về quy chế quản lý, sử dụng trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính sự nghiệp và các văn bản pháp luật khác.
4.3.4. Thuế thu nhập cá nhân
Hàng năm, các đơn vị có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tính và thu, nộp đầy đủ thuế thu nhập của các cá nhân thuộc đơn vị quản lý theo quy định hiện hành. Trường hợp chi cho cộng tác viên, đơn vị chi trả có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thu nhập theo quy định.
III. Bài học kinh nghiệm về quản lý tài chính cho hoạt động truyền hình trả tiền trên thế giới