- Về hệ thống tài khoản.
3.2.4/ Về hạch toán các khoản phải thu khách hàng.
Để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, Công ty nên thực hiện thường xuyên hơn chiết khấu thanh toán với khách hàng đồng thời nên tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay. Đối với một số trường hợp để tránh rủi ro khi không thu được nợ của khách hàng, cuối niên độ kế toán Công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi được xác định theo một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp kinh nghiệm: Đây là phương pháp mang tính định tính cao, trên cơ sở phân tích tính chất các khoản phải thu và dựa vào hoạt động kinh nghiệm nhiều năm, kế toán ước tính tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi trên doanh số bán hàng chưa thu được tiền hoặc trên tổng số các khoản phải thu hiện hành.
Số dự phòng cần lập cho năm tới = (Tổng doanh số bán chịu) x (tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính)
Phương pháp xác định dựa vào thời gian quá hạn thực tế: Cuối kỳ Công ty rà soát lại các khoản phải thu quá hạn, phân tích khả năng thanh toán của khách hàng, lập bảng phân tích các khoản phải thu theo thời gian. Kế toán ước tính tỷ lệ phải thu khó đòi dựa trên thời gian quá hạn, nếu khoản nợ quá hạn càng lâu thì tỷ lệ phải thu khó đòi càng lớn và lập bảng ước tính các khoản phải thu khó đòi.
Số dự phòng cần lập cho khách hàng i = (Số nợ phải thu của khách hàng i) x (Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng i)
Trình tự hạch toán:
Cuối niên độ kế toán, nếu số dự phòng cần lập < số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi còn lại:
Nợ TK139
Có TK642
Ngược lại nếu số dự phòng > số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành trích lập bổ sung. Đồng thời kế toán tiếp tục tính và xác định mức trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi ở niên độ kế toán sau.
Trong niên độ kế toán tiếp theo thu hồi hay xóa sổ các khoản nợ phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ đi số tiền đã thu, số thiệt hại còn lại sẽ được trừ vào dự phòng sau đó trừ tiếp vào chi phí quản lý.
Nợ TK 111,112
Nợ TK139: Trừ vào dự phòng
Nợ TK642: Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 131,138…Toàn bộ số nợ xóa sổ
Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng nhưng nay lại thu được thì kế toán hoàn nhập dự phòng đã lập:
Nợ TK139
Có TK642
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kin doanh của nền kinh tế thị trường như hiện nay để đứng vững và không ngừng phát triển là một vấn đề hết sức khó khăn đối
với mỗi doanh nghiệp. Kế toán với vai trò là công cụ quan trọng để quản lý kinh tế - tài chính cũng phải được thay đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới để giúp cho doanh nghiệp quản lý được tốt mọi hoạt động kinh doanh trong đó công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả tiêu thụ có một vị trí đặc biệt quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp thương mại. Vì vậy việc hoàn thiện quá trình hạch toán này là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty em đã đi sâu tìm hiểu về thực tế công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ qua đó thấy được những ưu điểm cũng như những tồn tại trong công tác tổ chức hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty.
Do còn nhiều thiếu sót nên các vấn đề đưa ra trong chuyên đề này chưa có tính khái quát cao, việc giải quyết chưa hẳn đã hoàn toàn thấu đáo. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp , chỉ bảo của các thầy cô giáo, các cán bộ trong Công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện.
Em xin trân thành cảm ơn TS Phan Trung Kiên và các anh chị phòng kế toán Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Ứng Dụng Việt Nam đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2012 Sinh viên