PHẦN NỘI DUNG
2.Công cụ quản lý tài chính hoạt động truyền hình
Đài Truyền hình Việt Nam nói riêng và các Đài Truyền hình địa phương nói chung thuộc nhóm các cơ quan hành chính sự nghiệp có thu của Nhà nước. Vì vậy mục tiêu hoạt động truyền hình hiện nay không phải là tối đa hoá lợi nhuận. Mỗi năm, Đài Truyền hình Việt Nam được Nhà nước khoán thu và chi một khoản nhất định (năm 2002-2004: khoảng 230 tỷ; năm 2005: khoảng 370 tỷ), vẫn mang tính chất cấp phát từ ngân sách Nhà nước.
Vì vậy, mục tiêu quản lý tài chính của hoạt động truyền hình chính là đảm bảo Ngân sách Nhà nước phân bổ được sử dụng đúng với các hoạt động thường xuyên, đặc thù của truyền hình, được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả, hạn chế chi có tính chất tiêu dùng, chi quản lý hành chính, tâp trung kinh phí để sản xuất, nâng cao chất lượng chương trình truyền hình, đổi mới công nghệ… Từ đó đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao, không những là cơ quan thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước mà còn là phương tiện phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi giải trí của người dân trên mọi miền đất nước
2. Công cụ quản lý tài chính hoạt động truyền hình
Để thực hiện các mục tiêu quản lý tài chính đã đề ra, Nhà nước phải sử dụng công cụ quản lý tài chính, tác động lên Đài Truyền hình Việt Nam, đồng thời Đài Truyền hình Việt Nam cũng có những công cụ riêng của mình tác động trực tiếp lên các bộ phận của mình. Hiện nay, hoạt động
tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam chủ yếu được quản lý thông qua công cụ pháp luật, cụ thể là các văn bản luật và văn bản dưới luật.
Quy chế quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam được xây dựng dựa trên những văn bản quy phạm pháp luật sau:
- Nghị định số 52/CP ngày 16/08/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Luật Ngân sách Nhà nước ban hành năm 2002.
- Quyết định số 87/2001/QĐ-TTg ngày 01/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm khoán thu, khoán chi tài chính đối với hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam.
- Nghị định số 10/2002/TT-BTC của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
- Quyết định số 999/TC-QĐ-CĐKT ban hành ngày 02/11/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành hệ thống chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
- Thông tư số 121/2002/TT-BTC ban hành ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.
Đài Truyền hình Việt Nam cũng đưa ra Quyết định số 97/2002 của Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam về việc ban hành Quy chế quản lý tài chình của Đài Truyền hình Việt Nam để cụ thể hoá những văn bản trên đối với hoạt động quản lý tài chính của từng đơn vị trực thuộc.
Ngoài ra, mọi hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam còn được định hướng thông qua công cụ chính sách của Nhà nước như chính sách giáo dục, chính sách đảm bảo xã hội, chính sách văn hoá…
3. Bộ máy quản lý tài chính
Đài Truyền hình Việt Nam là đơn vị chủ quản ngân sách. Ban Tài chính-kế toán có trách nhiệm tham mưu tổng hợp về quản lý tài chính, giúp Tổng Giám đốc điều hành, quản lý hoạt động tài chính của Đài theo đúng quy định của Nhà nước. Trách nhiệm của các đơn vị được quy định rõ như sau:
- Thủ trưởng và kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc Đài chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và các cơ quan quản lý Nhà nước về mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị mình.
- Các đơn vị phải chấp hành sự kiểm tra và hướng dẫn của Ban Tài chính Kế toán trong việc xây dựng, thực hiện dự toán ngân sách; hạch toán kế toán trong phạm vi dự toán được phê duyệt, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo các văn bản của Nhà nước và của Đài Truyền hình Việt Nam quy định.
- Ban Tài chính Kế toán có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động tài chính của các đơn vị theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và Quy chế hoạt động đã được Tổng Giám đốc ban hành.
4. Cơ chế quản lý tài chính của Nhà nước đối với hoạt động truyền hình tại Đài Truyền hình Việt Nam